Thoái hóa khớp là căn bệnh có thể dẫn đến suy giảm chức năng vận động, thậm chí gây bại liệt, tàn phế, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh. Điều đáng lo ngại là số ca mắc bệnh ngày đang ngày càng tăng nhanh, nhiều trường hợp bệnh nhân là người trẻ tuổi. Dưới đây là 6 nguyên nhân thoái hóa khớp bạn nên biết để có thể phòng tránh bệnh hiệu quả.
09/01/2022 | Hỏi đáp: Đau đầu gối có phải là thoái hóa khớp gối không? 06/01/2022 | Triệu chứng của thoái hóa khớp mùa lạnh và phương pháp điều trị 16/12/2021 | Các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay là gì? 24/11/2021 | Chế độ dinh dưỡng cho người bị viêm thoái hóa khớp ngón tay
1. 6 nguyên nhân thoái hóa khớp phổ biến nhất
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này, nhưng 6 nguyên nhân thoái hóa khớp dưới đây được đánh giá là phổ biến nhất:
Hệ thống xương khớp cũng giống như các cơ quan trong cơ thể, sẽ bị lão hóa tự nhiên theo thời gian. Càng lớn tuổi thì nguy cơ thoái hóa khớp sẽ càng tăng. Lúc này, sụn khớp sẽ yếu đi và tăng nguy cơ sưng, viêm khớp.
Lão hóa là nguyên nhân thoái hóa khớp phổ biến
Theo các chuyên gia, những trường hợp từ 50 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ cao với tình trạng thoái hóa khớp, đặc biệt là đối với nữ giới. Từ độ tuổi 65 trở đi, tình trạng thoái hóa khớp sẽ diễn ra nhanh chóng hơn và thường xảy ra ở khớp gối, khớp bàn tay,…
Với những đối tượng thường xuyên phải lao động nặng, lao động quá sức, chẳng hạn như mang vác vật nặng,… hệ thống xương khớp của họ phải liên tục chịu những áp lực quá lớn và dễ bị tổn thương, đồng thời tăng nguy cơ thoái hóa các khớp.
Trẻ em phải lao động nặng quá sớm, khi hệ thống xương đang trong giai đoạn phát triển, có thể ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển hệ xương khớp. Trong tương lai, các em có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng thoái hóa xương khớp từ rất sớm.
Ngoài ra, tư thế sinh hoạt và lao động cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp. Chạy nhảy quá nhiều, ngồi làm việc hay học tập sai tư thế trong suốt một thời gian dài, ngồi hay đứng quá lâu mà không thay đổi tư thế cũng có thể gây áp lực lên các khớp và dễ dẫn đến thoái hóa khớp, nhất là đối với nhân viên văn phòng hay công nhân xưởng máy,…
Tai nạn giao thông, tai nạn trong lao động hay chơi thể thao với cường độ mạnh,… có thể gây ra những áp lực lớn lên các khớp, gây viêm và sưng khớp. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Đây chính là một trong những nguyên nhân thoái hóa khớp khá phổ biến.
Tình trạng thừa cân, béo phì có thể gây ra nhiều loại bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Đặc biệt, tình trạng này có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống xương khớp, khiến cho hệ thống xương khớp phải chịu áp lực rất lớn và rất dễ bị tổn thương. Trong sinh hoạt hay trong lao động, vấn đề này lại càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Tăng nguy cơ thoái hóa khớp do béo phì
Nếu bố mẹ mắc phải các bệnh về xương khớp thì con cái cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Trên thực tế nhiều trường hợp cũng mắc thoái hóa khớp do tổn thương xương và sụn bẩm sinh.
Cơ thể cần được cung cấp đủ canxi và vitamin D để đảm bảo hệ thống xương luôn chắc khỏe. Những trường hợp không cung cấp đủ những dưỡng chất quan trọng này sẽ có nguy cơ cao phải đối mặt với tình trạng loãng xương, thoái hóa khớp và một số bệnh lý về xương khớp khác.
Ngoài ra, thường xuyên sử dụng chất kích thích, uống bia rượu, hút thuốc lá cũng là nguyên nhân khiến cho xương khớp yếu dần, tăng nguy cơ thoái hóa. Bên cạnh đó, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa nhiều chất béo, dầu mỡ cũng có thể gây tăng cân và gây hại cho xương khớp.
2. Những cách phòng ngừa thoái hóa khớp đơn giản và hiệu quả
Bệnh thoái hóa khớp không trực tiếp đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm suy giảm chức năng vận động, gây ra những cơn đau nhức khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Do đó, mỗi chúng ta, đặc biệt là những người trẻ nên có ý thức phòng ngừa bệnh bằng cách thay đổi, điều chỉnh thói quen sống. Dưới đây là một số gợi ý về các phương pháp phòng bệnh hiệu quả mà đơn giản, dễ thực hiện:
Tập luyện để giảm nguy cơ thoái hóa khớp
- Tăng cường vận động: Vận động thường xuyên là cách giúp cơ thể bạn được dẻo dai hơn, hệ thống cơ bắp săn chắc và xương khớp cũng chắc khỏe hơn. Vận động khoa học cũng là cách giúp tăng tiết dịch nhầy ở các khớp, giúp các khớp linh hoạt hơn. Bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp lưu thông khí huyết, tốt cho toàn bộ các cơ quan trong cơ thể. Các bài tập thể dục với cường độ vừa phải cũng giúp bạn thư giãn, tinh thần vui vẻ, tích cực hơn rất nhiều.
- Duy trì trọng lượng cơ thể: Cân nặng ở mức vừa phải không chỉ giúp bạn tự tin hơn bởi vóc dáng cân đối mà còn là yếu tố quan trọng để phòng ngừa bệnh tật. Đặc biệt, giúp phòng ngừa tình trạng quá tải đối với hệ thống xương khớp.
- Trong sinh hoạt và lao động, nên hạn chế bê vác nặng hay làm việc không đúng tư thế để bảo vệ xương khớp, giảm nguy cơ thoái hóa khớp. Không nên ngồi hay đứng qua lâu.
Phòng ngừa các bệnh xương khớp bằng chế độ ăn khoa học
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý. Đặc biệt bổ sung canxi, các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin, omega -3. Đồng thời loại bỏ rượu bia, thói quen hút thuốc và thói quen sử dụng các chất kích thích.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân thoái hóa khớp và cách phòng bệnh hiệu quả. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, bạn có thể gọi đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56, các tổng đài viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn.