Viêm thoái hóa khớp ngón tay là bệnh lý về xương khớp khá phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lý này là gì? Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng ra sao khi bị thoái hóa khớp ngón tay. Xem ngay bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!
28/09/2021 | Góc giải đáp: Người bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? 28/09/2021 | Cách lựa chọn gậy cho người bị thoái hóa khớp gối bạn đã biết chưa? 20/08/2021 | Bác sĩ chỉ cách phân biệt thoái hóa khớp gối và loãng xương
1. Viêm thoái hóa khớp ngón tay là như thế nào?
Viêm thoái hóa khớp ngón tay là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ ngón tay nào của người bệnh. Bệnh lý xảy ra khi sụn nằm tại các xương hình thành khớp tay có tình trạng bị thoái hóa hoặc mòn đi, giảm chất lượng đáng kể.
Khi người bệnh vận động, các khớp ở ngón tay chà sát sát với nhau, có thể gây đau và tổn thương khớp. Nếu kéo dài, các tổn thương khớp có thể phát triển gai xương hoặc các khối gồ bất thường tại khớp ngón tay.
Viêm thoái hóa khớp ngón tay thường diễn biến chậm, xảy ra trong nhiều năm. Trong giai đoạn đầu thường gây ra các cơn đau nhẹ, sau đó cơn đau tăng dần và gây khó khăn cho vận động của tay.
Viêm thoái hóa tại khớp ngón tay là bệnh lý xương khớp phổ biển với người cao tuổi
2. Các nguyên nhân gây ra viêm thoái hóa tại các khớp ngón tay
Viêm thoái hóa tại khớp ngón tay được gây ra bởi 2 nguyên nhân chính là:
Lão hóa
Nguyên nhân này phổ biến hơn cả với người cao tuổi. Theo thời gian, sức khỏe xương khớp có xu hướng giảm mạnh. Các mô sụn khớp cũng dần bị mòn đi, giảm độ linh hoạt nhanh chóng. Lúc này, người bệnh không chỉ có nguy cơ bị viêm thoái hóa khớp ngón tay mà còn phải đối mặt với nhiều bệnh lý xương khớp khác như thoái hóa khớp gối, loãng xương, thoái hóa đốt sống,…
Chấn thương về xương khớp
Các chấn thương về xương khớp mà người bệnh gặp phải trước đó như gãy xương, bong gân, chệch khớp nặng,… cũng có thể là ảnh hưởng tới sụn khớp. Trong các trường hợp tác động mạnh, hoạt động của khớp và sụn dễ bị thay đổi hoặc gây đè ném làm phá hủy sụn khớp.
Sụn khớp khi không được phục hồi, các tổn thương ngày càng kéo dài khiến tình trạng thoái hóa khớp ngón tay xuất hiện và tiến triển âm thầm.
Ngoài ra, các đối tượng dưới đây cũng sẽ có nguy cơ mắc viêm thoái hóa khớp ngón tay cao hơn là:
-
Người trên 40 tuổi.
-
Nữ giới có tỷ lệ mắc bệnh lý cao hơn so với nam giới.
-
Người bị béo phì.
-
Người mắc phải các bệnh lý di truyền hoặc sở hữu các gen xấu đối với cơ, xương, khớp.
-
Người bị thay đổi cấu trúc hay chức năng của sụn do ảnh hưởng của các bệnh lý khác.
-
Người thường xuyên vận động, hoặc làm việc với cường độ tạo áp lực cao lên tay.
Người béo phì có nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay cao hơn bình thường
3. Triệu chứng của thoái hóa khớp ngón tay
Khi bị viêm thoái hóa các đốt ngón tay, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng bệnh lý sau:
Đau nhức tại khớp ngón tay
Đây là triệu chứng phổ biến nhất mà người bệnh gặp phải. Các các cơn đau thường tăng dần mức độ theo thời gian. Tình trạng đau nhức tại khớp ngón tay có thể xuất hiện ngay khi người bệnh thực hiện các vận động hàng ngày như cầm, nắm đồ vật. Trong trường hợp nặng hơn, các cơn đau có thể xảy ra dù người bệnh không vận động.
Các cơn đau nhức ở khớp ngón tay là triệu chứng điển hình của bệnh lý
Ngón tay và khớp liên đốt bị biến dạng
Khi bị viêm thoái hóa tại các khớp ngón tay, người bệnh có thể nhận thấy tình trạng ngón tay bị biến dạng bất thường. Thông thường, các khớp của ngón tay sẽ bị lệch về một bên. Các khớp liên đốt cũng gặp tình trạng gập hoặc duỗi quá mức, gây ra các biến dạng rất đặc trưng của bệnh lý. Ví dụ như biến dạng cổ thiên nga hay biến dạng boutonniere.
Các triệu chứng khác
-
Sưng khớp liên đốt ngón tay.
-
Giảm vận động của các ngón tay.
-
Có cảm giác sưng đau, cứng ở gốc ngón tay.
-
Gốc ngón tay to bất thường, có thể nhìn thấy các cục xương.
4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh
Thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học là giải pháp hiệu quả giúp hỗ trợ và làm giảm các cơn đau nhức do viêm thoái hóa khớp ngón tay nói riêng và các bệnh lý về xương khớp nói chung.
Vậy người bệnh bị viêm thoái hóa khớp tại các ngón tay nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là hợp chất vô cùng quan trọng với sức khỏe xương khớp. Do đó, việc bổ sung các thực giàu canxi trong chế độ ăn uống là cần thiết. Các loại thực phẩm mà bạn có thể sử dụng như:
-
Các loại họ nhà đậu: đậu hà lan, đậu đũa, đậu đen,…
-
Các chế phẩm từ sữa.
-
Rau xanh: cải xoăn, cải bó xôi, súp lơ.
-
Trứng.
Các loại đậu cung cấp nguồn canxi cần thiết cho người bị viêm thoái các khớp ngón tay
Thực phẩm giàu Magie
Magie là hợp chất giúp tổng hợp protein để hình thành xương và đóng vai trò duy trì độ khoáng hóa của xương khớp. Người bệnh có sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều Magie như:
Thực phẩm giàu Omega-3
Omega-3 là chất béo không bão hòa giúp ngăn quá trình sản xuất Enzyme và Cytokine gây phá vỡ sụn, giảm viêm và làm dịu cơn đau hiệu quả. Do đó, người bị viêm thoái hóa khớp ngón tay không thể không bổ sung hợp chất này trong khẩu phần ăn.
Bạn có thể tìm thấy Omega-3 trong các loại thực phẩm như:
-
Cá biển: cá hồi, cá thu, cá trình, cá mòi.
-
Hàu.
-
Quả óc chó, hạnh nhân, hạt chia,…
-
Dầu oliu.
Thực phẩm giàu Vitamin
Theo các nghiên cứu, các vitamin như A, D, C, B, K,… đều có tác dụng hữu hiệu trong việc gia tăng chất lượng mô sụn, kích thích sự phát triển của tủy xương, tăng độ chắc khỏe của xương khớp từ bên trong.
Người bệnh nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất tự nhiên thông qua rau củ xanh và hoa quả tươi là tốt nhất.
Rau củ và hoa quả tươi có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho người bị thoái hóa khớp tay
Viêm thoái hóa khớp ngón tay khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng cho người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh lý hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bạn nên tìm tới sự giúp đỡ của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Tại Chuyên khoa Cơ Xương Khớp của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC hiện quy tụ đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, giỏi chuyên môn cùng trang thiết bị y khoa hiện đại. Điều này giúp người bệnh được hỗ trợ chẩn đoán nhanh chóng và chính xác các vấn đề sức khỏe đang gặp phải. Gọi ngay hotline 1900.56.56.56 khi cần được tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ thăm khám các bệnh lý xương khớp tại MEDLATEC ngay từ hôm nay.