Khi bị tiêu chảy, người bệnh cần uống nhiều nước hơn để bổ sung lượng nước đã mất cho cơ thể. Một số người thắc mắc “bị tiêu chảy uống nước dừa được không”. Mời bạn cùng tham khảo thông tin về những tác dụng của nước dừa đối với người bệnh tiêu chảy trong bài viết dưới đây để có được câu trả lời chi tiết nhất.
19/10/2021 | Cần chú ý những gì nếu bị tiêu chảy khi mang thai? 18/10/2021 | Cần làm gì nếu mệt mỏi kèm tiêu chảy khi dùng thuốc điều trị HP 25/09/2021 | Bị tiêu chảy nhiều lần là do nguyên nhân gì và làm sao để hết? 26/07/2021 | Tiêu chảy ra phân màu đỏ có nguyên nhân chính do đâu?
1. Một số phương pháp xử trí khi bị tiêu chảy
1.1. Các triệu chứng của bệnh tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy, người bệnh thường đi ngoài nhiều hơn với tình trạng phân lỏng hơn rất nhiều.
Người bị tiêu chảy thường đi ngoài nhiều lần với hiện tượng phân lỏng
Bên cạnh đó, người bị tiêu chảy còn xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Đau âm ỉ hoặc đau quặn thắt ở bụng.
- Người bệnh bị buồn nôn, nôn.
- Chán ăn, ăn không ngon.
- Khát nước nhiều hơn.
- Đau nhức đầu.
- Có thể kèm theo sốt.
- Cơ thể bị mất nước với biểu hiện da khô, môi khô, lưỡi khô, những trường hợp mất nước nghiêm trọng, da còn mất khả năng đàn hồi.
- Trong phân có lẫn máu.
1.2. Phải làm sao khi bị tiêu chảy?
Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Tiêu chảy có thể là một bệnh nhưng cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý nguy hiểm. Trước hết cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh và từ đó, điều trị theo nguyên nhân mới có thể mang lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Nên uống nhiều nước khi bị tiêu chảy
Đối với những trường hợp bệnh nhẹ và không phải do bệnh lý nguy hiểm thì bệnh nhân có thể được chăm sóc tại nhà bằng một số biện pháp như sau:
- Uống nhiều nước hoặc bổ sung điện giải: Khi bị tiêu chảy, người bệnh sẽ đi ngoài nhiều lần dẫn tới mất nước và mệt mỏi. Chính vì thế, bệnh nhân cần uống nhiều nước hoặc bổ sung điện giải để bù lại lượng nước đã mất. Có thể uống nước đun sôi hoặc uống dung dịch oresol theo hướng dẫn in trên bao bì của nhà sản xuất.
- Nên bổ sung dưỡng chất cho cơ thể: Cần loại bỏ quan điểm cho rằng ăn uống nhiều hơn sẽ khiến bệnh nhân đi tiêu nhiều lần hơn. Ngược lại, đây là thời điểm cơ thể cần phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng để nhanh bù nước và nhanh hồi phục.
- Lưu ý tránh những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng, đồ ăn chế biến sẵn, chất kích thích,…
- Bổ sung men vi sinh: Bệnh nhân bị tiêu chảy cũng nên bổ sung thêm các loại men vi sinh từ các loại sữa chua và một số thực phẩm khác để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp người bệnh hồi phục tốt hơn và tránh nguy cơ nhiễm trùng.
- Tuy nhiên, nếu người bệnh đã được uống nhiều nước, bổ sung dinh dưỡng, uống dung dịch bù điện giải mà vẫn đi ngoài nhiều lần, đi ngoài phân lỏng hoặc có lẫn máu trong phân, kèm theo khô miệng, sốt cao, tiểu ít,… thì cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Nếu không khắc phục sớm tình trạng mất nước nghiêm trọng có thể khiến đe dọa tính mạng của người bệnh.
2. Bị tiêu chảy uống nước dừa được không?
Phương pháp điều trị tiêu chảy phổ biến nhất chính là bồi hoàn lượng nước đã mất để giúp cơ thể không bị mất quá nhiều nước dẫn đến suy kiệt và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vậy có thể bồi hoàn lượng nước đã mất bằng nước dừa được không hay bị tiêu chảy uống nước dừa được không chính là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân.
Nên uống nước dừa khi bị tiêu chảy
Câu trả lời là “có”. Khi bị tiêu chảy, bạn có thể uống nước dừa để bù nước cho cơ thể. Cụ thể nước dừa có thể mang lại những lợi ích như sau:
- Nước dừa rất giàu khoáng chất rất tốt với những bệnh nhân mắc tiêu chảy đang cần bổ sung nước.
- Nước dừa cũng giống như một loại dung dịch đẳng trương, rất giàu lượng điện giải, phù hợp với những trường hợp đang bị mất nước do tiêu chảy.
- Một số thành phần trong nước dừa cũng có khả năng loại bỏ các chất độc hại để giúp cơ thể được thanh lọc và phục hồi nhanh hơn.
- Trong nước dừa có chứa axit lauric. Khi uống nước dừa, những chất này đi vào cơ thể và chuyển hóa thành monolaurin có khả năng kháng virus, kháng khuẩn, chống lại ký sinh trùng rất tốt, đồng thời làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
- Nước dừa rất giàu vitamin và nhiều loại dưỡng chất khác, đặc biệt là nhiều kali giúp tăng cường sức khỏe cơ bắp, sức khỏe của tim mạch, hệ thần kinh và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Như vậy bạn đã có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi bị tiêu chảy uống nước dừa được không. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn cần chú ý những điều sau khi uống nước dừa nếu đang bị tiêu chảy:
- Không nên uống nước dừa khi đói vì có thể gây đau bụng và khiến người bệnh dễ bị ớn lạnh.
- Không nên uống liên tục mà hãy uống khoảng 2 đến 3 tiếng một lần.
- Trong nước dừa có chứa hàm lượng kali và glucose nhưng lại có chứa rất ít lượng clorua, chính vì thế, khi uống nước dừa bạn hãy nhớ cho thêm chút muối để bù nước và bổ sung điện giải cho cơ thể một cách tốt nhất.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về dạ dày cũng có thể sử dụng phương pháp uống nước dừa khi bị tiêu chảy. Nước dừa không những ngọt thơm, dễ uống mà còn có thể giúp làm dịu niêm mạc dạ dày của người bệnh, giảm lượng axit trong dạ dày và có thể giúp bệnh nhân hạn chế những nguy cơ biến chứng của bệnh dạ dày.
Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện cần đi khám sớm để được bác sĩ điều trị
- Nước dừa được đánh giá là an toàn đối với nhiều đối tượng, thậm chí an toàn với cả những đối tượng dễ nhạy cảm như trẻ em, người già bị tiêu chảy, phụ nữ mang thai.
Vì thế, hãy bổ sung nước dừa đúng cách để giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục khi bị tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nếu chủ quan, không điều trị bệnh kịp thời, tiêu chảy có thể dẫn đến nguy cơ mất nước nghiêm trọng, suy thận cấp và thậm chí gây nguy cơ tử vong.
Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh hoặc đăng ký khám sớm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.