Viêm gan E là một trong các dạng viêm gan siêu vi tuy nhiên lại có ít người biết đến. So với nhiều bệnh viêm gan khác thì bệnh lý này không nguy hiểm bằng nhưng khi đã biến chứng thì nó lại gây ra những hậu quả vô cùng nguy hại. Chính vì thế mà nhiều người băn khoăn không biết liệu viêm gan E có lây qua đường gì không và bài viết dưới đây sẽ giải đáp về điều ấy.
27/06/2021 | Bệnh viêm gan E - những điều bạn còn chưa biết đến 06/05/2020 | Xét nghiệm HEV trong chẩn đoán bệnh viêm gan E 10/01/2020 | Cẩm nang từ A đến Z về bệnh viêm gan E
1. Những điều cần nhớ về bệnh viêm gan E
1.1. Nguyên nhân gây ra và những đối tượng dễ bị viêm gan E
Viêm gan E là một dạng bệnh viêm gan virus do Hepatitis E Virus gây ra. Loại virus này được tìm thấy trong một đại dịch ở New Delhi, Ấn Độ vào năm 1955. Đến nay bệnh đã lan truyền đến nhiều nước trên thế giới nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất ở những nước vùng nhiệt đới, chậm phát triển và thường xuyên có mưa lũ hoặc vệ sinh môi trường kém.
Môi trường vệ sinh kém là một trong các yếu tố thuận lợi để lây nhiễm viêm gan E
Virus gây bệnh viêm gan E có ít nhất 4 loại khác nhau mang các kiểu gen lần lượt là 1, 2, 3 và 4. Trong số đó, gen 1 và 2 là loại tìm thấy ở người còn 3 và 4 là ở động vật.
Các đối tượng sau được xem là có nguy cơ cao đối với bệnh lý này:
- Người trong độ tuổi 15 - 44.
- Phụ nữ mang thai.
- Người đã đến vùng có dịch viêm gan E.
1.2. Những triệu chứng thường gặp ở người bị viêm gan E
Người bị viêm gan E có các triệu chứng tương đối giống với viêm gan do virus A, B, C, D:
- Giai đoạn bệnh khởi phát
Thời kỳ này hầu hết bệnh nhân có hiện tượng mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, sốt nhẹ,... nhưng triệu chứng lại giống với cảm cúm nên dễ bị cho qua.
- Giai đoạn toàn phát
Đây là lúc bệnh bước vào giai đoạn mãn tính nên các triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn:
+ Hạ sườn phải và xương khớp đau nhức.
+ Cân nặng giảm sút nhanh chóng.
+ Đi tiểu thấy nước sẫm màu.
+ Lòng trắng mắt, da có màu vàng.
+ Phân có màu bạc trắng.
Người bị viêm gan E có triệu chứng điển hình là vàng da, vàng mắt
Với những bệnh nhân phát hiện viêm gan E qua siêu âm sẽ thấy sự gia tăng sắc tố mật trong máu và tăng men gan. Trường hợp bệnh đã ở giai đoạn toàn phát thì đường mật ở gan giãn ra, gan to.
2. Lời giải cho băn khoăn viêm gan E có lây qua đường gì hay không
Cũng giống như băn khoăn về các bệnh viêm gan siêu vi khác, viêm gan E có lây qua đường gì không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Về cơ bản, đây là bệnh lý có khả năng lây lan và con đường lây nhiễm chủ yếu là đường miệng và phân.
Virus viêm gan E được đào thải qua đường phân ở động vật hoặc người bị nhiễm bệnh này rồi theo đường ăn uống từ thực phẩm chứa mầm bệnh không được nấu chín để lây cho người bình thường. Ngoài ra, một số con đường lây khác có tỷ lệ thấp hơn là:
- Truyền máu hoặc chế phẩm máu của người bị viêm gan B cho người không bị viêm gan E.
- Mẹ lây cho con khi mang thai.
Bác sĩ giải đáp cụ thể với người bệnh về băn khoăn viêm gan E có lây qua đường gì không
Như vậy là có thể thấy rất rõ viêm gan E có lây qua đường gì hay không rồi và những khu vực có môi trường, nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm hay vệ sinh kém sẽ là nơi có nguy cơ cao đối với bệnh lý này vì chúng cung cấp điều kiện thuận lợi cho sự lây lan virus viêm gan E.
Một điều đáng lưu ý nữa là 1 tuần trước khi khởi phát bệnh và khoảng 30 ngày sau khi bị vàng da, người bị nhiễm virus viêm gan E có thể bài tiết virus trong phân từ đó làm lây lan chúng cho người khác. Do bản thân loại virus này có khả năng lây qua đường ăn uống nên sống chung với người bị viêm gan E thì nguy cơ lây bệnh cũng tương đối cao. Ngoài ra, bản thân động vật cũng có khả năng làm lây nhiễm virus nên khi ăn thịt hay các chế phẩm từ thịt nhiễm virus này thì cũng có thể lây bệnh.
3. Phòng tránh bệnh viêm gan E lây lan bằng cách nào
Mặc dù viêm gan E có lây truyền nhưng lại có khả năng tự khỏi sau khoảng 2 - 6 tuần, hiếm khi chuyển biến mãn tính. Điều đáng lưu ý là bệnh lý này một khi đã chuyển sang mãn tính thì lại dễ thành ác tính, tàn phá gan rất nhanh. Khi ấy, nếu không nhanh chóng loại bỏ virus gây bệnh ra khỏi cơ thể thì chúng sẽ sinh sôi cực nhanh, làm kích hoạt quá mức sự hoạt động của tế bào Kupffer và khiến chúng phóng thích ra các chất gây tổn thương nghiêm trọng đến tế bào gan, sinh ra xơ gan và nặng nhất là ung thư gan.
Hiện nay vẫn chưa có vacxin phòng ngừa viêm gan E nên khi đã biết viêm gan E có lây qua đường gì không và con đường lây nhiễm bệnh rồi thì mỗi người trong chúng ta có thể chủ động phòng tránh bệnh bằng cách:
- Luôn giữ gìn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống thật sạch sẽ.
- Có hệ thống xử lý rác thải đảm bảo quy định về an toàn vệ sinh môi trường.
- Tránh những nguồn thực phẩm gây hại cho gan và chất kích thích, chất có cồn.
- Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hay sau khi chế biến thực phẩm luôn luôn nhớ rửa tay thật sạch.
- Giữ nguyên tắc ăn chín, uống sôi.
- Uống nước đóng chai nếu phải đi đến nơi có môi trường sống không đảm bảo vệ sinh.
- Dù sử dụng bất kỳ loại thuốc đào thải ở gan nào cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
- Khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 - 2 lần để sớm phát hiện các bệnh lý về gan, có hướng điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng không đáng có.
- Thăm khám bác sĩ chuyên khoa ngay khi có hiện tượng vàng mắt, vàng da hay có bất thường về sức khỏe.
Do thói quen ăn uống, vấn đề vệ sinh ở nhiều vùng còn không đảm bảo nên nước ta vẫn có tỷ lệ người bị viêm gan E tương đối cao. Thêm vào đó, vacxin phòng ngừa bệnh lại chưa có. Vì thế chủ động nắm bắt các biện pháp phòng ngừa bệnh trên đây là vô cùng cần thiết trong việc giữ an toàn cho sức khỏe của mỗi cá nhân và cộng đồng.
Nếu bạn đang có triệu chứng nghi ngờ viêm gan E, đừng chần chừ liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để chia sẻ về hiện tượng mình gặp phải, băn khoăn mình đang có. Tại đây, bạn sẽ được những chuyên viên y tế giàu kinh nghiệm, chuyên môn được đào tạo bài bản của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn cụ thể, đưa ra những định hướng đúng đắn để bạn biết cách xử trí an toàn cho sức khỏe.