5 nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh và dấu hiệu nhận biết | Medlatec

5 nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh và dấu hiệu nhận biết

Trầm cảm sau sinh xuất hiện ở khoảng 10 - 20% phụ nữ sau khi sinh nở hiện nay, song không nhiều người thực sự hiểu đúng về căn bệnh này. Biểu hiện trầm cảm sau sinh thấy rõ qua khí sắc u buồn, mệt mỏi, chán nản, xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực về con và bản thân. Nắm được nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh giúp người chồng và gia đình chăm sóc mẹ sau sinh tốt hơn.


16/06/2021 | Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả với những cách sau
07/06/2021 | Nhận diện biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ, thường bị bỏ qua
14/05/2021 | 6 thói quen ngăn ngừa trầm cảm, tạo dựng lối sống tích cực

1. Trầm cảm sau sinh là mối đe dọa lớn với mẹ và trẻ

Trầm cảm là một trong những chứng bệnh tâm lý nguy hiểm, trong đó trầm cảm sau sinh đặc trưng với rối loạn cảm xúc xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh nở. Bệnh hầu hết thường xảy ra trong những tháng đầu sau sinh hoặc trong những năm đầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của người mẹ, giảm sự chăm sóc với con trẻ.

Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Cứ 5 mẹ sau sinh lại có 1 mẹ bị trầm cảm với mức độ từ nhẹ đến nặng

Đáng buồn hơn nữa là nhận thức về trầm cảm sau sinh còn hạn chế, không ít trường hợp phát bệnh âm thầm, không được điều trị dẫn đến kết quả đau lòng không thể cứu vãn như: mẹ trầm cảm nặng, mẹ có cảm giác chán ghét không muốn chăm sóc con, mẹ tự tự, giết hại đứa con của mình,…

Bản thân người mẹ sau sinh gặp phải rất nhiều vấn đề từ sức khỏe, ngoại hình đến áp lực nuôi dưỡng con và chăm sóc gia đình. Vì thế, gia đình và người thân có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và kiểm soát trầm cảm sau sinh bằng cách quan tâm với đối tượng đặc biệt này, phát hiện bệnh sớm và điều trị phù hợp. Khi đó, số trường hợp trầm cảm sau sinh tăng mạnh trong những năm gần đây mới được kiểm soát.

2. Dấu hiệu, triệu chứng trầm cảm sau sinh điển hình

Dưới đây là hai nhóm dấu hiệu chính của trầm cảm sau sinh thường xuất hiện:

Người bị trầm cảm thường không kiểm soát được cảm xúc của mình

Người bị trầm cảm thường không kiểm soát được cảm xúc của mình

2.1. Triệu chứng cảm xúc

  • Đặc trưng của trầm cảm là cảm xúc bị ức chế gây khí sắc trầm buồn, cảm giác buồn bã không có nguyên nhân, kéo dài và nặng dần khiến người mẹ không thể thoát ra được. Những cảm xúc tiêu cực liên tục phát triển là nguyên nhân gây ra hành vi bạo lực, mất kiểm soát.

  • Luôn tự ti về ngoại hình, khả năng của bản thân như vô dụng, xấu xí, bất tài, cảm giác tội lỗi và hối hận.

  • Lo lắng, sợ hãi thường xuyên, có cảm giác bản thân không chăm sóc tốt và làm tổn thương đứa trẻ.

  • Sợ ở một mình, sợ tiếp xúc với đông người, sợ bị bỏ rơi.

  • Cảm thấy tuyệt vọng, trống rỗng, chán nản.

  • Lo âu quá mức với rất nhiều vấn đề nhưng đa phần mơ hồ, không rõ ràng.

2.2. Triệu chứng hành động

Người mẹ bị trầm cảm sau sinh có nhiều bất thường hành vi như:

  • Không quan tâm, chăm sóc bản thân và đứa trẻ.

  • Rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, ngủ ngày, ngủ quá nhiều, thức đêm, thường xuyên gặp ác mộng.

  • Chán ăn hoặc ăn rất nhiều.

  • Cảm giác nhanh mệt mỏi, kiệt sức ngay cả với hoạt động thường ngày khiến họ không muốn thực hiện bất cứ hành động nào.

  • Giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú, yêu thích với mọi thứ xung quanh, kể cả với sở thích trước đó.

  • Ngại tiếp xúc, gặp gỡ với mọi người xung quanh.

2.3. Triệu chứng suy nghĩ

Trầm cảm xuất hiện đi kèm với rất nhiều suy nghĩ tiêu cực ở phụ nữ sau sinh như:

  • Nhầm lẫn, giảm trí nhớ.

  • Có ý nghĩ, hành vi tự sát.

