Viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) gây ra các dấu hiệu rất giống với cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do phản ứng dị ứng của cơ thể với các tác nhân như lông động vật, phấn hoa,... Để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, cần tránh tiếp xúc với dị nguyên, dùng thuốc cũng như các biện pháp khắc phục tại nhà.
17/07/2021 | Những điều cần biết về tình trạng sốt cỏ khô - viêm mũi dị ứng 08/07/2021 | Viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị 03/06/2021 | Triệu chứng thường gặp và biến chứng viêm mũi họng cấp
1. Bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân chính dẫn đến viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng là do khi tiếp xúc với các dị nguyên, cơ thể sẽ sản xuất ra histamin - chất trung gian hóa học được tạo ra do phản ứng dị ứng của cơ thể với các kháng nguyên, kháng sinh tự nhiên của cơ thể. Histamin gây ra các phản ứng nội môi tại niêm mạc đường hô hấp trên, khiến cho niêm mạc vùng này tăng tiết chất nhầy, cũng là một lớp bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Viêm mũi dị ứng (allergic rhinitis) gây ra các dấu hiệu rất giống với cảm cúm
Các dị nguyên gây viêm mũi dị ứng thường gặp là:
-
Phấn hoa, lông chó mèo, các loại hóa chất, khói thuốc lá,...
-
Các thực phẩm như tôm, cua, nhộng,...
-
Các thuốc gây mê, kháng sinh,...
Ngoài ra, tiền sử gia đình có người bị dị ứng, hen cũng là yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm mũi dị ứng.
2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng điển hình nhất
Triệu chứng viêm mũi dị ứng có thể khác nhau ở mỗi người. Dưới đây là 5 dấu hiệu thường gặp nhất:
- Hắt hơi: Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ hắt hơi liên tục, nhất là vào sáng sớm, khi thay đổi thời tiết hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên.
- Chảy nước mũi: Mũi của người bệnh sẽ chảy dịch nhiều, dịch có màu trắng đục và có thể có mùi hôi.
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh sẽ hắt hơi liên tục, nhất là vào sáng sớm hoặc khi tiếp xúc với dị nguyên
- Mũi có cảm giác ngứa ngáy: Mũi sẽ bị ngứa từ vài giờ đến vài ngày.
- Mũi bị nghẹt: Nhiều bệnh nhân cũng xuất hiện tình trạng nghẹt mũi, nhất là khi ngủ dẫn đến tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Ù tai: Dịch ở mũi có thể tràn qua các lỗ thông nhau để lên tai, gây suy giảm thích lực, ù tai,...
3. Những biến chứng nguy hiểm của viêm mũi dị ứng
Sức khỏe của người bệnh có thể bị ảnh hưởng nếu viêm mũi dị ứng không được xử lý đúng cách, kịp thời. Các vấn đề sức khỏe thường gặp khi viêm mũi dị ứng kéo dài là:
Viêm tai giữa, viêm họng: Do viêm mũi dị ứng khiến người bệnh bị nghẹt mũi, phải thở bằng miệng, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây bệnh viêm họng, viêm tai,...
Viêm xoang: Khi bị viêm mũi dị ứng, dịch mũi nếu để ứ đọng quá lâu ở khoang mũi sẽ tạo thành các ổ viêm, lâu dần sẽ tiến triển thành viêm xoang.
Hen suyễn: nếu để viêm mũi dị ứng kéo dài thì nguy cơ người bệnh bị hen sẽ cao hơn các đối tượng khác.
Suy giảm thị lực: người bệnh không chỉ cảm thấy ngứa mũi mà còn thấy ngứa cả mắt nếu bị viêm mũi dị ứng. Một số dấu hiệu khác ở mắt như đỏ mắt, chảy nước mắt làm ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh.
Viêm mũi dị ứng cũng có thể gây suy giảm thị lực ở người bệnh
4. Bác sĩ chỉ rõ phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Tốt nhất, người bệnh cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả, cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như dùng thuốc, liệu pháp miễn dịch và chế độ ăn uống.
4.1. Dùng thuốc
Nhóm thuốc thường dùng là các thuốc kháng histamin để điều trị tình trạng dị ứng của cơ thể. Việc sử dụng thuốc cụ thể nào sẽ do bác sĩ chỉ định tùy vào từng bệnh nhân.
Nếu bạn có các bệnh lý như bệnh tim, mất ngủ, huyết áp cao hoặc các bệnh lý khác, cần trao đổi với bác sĩ để tránh các tác dụng phụ khi sử dụng thuốc.
Nhóm thuốc thường dùng là các thuốc kháng histamin để điều trị tình trạng dị ứng của cơ thể
4.2. Tránh các tác nhân gây dị ứng
Có thể bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm để tìm ra dị nguyên gây dị ứng. Khi tìm ra dị nguyên, bạn cần tránh xa các các yếu tố đó để tránh tình trạng viêm mũi dị ứng xảy ra.
4.3. Liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp này là phương pháp tăng dần sự hấp thụ của cơ thể với dị nguyên. Mục tiêu là đạt được giải mẫn cảm, tức giảm triệu chứng của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên.
4.4. Phẫu thuật
Nếu viêm mũi dị ứng khiến mũi bị polyp hoặc một số tổn thương không thể hồi phục thì bác sĩ sẽ xem xét phương pháp điều trị phẫu thuật.
4.4. Chế độ dinh dưỡng
Kết hợp việc dùng thuốc với các thực phẩm một cách khoa học sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Các thực phẩm tốt cho người bị viêm mũi dị ứng là:
Thực phẩm giàu vitamin C
Một trong các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể là vitamin C. Bạn có thể tìm thấy hàm lượng vitamin C rất cao trong các loại quả họ cam, quýt.
Một trong các dưỡng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể là vitamin C
Thực phẩm giàu omega-3
Các thực phẩm giàu omega-3 như cá ngừ, cá hồi, cá nục,... có tác dụng ngăn ngừa hiệu quả các triệu chứng sưng tấm ở đường hô hấp.
Thực phẩm có tính ấm
Các gia vị có tính ấm như gừng, tỏi, hành,... đều chứa các kháng sinh tự nhiên, giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả.
Việc duy trì một chế độ ăn uống khoa học, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định điều trị của bác sĩ sẽ giúp bệnh nhân sớm đẩy lùi căn bệnh viêm mũi dị ứng khó chịu.
Chuyên khoa Tai - Mũi - Họng, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế uy tín trong thăm khám và điều trị các bệnh lý về tai mũi họng thường gặp. Với đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề, cùng cơ sở vật chất hiện đại, bệnh nhân sẽ được tiếp cận với các phương pháp điều trị tiên tiến, tối ưu nhất.
Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân, bệnh viện hiện cho áp dụng bảo lãnh viện phí bằng thẻ bảo hiểm. Bên cạnh đó, mọi chi phí khám chữa bệnh đều được công khai, niêm yết giá để người bệnh hoàn toàn yên tâm cân đối tài chính.
Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.