Thoát vị nhân tủy là một chứng bệnh có khả năng gây nên tình trạng yếu cơ hoặc liệt tủy ở trong khu vực phân bố của rễ thần kinh. Một trong hai phương pháp chữa trị chính gồm điều trị bảo tồn và các thủ thuật xâm lấn sẽ được chỉ định cho từng trường hợp cụ thể.
04/07/2022 | Kiên trì tập Yoga thoát vị đĩa đệm cũng phải chào thua 09/02/2022 | 7 điều bạn cần biết về thoát vị đĩa đệm cổ 15/12/2021 | Triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng theo từng giai đoạn 27/11/2021 | Top bài tập thoát vị đĩa đệm cổ và lưng đơn giản, hiệu quả
1. Khái niệm bệnh thoát vị nhân tủy
Đây là một chứng bệnh bị lồi nhân đĩa đệm thông qua một chỗ rách ở phía trên mô xơ nằm xung quanh của đĩa đệm Vị trí rách này sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Khi nhân đĩa đệm bắt đầu chèn ép lên các rễ của các dây thần kinh lân cận có thể gây nên các dấu hiệu như bị yếu hoặc bị liệt cơ ở trong vùng phân bổ của các rễ thần kinh bị tác động.
Thoát vị nhân tủy là bệnh gì?
Đĩa sụn sẽ phân cách những đốt sống gồm có vòng xơ ở phần vỏ bên ngoài bao quanh các chất mềm (nhân đệm). Khi có sự thay đổi về thoái hóa có hoặc không chấn thương sẽ khiến cho vùng thắt lưng cùng, cổ thoát hoặc là chồi nhân qua bao xơ. Phần hạt nhân sẽ được di chuyển vào phí trong hoặc ra phía sau của khoang ngoài màng cứng.
Thoát vị nhân tủy sẽ bắt đầu xuất hiện khi phần nhân đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí cũ và tạo nên các chèn ép, tác động lên các rễ thần kinh. Nhân đĩa đệm thoát ra sau sẽ tạo nên các chèn ép đuôi ngựa hoặc tủy, nhất là với những tình trạng hẹp ống sống bẩm sinh. Theo thống kê, có đến hơn 80% người bệnh bị rách đĩa đệm ở khu vực thắt lưng làm ảnh hưởng đến rễ thần kinh L5 hoặc S1. Còn ở vùng cổ, các rễ thần kinh C6 và C7 thường dễ bị tác động nhất.
2. Những dấu hiệu nhận biết cơ bản
Căn bệnh này thường không có những biểu hiện đặc trưng nào cụ thể. Thế nhưng, ở một số trường hợp mắc bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu chứng thực ở những cơ năng của vùng phân bố của các rễ thần kinh trong cơ thể bị ảnh hưởng. Những cơn đau nhức xuất hiện khá đột ngột và thường giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi.
Trong khi đó, nếu bệnh xuất hiện vì một khối u ở ngoài màng cứng hoặc bị áp xe thì các dấu hiệu sẽ khởi phát một cách âm thầm. Đặc biệt, những cơn đau này sẽ bắt đầu khi người bệnh ngưng hoạt động. Khi người bệnh bị mắc chứng thoát vị nhân tủy ở vùng thắt lưng với tư thế duỗi thẳng chân có thể khiến cho các rễ thần kinh thắt lưng bị căng ra và thấp hơn. Điều này sẽ khiến cho vùng thắt lưng hoặc vùng chân bị đau.
Bệnh được nhận biết như thế nào?
Trong trường hợp, bệnh nhân bị thoát vị trung tâm thì cơn đau sẽ có ở cả hai bên. Thậm chí, khi ngồi người bệnh duỗi thẳng đầu gối cũng sẽ gây nên những cơn đau vô cùng khó chịu. Nếu bệnh nhân bị thoát vị nhân tủy ở cột sống thì sẽ gây nên những cơn đau khi gập người hoặc khi nghiêng cổ sang một bên.
Chứng chèn ép tủy cổ mạn tính thường có những biểu hiện như bị liệt cứng phần chi dưới. Đối với những trường hợp cấp tính có thể sẽ bị liệt tứ chi. Trong khi đó, khi bị chèn ép ở vùng đuôi ngựa có thể gây mất chức năng cơ tròn và có khả năng dẫn đến tình trạng bị bí tiểu hoặc đi tiểu không tự chủ được.
3. Chẩn đoán bệnh như thế nào?
Các bác sĩ sẽ tiến hành công việc chẩn đoán chứng bệnh thoát vị nhân tủy thông qua hình chụp MRI hoặc chụp CT. Thông qua hình ảnh, bác sĩ có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh cũng như vị trí bị thương tổn của bệnh nhân.
Có rất ít trường hợp cần phải dùng đến biện pháp chụp CT có chất cản quang. Trường hợp này thường sẽ chỉ xảy ra khi người bệnh chống chỉ định với phương pháp chụp MRI hoặc CT mà không thể chẩn đoán được chính xác. Song song với đó, biện pháp xét nghiệm điện học chẩn đoán sẽ giúp bác sĩ xác định được các rễ thần kinh có liên quan.
Vì căn bệnh này không có bất cứ triệu chứng hay dấu hiệu đặc trưng nào, vì vậy, khi chẩn đoán, các bác sĩ lâm sàng cần phải xem xét sự tương quan giữa các biểu hiện với sự bất thường được nhìn thấy ở trên hình chụp MRI. Từ đó, các biện pháp xâm lấn sẽ được cân nhắc có nên tiến hành hay không.
Chụp MRI hoặc CT để chẩn đoán bệnh
4. Các biện pháp điều trị bệnh
Đối với bệnh nhân thoát bị nhân tủy, thường bác sĩ sẽ chỉ định một trong hai biện pháp điều trị sau đây:
4.1. Điều trị bảo tồn
Hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều sẽ được chỉ định điều trị bảo tồn. Chỉ có một số tình trạng đặc biệt có khiếm khuyết về thần kinh thì sẽ không phù hợp để áp dụng biện pháp này. Người mắc bệnh vẫn sẽ được hoạt động và thực hiện các bài tập một cách nhẹ nhàng.
Những bài tập về kỹ thuật và dưỡng sức tốt cho người bệnh như tập dưỡng sinh hoặc tập yoga,... Người bị bệnh không nên vận động quá mạnh hoặc mang vác những vật nặng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Đặc biệt, khi mắc phải căn bệnh này, bạn không nên nằm nghỉ ở trên giường quá lâu ngay cả khi thực hiện kéo giãn.
Bệnh nhân nên được tham gia điều trị bảo tồn
Một số loại thuốc chống viêm không có chất steroid, thuốc acetaminophen hoặc nhưng dòng thuốc giảm đau cũng sẽ được kê đơn khi cần thiết. Nếu những triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu giảm bớt khi dùng opioid thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng corticosteroid để thay thế. Thuốc sẽ được đưa vào bằng đường toàn thân hoặc là tiêm thuốc ở ngoài màng cứng.
Các liệu pháp thuốc giảm đau sẽ chỉ có xu hướng khiêm tốn và mang tính tạm thời. Bệnh nhân cũng có thể được cho dùng methylprednisolon với số lượng giảm dần trong 6 ngày. Lúc đầu, người bệnh sẽ bắt đầu với liều lượng uống khoảng 24mg mỗi ngày và giảm trừ 4mg/ngày cho các ngày sau.
4.2. Thực hiện các thủ thuật xâm lấn
Sẽ có một vài trường hợp đặc biệt được bác sĩ chỉ định thực hiện các thủ thuật xâm lấn, cụ thể:
-
Người có bệnh lý rễ thắt lưng với các khuyết điểm thần kinh kéo dài dai dẳng hoặc có thể trở nên xấu hơn, nhất là những biểu hiện khách quan.
-
Những người bị suy giảm cảm giác hoặc bị đau rễ thần kinh một cách nghiêm trọng sẽ được thực hiện phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ đi nhân đĩa đệm thoát vị và đồng thời cũng loại bỏ đi phần cung sau cột sống.
-
Các biện pháp tiếp cận thông qua da với mục đích chính là để loại bỏ đĩa đệm phòng hiện tại vẫn đang trong quá trình đánh giá.
Một số trường hợp đặc biệt được chỉ định thủ thuật xâm lấn
Các chuyên gia nghiên cứu về bệnh khuyến cáo tiến hành loại bỏ nhân tủy thoát vị với phương pháp tiêm tại chỗ bằng enzyme chymopapain. Sau khi ca phẫu thuật kết thúc, bác sĩ cần đánh giá ngay những thương tổn chèn ép lên phần tủy sống cấp tính hoặc cả hội chứng đuôi ngựa (nếu có). Trong trường hợp bệnh lý rễ cột sống cổ làm xuất hiện những triệu chứng chèn ép tủy sống thì bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để giải ép. Hoặc các ca phẫu thuật mổ phiên được tiến hành trừ phi những phương pháp khác không mang lại hiệu quả.
Nhìn chung, khi bị thoát bị nhân tủy thì người bệnh cần phải được thăm khám và tiến hành chữa trị theo đúng các phác đồ mà bác sĩ đưa ra. Việc này sẽ giúp người bệnh cải thiện được các chức năng quan trọng của cơ quan này đồng thời hạn chế được tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.
Quý khách có thể đến chuyên khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám khi có bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào về bệnh thoát vị nhân tủy. Với gần 30 năm kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe cộng đồng cùng đội ngũ chuyên gia bác sĩ giỏi, trang thiết bị máy móc hiện đại, MEDLATEC là cơ sở y tế nhận được đánh giá cao và sự tin tưởng từ các Quý khách hàng. Để đặt lịch khám, Quý khách có thể liên hệ với bệnh viện qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.