Trầm cảm có thể dẫn tới hành vi tự sát ở mẹ sau sinh

Trầm cảm có thể dẫn tới hành vi tự sát ở mẹ sau sinh

  • Khó khăn khi ra quyết định, kể cả với việc đơn giản nhất.

  • Giảm sự tập trung, chú ý với mọi việc.

  • Có suy nghĩ làm tổn thương bản thân, con hoặc người thân.

  • Triệu chứng khác.

Đôi khi, trầm cảm sau sinh còn gây những triệu chứng như: đau đầu, vã mồ hôi, hồi hộp không rõ nguyên do, giảm hứng thú tình dục và không muốn gần gũi, tình cảm với chồng.

3. Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh

Các nhà khoa học đã xác định được rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh, song thực tế có nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân cụ thể. Song theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây trầm cảm sau sinh là sự sụt giảm, không ổn định của hormone sau khi sinh sản.

3.1. Hormone sụt giảm bất ổn định

Ngay sau khi sinh, cả hai hormone estrogen và progesterone đều sụt giảm rất nhanh chóng trong cơ thể người mẹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc, tinh thần của người phụ nữ. Đây là lí do khiến họ nhạy cảm, hay buồn phiền, cáu gắt, chán nản hơn.

3.2. Thiếu ngủ, mất ngủ

Mất ngủ hoặc thiếu ngủ có mối liên hệ chặt chẽ với căn bệnh trầm cảm, giấc ngủ ở phụ nữ sau sinh thường không được đảm bảo. Nhất ở giai đoạn chu sinh, người mẹ thường phải thức đêm, chỉ có những giấc ngủ ngắn theo lịch sinh hoạt của đứa trẻ. Chưa kể phải lo lắng khi trẻ ốm sốt, khó chịu và thức trông trẻ cả ngày nên người mẹ thường bị mất ngủ kéo dài.

Mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

Đây vừa là nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh, vừa là yếu tố khiến bệnh tiến triển nặng hơn. Để mẹ sau sinh có giấc ngủ dài và sâu hơn cần sự hỗ trợ rất lớn từ chồng và gia đình.

3.3. Di truyền

Các chuyên gia tâm lý cho biết, trầm cảm sau sinh có liên quan đến yếu tố di truyền, nghĩa là trong gia đình có người bị trầm cảm thì người phụ nữ sau sinh có nguy cơ cao hơn. Tỉ lệ trầm cảm tái phát ở người từng bị trầm cảm, nhất là trầm cảm ở lần sinh trước cũng rất cao.

Các nhà nghiên cứu có tìm ra một số gen liên quan, song cần nghiên cứu làm rõ hơn về cơ chế tác động.

3.4. Sang chấn tâm lý

Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra trầm cảm sau sinh cùng với rối loạn nội tiết tố, sang chấn tâm lý rất đa dạng, thường gặp như:

  • Mâu thuẫn trong quan hệ vợ chồng và gia đình.

  • Lo lắng quá mức về việc chăm sóc con cái, nhất là ở mẹ lần đầu sinh và sinh khi còn nhỏ tuổi.

  • Sinh khó, trẻ sinh ra sức khỏe yếu, mắc bệnh lý bẩm sinh hoặc chết non.

  • Không có sự hỗ trợ trong chăm sóc trẻ từ chồng và gia đình.

  • Mang thai khi chưa có mong muốn hoặc mang thai do bị cưỡng ép.

  • Mang thai hộ nên không được chăm sóc, nhìn mặt con.

  • Lo lắng quá mức về vấn đề tài chính, công việc sau sinh con.

Trầm cảm đã được điều trị có thể tái phát ở phụ nữ sau sinh

Trầm cảm đã được điều trị có thể tái phát ở phụ nữ sau sinh

3.5. Yếu tố nguy cơ khác

Mặc dù không trực tiếp dẫn đến trầm cảm sau sinh song các yếu tố sau cũng góp phần cộng hưởng:

  • Tiền sử bị rối loạn lo âu hoặc trầm cảm.

  • Tiền sử bị rối loạn lưỡng cực, nhất là type 2.

  • Tiền sử lạm dụng ma túy, chất kích thích, rượu bia.

  • Gặp phải biến cố gần ngày sinh hoặc sau khi sinh như: mất việc làm, phá sản, bạo hành gia đình, mất người thân,…

Hiểu về những nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh như trên, có thể thấy gia đình và người thân có vai trò quan trọng trong chia sẻ, hỗ trợ và ngăn ngừa căn bệnh này. Người phụ nữ sau sinh cần thời gian dài để phục hồi cả thể chất lẫn tinh thần, không nên để tự gánh vác chăm sóc con cái, gia đình và công việc, tài chính,…

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp