Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả với những cách sau | Medlatec

Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả với những cách sau

Một thống kê mới đây tại Mỹ cho biết, có đến 11 - 20% phụ nữ sau sinh bị trầm cảm song nhiều trường hợp không được điều trị đúng cách dẫn đến hệ lụy đau lòng cho mẹ và trẻ. Trang bị các kiến thức cơ bản về tình trạng này là cần thiết giúp điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh hiệu quả.


07/06/2021 | Nhận diện biểu hiện trầm cảm ở mức độ nhẹ, thường bị bỏ qua
14/05/2021 | 6 thói quen ngăn ngừa trầm cảm, tạo dựng lối sống tích cực
01/11/2020 | Dấu hiệu nhận biết phụ nữ bị trầm cảm sau sinh

1. Nhận biết trầm cảm sau sinh qua các dấu hiệu điển hình

Để điều trị và khắc phục trầm cảm sau sinh hiệu quả, phát hiện sớm đóng vai trò quan trọng.

Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh xảy ra ở 11 - 20% phụ nữ sau sinh

Sau khi sinh con, người phụ nữ và người xung quanh nên lưu ý khi những triệu chứng tinh thần sau xuất hiện:

  • Thường xuyên có cảm giác lo âu, sợ hãi, buồn chán, vô vọng, trống rỗng, cảm thấy áp lực lớn với mọi thứ nhưng không biết chính xác nguyên nhân do đâu.

  • Dễ nóng nảy, giận dữ và mất kiểm soát bản thân.

  • Rối loạn giấc ngủ như: mất ngủ, ngủ quá nhiều, ngủ không sâu giấc, dễ tỉnh giấc khi đang ngủ.

  • Không còn sở thích hoặc hứng thú với công việc yêu thích ngày xưa, bỏ bê việc chăm sóc bản thân và con cái.

  • Không thể tập trung, khó đưa ra quyết định.

  • Thường xuyên đau đầu, đau nhức cơ, tinh thần sa sút, mệt mỏi, đau dạ dày,…

  • Ăn ít hoặc ăn nhiều bất thường.

  • Xa lánh tiếp xúc hoặc sợ hãi khi tiếp xúc với con, xa lánh với cả bạn bè và người thân.

  • Xuất hiện suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy bản thân không có đủ khả năng nuôi dưỡng, bảo vệ con hoặc không muốn có sự xuất hiện của con.

  • Xuất hiện những suy nghĩ tự làm hại bản thân và con.

  • Thường xuyên tìm đến rượu, thuốc an thần hoặc các chất kích thích.

Trầm cảm sau sinh gây ra những tâm lý tiêu cực cho người mẹ

Trầm cảm sau sinh gây ra những tâm lý tiêu cực cho người mẹ

Nếu không chú ý, bản thân người mẹ và những người xung quanh thường dễ bỏ qua những triệu chứng sớm của trầm cảm sau sinh. Khi triệu chứng nặng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé, việc điều trị khó khăn và hậu quả đã trở nên nặng nề. Vì thế, phát hiện sớm quyết định đến điều trị hiệu quả và giảm hậu quả do trầm cảm sau sinh gây ra.

2. Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh như thế nào?

Để điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả cần sự hỗ trợ từ người chồng, gia đình và bạn bè cùng với bác sĩ tâm lý hoặc bác sĩ chuyên khoa. Nếu nhẹ, có thể tự động viên, chăm sóc, chia sẻ với phụ nữ sau sinh tại nhà, song khi triệu chứng không cải thiện hoặc kéo dài trên 1 tuần, hãy tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ.

Dưới đây là một số biện pháp điều trị bệnh trầm cảm sau sinh hiệu quả:

Điều trị bằng thuốc

Để khắc phục và điều trị trầm cảm sau sinh hiệu quả, điều quan trọng là chẩn đoán chính xác bệnh dựa vào triệu chứng bạn gặp phải cũng như các phương pháp chẩn đoán mà bác sĩ yêu cầu. Dựa trên tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm để điều trị phù hợp.

Theo liệu trình điều trị bằng thuốc thường kéo dài 3 - 4 tuần, chứng trầm cảm sau sinh sẽ cải thiện đáng kể. Song thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, buồn ngủ,… Hãy thông báo cho bác sĩ về tác dụng phụ bạn gặp phải để cùng theo dõi. 

Trầm cảm sau sinh được điều trị bằng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm

Trầm cảm sau sinh được điều trị bằng thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm

Một số trường hợp không đáp ứng thuốc hoặc phản ứng ngược lại với thuốc điều trị, khiến bệnh nặng hơn thì cần thông báo với bác sĩ để thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc.

Điều trị không dùng thuốc

Phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh bằng liệu pháp tâm lý được ưu tiên hơn, giúp nhiều mẹ sau sinh vượt qua vấn đề tâm lý nhanh chóng. Hầu hết các trường hợp trầm cảm nhẹ, chỉ cần tư vấn tâm lý thông thường cùng sự chia sẻ, hỗ trợ từ mọi người xung quanh cũng giúp mẹ vượt qua được bệnh.

Đôi khi sử dụng thuốc được chỉ định song song với liệu pháp tâm lý điều trị trầm cảm sau sinh. 

Biện pháp tự cải thiện

Bệnh trầm cảm sau sinh xuất phát rất nhiều từ suy nghĩ tiêu cực, buồn chán, lo âu quá mức của người mẹ. Có thể cải thiện đáng kể triệu chứng bệnh bằng các biện pháp đơn giản, thay đổi lối sống như:

  • Học cách thư giãn: Tâm trạng thư giãn, vui vẻ, yêu đời, thoải mái,… rất quan trọng để mẹ sau sinh vượt qua giai đoạn thay đổi khó khăn này. Hãy duy trì sở thích của bản thân với công việc nào đó để tinh thần thoải mái hơn, ngoài ra cũng nên hạn chế thức khuya, ăn uống khoa học, đủ chất để duy trì sức khỏe.

  • Giải tỏa tâm lý: Chia sẻ với người bạn tin tưởng giúp giảm áp lực tâm lý và tìm ra biện pháp tốt hơn cho vấn đề trong cuộc sống. Hãy thực hiện điều này trước khi áp lực tâm lý trở nên quá lớn gây ra trầm cảm sau sinh.

Trầm cảm sau sinh có thể do thiếu ngủ

Trầm cảm sau sinh có thể do thiếu ngủ

  • Ngủ nhiều hơn: Đa phần mẹ sau sinh trong những tháng đầu gặp phải tình trạng mất ngủ, ngủ không đủ giấc do chăm sóc con. Hãy nhờ đến sự giúp đỡ từ chồng và bố mẹ để có thời gian ngủ nhiều hơn, thay đổi sinh hoạt giờ giấc cùng con để tránh trầm cảm.

  • Tập thể dục: Vận động thể chất giúp cơ thể tiết ra hormone hưng phấn, giúp tinh thần khỏe mạnh và sức khỏe cũng được cải thiện, đẩy lùi nguy cơ bệnh lý.

  • Tin tưởng vào bản thân: Điều quan trọng trong khắc phục và phòng ngừa trầm cảm sau sinh là bản thân người mẹ cần nhận thức rõ về vai trò của bản thân và tin tưởng vào bản thân. Bạn có đủ khả năng nuôi con và giúp con phát triển dựa trên bản năng làm mẹ cũng như sự tìm hiểu, học tập từ phương tiện truyền thống, từ những người xung quanh. Vì thế không nên quá lo lắng hay tự trách bản thân mỗi khi con quấy khóc hay cảm ốm.

Bên cạnh sự thay đổi từ chính người mẹ, người thân trong gia đình, đặc biệt là người chồng có vai trò quan trọng, tác động rất lớn đến tình trạng bệnh trầm cảm sau sinh. Hãy trao đổi, quan tâm, chia sẻ với thai phụ và mẹ sau sinh nhiều hơn để giảm áp lực tinh thần cũng như ngăn ngừa căn bệnh trầm cảm sau sinh xảy ra. 

Gia đình có vai trò quan trọng trong phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Gia đình có vai trò quan trọng trong phòng ngừa trầm cảm sau sinh

Điều trị và phòng tránh trầm cảm sau sinh là những kiến thức cơ bản ai cũng nên nắm được. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy gọi điện đến hotline 1900 56 56 56 của bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. 

Tại đây, các chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm sẽ hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và điều trị bệnh trầm cảm sau sinh. Đừng để căn bệnh này đe dọa đến sức khỏe và cuộc sống của mẹ và bé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Mọi vấn đề cần lưu tâm về bệnh nhồi máu não

Bệnh nhồi máu não được WHO liệt kê vào danh sách nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trên thế giới. Những biến chứng do căn bệnh này gây ra sẽ biến người bệnh trở thành gánh nặng đối với gia đình. Vì thế, phát hiện sớm để cấp cứu người bệnh kịp thời là cách tốt nhất để giảm thiểu gánh nặng do bệnh gây ra.
Ngày 21/06/2023

Cấu tạo của tiểu não như thế nào? Làm sao để bảo vệ tiểu não?

Tiểu não là một phần của bộ não và rất quan trọng đối với các hoạt động chuyển động của cơ thể chẳng hạn như khả năng đi lại, lái xe hay ném bóng,... Khi tiểu não bị ảnh hưởng hoặc gặp phải những vấn đề bất thường, người bệnh sẽ di chuyển khó khăn và khả năng phối hợp của cơ thể cũng giảm sút. Vậy cấu tạo của tiểu não như thế nào và phải làm sao để bảo vệ tiểu não?
Ngày 14/06/2023

Xung thần kinh và 6 bệnh lý thường gặp

Đối với cơ thể con người, hệ thần kinh là cơ quan có sự phân hóa cao nhất với các ống cùng một mạng lưới chằng chịt chạy khắp cơ thể. Quá trình hoạt động của hệ thần kinh cũng như sự hình thành nhận thức và tư duy của con người không kể không kể đến vai trò của xung thần kinh.
Ngày 14/06/2023

Cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà giúp cải thiện nhanh tình trạng

Đối với những đứa trẻ tự kỷ, cùng với việc tuân thủ theo chỉ dẫn của chuyên gia, vai trò của gia đình, của các bậc phụ huynh rất quan trọng, có thể quyết định tới thành công, hiệu quả việc chữa trị. Vậy có thể thực hiện những cách chữa bệnh tự kỷ cho trẻ tại nhà nào?
Ngày 12/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp