Tình trạng tiêu chảy khá phổ biến ở trẻ nhỏ và thường khỏi sau khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên chủ quan vì bệnh tiêu chảy có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nếu bé bị tiêu chảy uống thuốc gì để nhanh khỏi bệnh và làm thế nào để phòng ngừa tiêu chảy?
20/10/2021 | Chuyên gia giải đáp: Tiêu chảy uống nước dừa được không? 20/10/2021 | Tiêu chảy sốt nguy hiểm như thế nào? Làm sao để khắc phục hiệu quả? 20/10/2021 | Giải mã nguyên nhân gây ra tiêu chảy sốt ớn lạnh 19/10/2021 | Cần chú ý những gì nếu bị tiêu chảy khi mang thai?
1. Một số nguyên nhân gây ra tiêu chảy?
Tình trạng tiêu chảy thường xảy ra ở bé dưới 3 tuổi. Khi bị tiêu chảy, phân của bé thường lỏng và số lần đi tiêu trong ngày thường nhiều hơn 3 lần. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần chú ý, vì số lần đi ngoài ở mỗi bé có thể không giống nhau, tốt nhất là quan sát đặc điểm phân của bé.
Những dạng tiêu chảy thường gặp là tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và tiêu chảy có nhầy máu.
Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy ở trẻ:
- Yếu tố thời tiết: Bất cứ lúc nào, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy, tuy nhiên vào những ngày trời nóng và lạnh thì nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ sẽ cao hơn vì đây là những thời điểm mà các loại vi khuẩn, virus dễ dàng phát triển và gây bệnh, nhất là virus Rota.
- Mẹ không đảm bảo vệ sinh cho bé:
+ Đối với những trẻ bú bình: Nếu mẹ không đảm bảo vệ sinh sạch sẽ bình sữa của bé, thì rất có thể bé sẽ bị nhiễm khuẩn bệnh và bị tiêu chảy.
Nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy
+ Đối với trẻ đã bước sang giai đoạn ăn dặm: Ở thời điểm này, ngoài nguồn sữa mẹ, bé còn cần bổ sung nhiều loại thức ăn khác. Nếu không đảm bảo lựa chọn những thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ, không bảo quản thực phẩm, thức ăn ở nhiệt độ đạt chuẩn, không vệ sinh tay và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ trước khi nấu, trước khi cho trẻ ăn, không nấu chín đồ ăn cho trẻ, cho trẻ uống nước đã đun sôi nhưng để quá lâu, dùng nguồn nước nhiễm bẩn nấu ăn cho trẻ,… chính là những nguyên nhân khiến trẻ có nguy cơ cao bị tiêu chảy.
+ Chưa xử lý chất thải của bé đúng cách: Một số phụ huynh chủ quan cho rằng, phân của trẻ không giống như phân của người lớn nên xử lý phân chưa sạch, chưa đúng cách sau khi trẻ đi vệ sinh… thói quen này vô tình khiến con có nguy cơ nhiễm khuẩn và bị tiêu chảy.
2. Bé bị tiêu chảy uống thuốc gì?
Nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng và thắc mắc về việc bé bị tiêu chảy uống thuốc gì để nhanh cải thiện bệnh. Tùy vào mỗi trường hợp, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số loại thuốc thường dùng đối với những trường hợp trẻ bị tiêu chảy:
- Dung dịch bù nước và điện giải
Khi bị tiêu chảy, bé đi ngoài nhiều lần, phân lỏng vì thế có nguy cơ mất nước nghiêm trọng. Để cải thiện tình trạng này, các bác sĩ thường chỉ định cho trẻ uống một số dung dịch bù nước và điện giải phổ biến như Oresol hay Hydrite.
Bù điện giải đúng cách để cải thiện tình trạng tiêu chảy
Cha mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ và tham khảo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất để lựa chọn liều dùng phù hợp với trẻ. Lưu ý, không tự ý tăng liều lượng thuốc, pha thuốc quá đặc hoặc pha quá loãng không đúng liều lượng sẽ khiến tình trạng của trẻ ngày càng nặng hơn, thậm chí là gây nên các biến chứng thần kinh nguy hiểm hoặc có thể ảnh hưởng tính mạng
Nếu dung dịch đã được pha quá 24 giờ thì không nên sử dụng mà hay pha dung dịch mới cho trẻ. Những trường hợp chống chỉ định với thuốc là giảm niệu, vô niệu, mất nước nghiêm trọng, tắc ruột, nôn kéo dài,…
- Thuốc hấp phụ và bao phủ niêm mạc ruột Smecta: Loại thuốc này có thể được chỉ định đối với những bệnh nhân bị tiêu chảy cấp, phù hợp với cả trẻ em và người lớn, nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi.
Trước khi sử dụng mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Trong một số trường hợp, các bác sĩ sẽ thay đổi liệu lượng thuốc để phù hợp với mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bé.
Cho trẻ uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Không nên cho bé sử dụng nếu mẫn cảm với các thành phần của thuốc. Loại thuốc này hiếm khi gây ra tác dụng phụ nhưng cha mẹ cũng nên lưu ý nếu con bị một số phản ứng phụ do thuốc như tình trạng viêm ngứa, phát ban, phù mạch,…
- Men vi sinh Probiotics: Probiotics là những vi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh, hạn chế sự sinh sôi phát triển của những vi khuẩn có hại vì thế rất có lợi cho đường ruột. Trong đó, 2 loại Probiotics được đánh giá tốt đó là:
Saccharomyces boulardii: Tác dụng của loại Probiotics này chính là tổng hợp vitamin nhóm B, kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Cần lưu ý, không trộn men vi sinh với thức ăn nóng, lạnh.
Lactobacillus acidophilus: Ngoài khả năng tổng hợp vitamin nhóm B cũng như kích thích hệ miễn dịch không đặc hiệu, Lactobacillus acidophilus còn giúp cân bằng vi khuẩn cộng sinh trong ruột. Loại men vi sinh này thường được chỉ định với những trẻ bị tiêu chảy do loạn khuẩn ruột.
Kịp thời đưa trẻ đi khám để được các bác sĩ điều trị sớm
Cha mẹ cần lưu ý không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Nếu tự ý sử dụng thuốc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Ngoài việc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống cho trẻ như cho trẻ ăn nhiều bữa, cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ tiêu, dễ hấp thu,... để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn tìm ra câu trả lời cho câu hỏi trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì. Nếu còn băn khoăn, thắc mắc hoặc muốn đặt lịch khám cho trẻ, bạn có thể liên hệ đến Tổng đài 1900 56 56 56, các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.