Trầm cảm là một trong những bệnh rối loạn tâm lý thường gặp và nguy hiểm, bệnh tiến triển theo nhiều mức độ và gây ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe tinh thần lẫn thể chất. Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực đã khiến tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm tăng lên. Nhận biết sớm biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ giúp kịp thời điều trị, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng.
14/05/2021 | 6 thói quen ngăn ngừa trầm cảm, tạo dựng lối sống tích cực 24/09/2020 | Cảnh báo hậu quả có thể xảy đến và dấu hiệu của bệnh trầm cảm
1. Bệnh trầm cảm là gì?
Trầm cảm có tên bệnh khoa học là Depression, đây là dạng rối loạn tâm trạng khiến người bệnh thường có tâm trạng buồn bã, giảm hứng thú và động lực trong mọi việc, kể cả những sở thích trước đây. Bệnh nhân trầm cảm có thể có hoặc không kèm theo triệu chứng hay khóc.
Trầm cảm là bệnh lý tâm lý với trạng thái tinh thần buồn rầu, chán nản
Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tinh thần của người bệnh, thay đổi cả cảm giác, suy nghĩ và hành vi, khiến họ gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống. Thực tế trầm cảm là căn bệnh rất thường gặp, thống kê mới nhất cho biết có đến 80% dân số bị trầm cảm ít nhất một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
May mắn là phần lớn những giai đoạn trầm cảm này không kéo dài, bệnh nhân sớm trở lại trạng thái tinh thần bình thường. Nhưng do yếu tố tác động, bệnh trầm cảm có thể kéo dài suốt cuộc đời với tỉ lệ lên tới 15 - 25%. Trầm cảm có thể gặp ở bất cứ đối tượng ở độ tuổi nào, trong đó nữ giới có chiếm tỉ lệ cao hơn.
Nhận thức của chúng ta về căn bệnh trầm cảm cũng như cách xử lý, điều trị còn hạn chế khiến nhiều người bệnh không được điều trị sớm. Điều quan trọng là bản thân bệnh nhân lẫn bác sĩ và người nhà cần cùng hỗ trợ điều trị, khắc phục tình trạng này. Nếu không, trầm cảm có thể gây nhiều vấn đề tồi tệ hơn cho người bệnh và những người xung quanh.
Trầm cảm xuất hiện nhiều hơn ở phụ nữ
2. Tìm hiểu ngay những biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ
Khi bị trầm cảm ở mức độ nhẹ, những rối loạn suy nghĩ, hành vi chưa biểu hiện rõ. Bản thân bệnh nhân và những người xung quanh có thể nhận biết qua những sự thay đổi bất thường, xào trộn về cung bậc cảm xúc cùng cảm giác mệt mỏi thể chất thường xuyên. Cụ thể bao gồm:
-
Thường cảm thấy buồn bã.
-
Khó tập trung.
-
Hay cáu gắt.
-
Suy nghĩ tiêu cực.
-
Cảm giác căm ghét bản thân.
-
Không thích nơi đông người, muốn ở một mình.
-
Thường hay khóc.
-
Cảm thấy cơ thể thường xuyên mệt mỏi bất thường.
-
Cảm giác đau nhức nhẹ toàn thân không rõ ràng, không lý do.
-
Cảm thấy tuyệt vọng.
-
Không cảm thấy cảm thông với người khác.
Bên cạnh những dấu hiệu điển hình là sự thay đổi bất thường của cảm xúc, suy nghĩ và sức khỏe thể chất, bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ cũng có những thay đổi về hành vi như:
Trầm cảm làm thay đổi cả suy nghĩ lẫn hành vi của người bệnh
Trạng thái tinh thần buồn bã thường khiến bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ tìm đến các chất kích thích để cải thiện tinh thần, tìm đến niềm vui như: ma túy, thuốc lá, rượu bia,… Tuy nhiên đây không phải là biện pháp tốt giúp cải thiện triệt để vấn đề sức khỏe tinh thần, bệnh trầm cảm sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu lạm dụng nhiều chất kích thích thần kinh.
3. Biện pháp cải thiện trầm cảm nhẹ hiệu quả
Phát hiện sớm trầm cảm nhẹ thì việc điều trị thường đơn giản, hãy tìm đến bác sĩ tâm lý để được tư vấn. Dưới đây là một số cách hiệu quả để bạn tự cải thiện trạng thái tinh thần bất thường này của mình tại nhà. Hãy trao đổi với cả bác sĩ lẫn người thân, bạn bè xung quanh để cùng hỗ trợ bạn vượt qua giai đoạn này.
3.1. Điều chỉnh thói quen sống
Đôi khi bệnh trầm cảm nhẹ có thể điều chỉnh được bằng những thay đổi thói quen sống và suy nghĩ nhỏ như:
-
Nói chuyện, chia sẻ với người bạn tin tưởng.
-
Giúp đỡ người khác, bạn sẽ nhận được niềm vui và trạng thái tinh thần tích cực hơn.
-
Dậy sớm và tập thể dục, hormone tự nhiên cơ thể tạo ra trong quá trình này sẽ kích thích giúp tinh thần khỏe mạnh hơn.
-
Hít thở không khí trong lành, hạn chế ở trong nhà hay không gian kín trong thời gian quá dài, nó vô hình gây áp lực lớn cho tinh thần của bạn.
-
Ăn thực phẩm tươi ngon: Với nhiều bệnh nhân, thực phẩm tươi ngon là biện pháp điều trị hiệu quả, tăng hưng phấn tinh thần và đẩy lùi bệnh trầm cảm.
Thiền là biện pháp tốt để cải thiện tinh thần, đẩy lùi bệnh trầm cảm
-
Ngồi thiền: Thiền hay các biện pháp ổn định tinh thần rất tốt cho bệnh nhân trầm cảm.
-
Giảm thời gian làm việc căng thẳng, sử dụng máy tính hoặc xem tivi: mắt và não bộ luôn phải làm việc quá sức có thể là nguyên nhân dẫn đến trầm cảm.
Hầu hết trường hợp trầm cảm nhẹ, mới bắt đầu có dấu hiệu rối loạn tinh thần và cảm xúc thì các biện pháp đơn giản trên sẽ giúp cải thiện đáng kể.
3.2. Trị liệu nghệ thuật
Các nhà khoa học đã nghiên cứu chứng minh, những người có thú vui sáng tạo thường sống tích cực hơn, có nhiều hứng thú hơn và ít bị stress, trầm cảm hơn. Vì thế phương pháp trị liệu nghệ thuật ra đời để giúp ích cho những người đang bị stress hoặc trầm cảm.
Với phương pháp điều trị này, bạn hãy lựa chọn một môn nghệ thuật sáng tạo tạo hứng thú lớn nhất, đây sẽ là nơi để bạn khám phá và giãi bày suy nghĩ, cảm xúc của bản thân. Khi đã thể hiện được cảm xúc và suy nghĩ này, bạn sẽ đối mặt và giải quyết nỗi buồn tốt hơn, từ đó chứng trầm cảm cũng được đẩy lùi.
Các biện pháp trị liệu nghệ thuật thường được lựa chọn bao gồm: nhiếp ảnh, vẽ tranh, tô màu, nghệ thuật số, dệt may, cắt dán ảnh,…
Trị liệu nghệ thuật giúp người bệnh có hứng thú và tinh thần tốt hơn
Tuy nhiên, trị liệu nghệ thuật hiện còn là khái niệm khá mơ hồ với nhiều người, nếu gặp khó khăn khi áp dụng phương pháp này, hãy trao đổi với bác sĩ tâm lý để được hỗ trợ.
Nếu cải thiện lối sống và trị liệu nghệ thuật không đem lại hiệu quả tốt trong cải thiện tinh thần, bệnh nhân trầm cảm nhẹ có thể cần can thiệp bằng liệu pháp tâm lý. Bác sĩ sẽ dựa trên biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng hơn để xem xét liệu pháp tâm lý phù hợp, bản thân người bệnh và người thân xung quanh cũng cần cố gắng để cải thiện tình trạng tinh thần tiêu cực này.