3 nguyên nhân gây ra bệnh Crohn điển hình và thường gặp nhất | Medlatec

3 nguyên nhân gây ra bệnh Crohn điển hình và thường gặp nhất

Bệnh Crohn gây ra rất nhiều rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe như: đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng,… Người bệnh thường bị tổn thương sâu vào lớp mô biểu bì của ruột nên triệu chứng rất nghiêm trọng, tái phát theo từng đợt. Nếu không kiểm soát tốt triệu chứng, biến chứng của bệnh có thể gây tử vong. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh Crohn là gì? Có thể phòng ngừa hay không?


11/03/2021 | Bệnh Crohn: triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị
02/11/2020 | Bệnh Crohn: nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

1. Nguyên nhân gây ra bệnh Crohn điển hình

Bệnh Crohn là dạng bệnh lý đường tiêu hóa đặc trưng là tình trạng viêm đau các vùng của ruột. Vị trí mắc bệnh có thể là ruột già, ruột non, bất cứ phần ruột nào hoặc cơ quan nào của đường tiêu hóa. Tình trạng viêm, tổn thương sâu trong lớp mô biểu bì ở bệnh nhân mắc Crohn khiến triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn các bệnh viêm đường tiêu hóa khác.

nguyên nhân gây ra bệnh crohn đặc trưng bởi tình trạng viêm ruột từng phần

Bệnh Crohn đặc trưng bởi tình trạng viêm ruột từng phần

Các nhà khoa học vẫn đang tìm kiếm, xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh viêm ruột từng vùng này. Song một số mối liên hệ đã được xác định, các yếu tố gây ra bệnh Crohn bao gồm:

1.1. Nguyên nhân miễn dịch

Khi hệ miễn dịch đường ruột suy yếu, một số loại virus hoặc vi khuẩn sẽ nhân cơ hội này để tấn công đường ruột, từ đó gây viêm đường ruột. Do hệ miễn dịch bị rối loạn nên việc điều trị viêm đường ruột do tác nhân gây bệnh của đường ruột gặp nhiều khó khăn.

1.2. Nguyên nhân di truyền

Một số gen có liên quan làm tăng nguy cơ mắc bệnh Crohn đã được xác định, điều này lý giải tại sao người có người thân trong gia đình bị bệnh thì khả năng nhiễm bệnh cũng cao hơn.

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến Crohn

Vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến Crohn

1.3. Nguyên nhân gây ra bệnh Crohn do Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt chính là một nguyên nhân khiến sức khỏe đường ruột bị ảnh hưởng, hệ miễn dịch hoạt động không tốt. Ngoài ra, ăn uống không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm dễ nạp vào nhiều vi khuẩn, virus gây hại, tấn công đường ruột và tạo điều kiện cho bệnh Crohn khởi phát.

Không chỉ là yếu tố nguy cơ gây bệnh, chế độ dinh dưỡng cùng với áp lực gia đình, công việc, căng thẳng tinh thần thường xuyên khiến bệnh Crohn tiến triển nặng hơn, triệu chứng nghiêm trọng hơn. Mọi đối tượng ở độ tuổi nào, giới tính nào cũng có thể mắc bệnh Crohn, song thống kê bệnh nhân trên thế giới cho thấy độ tuổi mắc bệnh chủ yếu thuộc nhóm từ 16 - 30 và 60 - 80 tuổi. Nữ giới có tỉ lệ mắc bệnh nhiều hơn nam giới, song nếu là trẻ nhỏ thì trẻ trai chiếm nhiều ca bệnh hơn.

2. Triệu chứng mắc bệnh Crohn

Ở mỗi người mắc bệnh Crohn, vị trí tổn thương và viêm trong ống tiêu hóa là khác nhau, vì thế triệu chứng có thể có một vài khác biệt. Trong đó, tỉ lệ viêm đoạn cuối ruột non là cao nhất, đây lại là khu vực quan trọng của đường ruột, triệu chứng bệnh rất phức tạp, khó kiểm soát.

Triệu chứng Crohn thường tiến triển từ từ

Triệu chứng Crohn thường tiến triển từ từ

Không ít người mắc bệnh Crohn, nhất là mới khởi phát triệu chứng bệnh nhẹ, dễ nhầm lẫn với vấn đề tiêu hóa khác nên thường bỏ qua. Song triệu chứng nặng có thể khởi phát đột ngột, không thể lường trước và cần can thiệp y tế sớm.

Triệu chứng bệnh Crohn sẽ xuất hiện theo từng đợt viêm đường ruột với mức độ thường nặng dần:

2.1. Tiêu chảy

Tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở các tế bào trong vùng đường ruột, cả lớp niêm mạc và biểu bì nên thường kích thích đường ruột tiết ra lượng nước, dịch nhầy và muối lớn hơn. Song ruột kết không thể hấp thụ hết lượng chất lỏng này, chúng lẫn trong phân và gây tiêu chảy. Đây là triệu chứng thường gặp nhất mà bệnh Crohn gây ra, thường kéo dài suốt trong đợt bệnh khởi phát.

2.2. Đau bụng

Viêm đường ruột sâu vào lớp biểu bì, kết hợp với loét, sưng tấy các phần đường ruột chính là nguyên nhân gây đau bụng quặn thắt ở người bệnh Crohn. Tình trạng đau càng nghiêm trọng hơn thì tiêu hóa thức ăn do phải vận chuyển, hoạt động nhiều hơn. 

Mức độ đau bụng còn tùy thuộc vào tình trạng viêm do Crohn gây ra, nhiều trường hợp chỉ bị đau nhẹ, khó chịu còn có trường hợp đau nghiêm trọng. Đi kèm với đau bụng nặng là tình trạng buồn nôn, ói mửa giống như ngộ độc thực phẩm. 

2.3. Xuất hiện máu trong phân

Viêm loét ở đường ruột do Crohn gây ra không chỉ gây đau mà còn gây chảy máu. Máu sẽ lẫn vào thức ăn đã tiêu hóa và vận chuyển trong đường ruột theo ra ngoài. Vì thế khi đi ngoài, có thể thấy máu đỏ tươi hoặc máu sẫm màu do trữ thời gian dài trộn lẫn trong phân. Nhiều bệnh nhân máu chảy ít nên không nhận thấy bằng mắt thường.

Bệnh Crohn có thể gây loét và thủng ruột

Bệnh Crohn có thể gây loét và thủng ruột

2.4. Loét ruột

Viêm trên bề mặt ruột sẽ dần tiến triển thành vết lở loét, nếu không điều trị thì vết loét này sẽ ngày càng sâu, kích thước lớn. Cuối cùng sẽ gây ra thủng thành đường ruột, đây là biến chứng nghiêm trọng của bệnh.

2.5. Sụt cân, giảm cảm giác ngon miệng

Đây là triệu chứng thường gặp trong các bệnh lý đường tiêu hóa, trong đó có bệnh Crohn. Tình trạng đau bụng, rối loạn tiêu hóa và kém hấp thu khiến người bệnh không còn cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng. Kết hợp với tình trạng kém hấp thu dinh dưỡng, người bệnh Crohn thường bị giảm cân nhanh chóng, có dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng đặc biệt là Vitamin và khoáng chất.

3. Bệnh Crohn nguy hiểm như thế nào?

Bệnh Crohn thời gian đầu thường gây triệu chứng nhẹ, dễ nhầm lẫn nên không được phát hiện sớm, tạo điều kiện cho tình trạng viêm loét tổn thương tiến triển nặng. Điều này cũng dễ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

3.1. Viêm loét ruột mãn tính

Khi viêm ruột kéo dài, chuyển thành mãn tính, triệu chứng bệnh kéo dài và khởi phát bất cứ khi nào. Bất cứ vị trí nào trong hệ tiêu hóa đều có thể bị viêm như: đại tràng, dạ dày, hậu môn,…

3.2. Tắc ruột

Viêm ruột Crohn tái phát khiến thành ruột xuất hiện nhiều vết sẹo và đường ruột hẹp lại, cản trở đường vận chuyển thực phẩm. Nhất là khi thức ăn có quá nhiều chất xơ, ít nước sẽ dễ bị tắc trong ống tiêu hóa. Lúc này bệnh nhân cần được cấp cứu loại bỏ phần ruột bị tắc càng sớm càng tốt.

Điều trị tốt giúp phòng ngừa biến chứng bệnh Crohn

Điều trị tốt giúp phòng ngừa biến chứng bệnh Crohn

3.3. Rò đường ruột

Viêm loét đường ruột tiến sâu có thể tạo thành vết nứt, lỗ rò đường ruột. Vị trí tổn thương phổ biến nhất là gần hoặc quanh hậu môn.

3.4. Suy dinh dưỡng

Đường ruột viêm thường không thể hấp thu tốt dinh dưỡng từ thức ăn, kết hợp với chứng chán ăn, tiêu chảy,… dễ khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân gây ra bệnh Crohn vẫn chưa được xác định rõ, song điều trị viêm và kiểm soát hạn chế yếu tố nguy cơ liên quan sẽ giúp phòng ngừa Crohn tái phát. Hãy liên hệ với bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị khi có triệu chứng nghi ngờ bệnh, điều trị càng sớm thì thời gian càng được rút ngắn, tổn thương cũng giảm đáng kể.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp