Viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị | Medlatec

Viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân dấu hiệu cách điều trị

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì thế dễ chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn, đặc biệt là bệnh đường hô hấp như viêm mũi cấp. Tuy viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý nặng song nếu không điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nặng gây viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang, viêm đường hô hấp dưới,…


03/06/2021 | Viêm mũi họng cấp ở trẻ em - cách chăm sóc trẻ đúng khoa học
08/05/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng đúng khoa học
17/04/2021 | Chuyên gia chỉ cách chấm dứt phiền toái do viêm mũi họng mạn tính

1. Phát hiện sớm viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh

Viêm mũi cấp là bệnh lý viêm đường hô hấp khá thường gặp, xảy ra ở cả trẻ sơ sinh lẫn người trưởng thành song bệnh ở trẻ sơ sinh thường nghiêm trọng hơn.

viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh dễ bị viêm mũi cấp do miễn dịch còn yếu

Tác nhân gây bệnh rất đa dạng, thường gặp nhất là:

  • Virus đường hô hấp như: Adenovirus, Rhinovirus,…

  • Bội nhiễm vi khuẩn liên cầu, tụ cầu, phế cầu, nguy hiểm nhất là bội nhiễm liên cầu beta tan huyết nhóm A.

Thông thường, trẻ bị viêm mũi cấp do virus đường hô hấp trước, sau đó kết hợp với sức đề kháng yếu, trẻ tiếp tục bội nhiễm sẽ gặp phải nhiều biến chứng sức khỏe nguy hiểm. Bệnh viêm mũi cấp khởi phát có tính chất theo mùa, đặc biệt là thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nắng sáng mưa, gió lạnh hoặc khí hậu ẩm ướt.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng dễ bị viêm mũi cấp hơn nếu: thay đổi nhiệt độ đột ngột do tắm lạnh, bật điều hòa khi trẻ ngủ, trẻ hít khói thuốc, khói bụi nhiều từ môi trường,… Triệu chứng khi mắc bệnh khá rầm rộ, vì thế nếu lưu ý quan sát cha mẹ sẽ phát hiện sớm được tình trạng trẻ bị viêm mũi cấp, cụ thể:

  • Trẻ bị ngạt mũi, hắt hơi, đau họng, chảy nước mũi và ho. Thường 1 - 2 ngày đầu trẻ bị ho khan, sau đó ho có đờm.

Chảy dịch mũi là dấu hiệu viêm mũi cấp đầu tiên

Chảy dịch mũi là dấu hiệu viêm mũi cấp đầu tiên

  • Trẻ có thể sốt từ 38 - 39 độ C.

  • Trẻ bị chảy nước mũi, ban đầu là dịch mũi trong sau đó mới chuyển đậm màu vàng hoặc xanh do nhiễm trùng thứ phát.

  • Trẻ thường há miệng để thở do dịch mũi chặn đường hô hấp.

  • Có thể đi kèm theo nôn mửa, đi ngoài phân lỏng,…

Nhìn chung, viêm mũi cấp là bệnh viêm đường hô hấp nhẹ, dù ở trẻ sơ sinh thường gặp song khi chăm sóc, điều trị tốt thì triệu chứng sẽ nhanh chóng cải thiện. Cần cẩn thận nếu triệu chứng viêm mũi cấp tiến triển nặng, đặc biệt do liên cầu tan huyết nhóm A trẻ cần được điều trị và theo dõi cẩn thận, tránh biến chứng nặng như: viêm cơ tim, viêm khớp, viêm cầu thận cấp,…

2. Chăm sóc và điều trị viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Việc chăm sóc cho trẻ bị viêm mũi cấp rất quan trọng để giúp cải thiện triệu chứng, ngăn ngừa tiến triển nặng và biến chứng. Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp:

  • Dùng khăn giấy mềm lau dịch mũi lỏng thường xuyên chảy ra ngoài, chỉ dùng một lần để tránh vi khuẩn sót lại quay ngược lại gây viêm nhiễm.

Nên vệ sinh mũi cho trẻ để loại bỏ dịch mũi

Nên vệ sinh mũi cho trẻ để loại bỏ dịch mũi

  • Dùng nước muối sinh lý làm loãng và làm sạch dịch mũi đặc, có thể hướng dẫn trẻ xì ra hoặc dùng dụng cụ hút mũi chuyên dùng, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.

  • Tuyệt đối không dùng miệng để hút dịch mũi khiến trẻ sơ sinh khó thở, ngạt thở vì dễ gây nhiễm trùng nặng khi vi khuẩn từ miệng người lớn xâm nhập vào đường hô hấp của trẻ.

  • Cho trẻ bú nhiều lần trong ngày để trẻ bú được nhiều sữa hơn, hạn chế nôn trớ.

Đa phần nếu triệu chứng viêm mũi cấp ở trẻ sơ sinh không nặng, sau một vài ngày triệu chứng sẽ dần thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên không nên chủ quan khi trẻ mắc bệnh, đặc biệt là đi kèm với triệu chứng sốt cao trên 38.5 độ C, thở nhanh, ho nhiều,… Cần liên tục theo dõi triệu chứng bệnh ở trẻ, nếu bất thường cần sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị.

Một số thuốc có thể chỉ định dùng cho trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp bao gồm:

  • Paracetamol: Đây là thuốc hạ sốt, giảm đau, với trẻ sơ sinh cần dùng đúng liều 10 - 15 mg/kg mỗi lần dùng.

  • Dùng siro ho hoặc ngậm nước muối để giảm đau rát cổ họng, giảm ho. Tuy nhiên, chỉ dùng khi có chỉ định của bác sĩ.

  • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng, thường là nhiễm trùng thứ phát sau viêm mũi cấp, có thể xem xét dùng kháng sinh với liều phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ, các loại thuốc này sẽ cải thiện triệu chứng bệnh nhanh chóng. Song cha mẹ không nên chủ quan, cần điều trị và chăm sóc bệnh triệt để, tránh kéo dài dai dẳng và tái phát nhiều lần ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ.

Có thể cần dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng

Có thể cần dùng kháng sinh nếu có dấu hiệu nhiễm trùng

3. Làm gì để phòng ngừa trẻ sơ sinh bị viêm mũi cấp?

Cơ thể yếu ớt của trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm lạnh, đặc biệt là cơ quan hô hấp trên nên việc chăm sóc, giữ ấm là cần thiết để phòng ngừa viêm mũi cấp.

Giữ ấm cho trẻ

Những vùng nên giữ ấm cho trẻ sơ sinh để tránh nhiễm lạnh gồm: cổ, gan bàn chân, ngực,…

Tăng cường dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh nên được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau khi sinh để có được nhận đầy đủ kháng thể từ mẹ cũng như đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe tốt nhất.

Vệ sinh mũi và miệng cho trẻ 

Có thể dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch vệ sinh miệng cho trẻ thường xuyên, đồng thời nhỏ làm sạch mũi.

Hạn chế trẻ tiếp xúc với người lớn mắc bệnh

Tác nhân gây bệnh dễ dàng lây lan từ người bệnh sang trẻ sơ sinh, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Vì thế nên để trẻ hạn chế đến nơi đông người khi trong mùa dịch, hạn chế hoạt động hôn, tiếp xúc gần với trẻ.

 Hành động hôn từ người lớn có thể gây lây nhiễm bệnh đường hô hấp

 Hành động hôn từ người lớn có thể gây lây nhiễm bệnh đường hô hấp

Giữ gìn vệ sinh môi trường sống

Môi trường sống có nhiều khói thuốc lá, khói bụi, hóa chất, ẩm mốc,… là yếu tố khiến trẻ dễ bị viêm mũi cấp cũng như các bệnh đường hô hấp khác.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp