Các dị tật bẩm sinh thường gây ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ của cơ thể, một trong số đó là tình trạng xương bả vai nhô cao. Vậy bệnh nhân có xương bả vai lồi sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây để nắm được đặc điểm của chứng xương bả vai lồi.
15/03/2023 | Viêm chu vai là gì? Những phương pháp điều trị phổ biến 03/01/2023 | Gãy xương đòn vai và những cách điều trị hiệu quả 02/12/2022 | Bài tập vai giúp “đánh bay” cơn đau mỏi cổ vai gáy 07/11/2022 | Nhận biết sớm 5 triệu chứng của bệnh ung thư xương vai
1. Hội chứng xương bả vai nhô cao
Xương bả vai nhô cao là dị tật bẩm sinh thường gặp, nhìn chung sức khỏe của bệnh nhân sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trong y học, hội chứng này còn được biết đến với tên gọi là Sprengel, người bệnh gặp một số khó khăn khi vận động khớp vai nếu mắc phải chứng bệnh kể trên.
Xương bả vai nhô cao là tổn thương bẩm sinh thường gặp
Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ bé trai mắc chứng xương bả vai lồi cao hơn so với bé gái. Mẹ bầu cần chú ý theo dõi sự phát triển của thai nhi để phát hiện kịp thời tổn thương bẩm sinh này. Nếu không, khi chào đời, trẻ sẽ cảm thấy tự ti vì cấu trúc xương bả vai bất thường.
2. Chứng xương bả vai lồi thường xuất hiện vào giai đoạn nào?
Nhiều bạn thắc mắc không biết hội chứng xương bả vai nhô cao xuất hiện vào thời điểm nào? Thông thường, những đặc điểm bất thường của xương bả vai bắt đầu hình thành từ tháng thứ 3 của thai kỳ. Bởi vì, đây là giai đoạn xương bả vai của thai nhi di chuyển tới lồng ngực. Nếu xương bả vai chịu tác động xấu từ các yếu tố bên ngoài, cấu tạo của chúng có thể chịu ảnh hưởng tiêu cực.
Tốt nhất mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe, sự phát triển thai nhi thường xuyên. Bác sĩ sẽ cảnh báo nguy cơ thai nhi bị lồi xương bả vai và tư vấn hướng xử lý kịp thời. Chứng xương bả vai lồi còn kéo theo nhiều đặc điểm cấu tạo bất thường liên quan tới cột sống, lồng ngực hoặc cổ,… Một số vấn đề thường gặp là: vẹo cột sống bẩm sinh, dính xương sườn,….
Chứng bệnh này phát triển từ những giai đoạn đầu thai kỳ
Như vậy, việc phát hiện sớm nguy cơ lồi xương bả vai ở thai nhi là vô cùng cần thiết. Các bậc phụ huynh nên lưu ý vấn đề này để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
3. Dấu hiệu cảnh báo xương bả vai bị lồi ở trẻ nhỏ
Nếu mắc chứng xương bả vai nhô cao, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào? Thông thường, chúng ta dễ dàng thấy điểm khác biệt ở xương bả vai của bệnh nhân. Cụ thể, phía xương bả vai thiểu sản sẽ nhô cao hơn so với bình thường. Trong một số trường hợp, xương bả vai có thể nhô cao tới nền cổ, phần phía dưới có xu hướng xoay vào trong. Khi phát hiện trẻ có đặc điểm trên, cha mẹ nên chủ động đưa con đi kiểm tra và điều trị sớm.
Tùy vào mức độ bệnh, trẻ sẽ phải đối mặt với những triệu chứng khác nhau. Hiện nay, hội chứng xương bả vai lồi được chia thành 4 cấp độ, lần lượt là rất nhẹ, nhẹ, vừa và nặng. Đối với bệnh nhân cấp độ 1, và cấp độ 2, xương bả vai không chịu quá nhiều tổn thương, chính vì thế chúng ta khó có thể phát hiện dấu hiệu xương bả vai nhô lên. Cha mẹ cần để ý thật kỹ nếu muốn kiểm tra xem xương bả vai có nhô lên bất thường hay không.
Với bệnh nhân cấp độ 3 và 4, cấu trúc xương bả vai biến dạng rõ rệt, cha mẹ dễ dàng phát hiện đặc điểm này bằng mắt thường. Bệnh nhân bị tổn thương xương bả vai vừa, nặng thường gặp khó khăn khi cử động khớp bả vai. Thậm chí, một số nhóm cơ quanh khu vực này có dấu hiệu co cơ, xơ hóa.
Bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi cử động khớp vai
Dựa vào những đặc điểm kể trên, các bậc phụ huynh nên lưu ý và xác định xem trẻ có gặp phải tình trạng xương bả vai nhô cao hay không. Mặc dù tổn thương bẩm sinh này không đe dọa tới tính mạng của trẻ, song chúng ta cũng không nên chủ quan và bỏ qua việc điều trị.
4. Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chứng xương bả vai bị lồi
Để phát hiện xương bả vai lồi, bác sĩ không chỉ quan sát bằng mắt thường mà còn dựa vào hình ảnh chẩn đoán. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường được áp dụng là: chụp X-quang, chụp CT và MRI. Bác sĩ quan tâm tới hình ảnh lồng ngực, xương bả vai để đánh giá mức độ tổn thương. Ngoài ra, hình ảnh phim chụp nghiêng cũng cho chúng ta biết cột sống cổ, ngực có đặc điểm cấu tạo bất thường hay tổn thương nào không.
Để kết quả chẩn đoán hội chứng xương bả vai nhô cao đảm bảo độ chính xác, bệnh nhân nên tới cơ sở y tế uy tín, được đầu tư trang thiết bị hiện đại. Đồng thời, đội ngũ y bác sĩ là những người có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các vấn đề về xương khớp.
Về vấn đề điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương xương bả vai. Với trẻ mắc chứng xương bả vai lồi cấp độ 1 và 2, hiếm khi bác sĩ chỉ định phẫu thuật. Bởi vì hội chứng bẩm sinh này không gây mất thẩm mỹ hoặc ảnh hưởng tới khả năng vận động khớp vai của trẻ.
Chụp CT giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng bệnh
Tuy nhiên, những em bé có xương bả vai nhô cao thì phải tiến hành phẫu thuật. Đây là cách duy nhất để cải thiện vấn đề thẩm mỹ cho trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho bé vận động dễ dàng, thoải mái hơn. Nếu trẻ được chỉ định phẫu thuật xương bả vai nhô cao, các bậc phụ huynh nên sắp xếp cho con thực hiện sớm. Thời điểm thích hợp để cho trẻ phẫu thuật là trước 6 tuổi.
5. Địa chỉ theo dõi sức khỏe xương khớp uy tín
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị y tế có gần 30 năm kinh nghiệm và từng chẩn đoán, theo dõi cho nhiều trường hợp xương bả vai nhô cao. Nếu nghi ngờ trẻ mắc hội chứng này, cha mẹ nên đưa con tới MEDLATEC để theo dõi.
Tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, kết quả xét nghiệm luôn được đảm bảo về độ chính xác. Điều đó là do MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP được cấp bởi Hiệp hội Bệnh học Hoa Kỳ cấp .
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành và hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến như X-quang, MRI, CT Scan,... Nếu Quý khách có nhu cầu đặt lịch khám, vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
MEDLATEC là địa chỉ được các khách hàng tin tưởng và đánh giá cao
Mặc dù xương bả vai nhô cao không phải là hội chứng nghiêm trọng nhưng cha mẹ vẫn cần theo dõi và cho trẻ điều trị với phác đồ thích hợp. Như vậy, trẻ sẽ lấy lại sự tự tin về ngoại hình, vận động khớp vai dễ dàng hơn.