Xuất huyết dưới da - một cảnh báo sức khỏe không thể xem thường | Medlatec

Xuất huyết dưới da - một cảnh báo sức khỏe không thể xem thường

Xuất huyết dưới da là tình trạng xuất hiện các chấm nhỏ hoặc các mảng lớn màu đỏ, hồng, hoặc tím. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do chảy máu dưới da. Đây cũng là triệu chứng được ghi nhận ở các bệnh lý như: sốt xuất huyết, sốt phát ban, chấn thương và một số bệnh nguy hiểm khác.


03/11/2021 | Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết dưới da sau tiêm
27/10/2021 | Xuất huyết dưới da ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng xử trí
20/10/2020 | Xuất huyết dưới da: Hội chứng bệnh lý phổ biến nhưng nguy hiểm

Xuất huyết ở dưới da là một là một dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý về máu, hoặc bệnh lý gây ảnh hưởng đến tế bào máu, hay các yếu tố đông máu. Các bệnh lý này thường rất nguy hiểm và tiến triển nặng nhanh nếu không kịp thời chẩn đoán và điều trị đúng cách. Vì thế, bạn đọc đừng bỏ qua bài viết của MEDLATEC dưới đây để nắm được nguyên nhân cũng như cách nhận biết và điều trị sớm nhất tình trạng này. 

1. Xuất huyết dưới da là gì?

Xuất huyết ở dưới da là tình trạng các mạch máu bị vỡ bởi một số nguyên nhân làm cho máu chảy vào các mô bị thương. Máu chảy dưới da sẽ tạo nên những vết bầm tím hoặc xanh, đen trên da hay các đốm đỏ li ti xuất hiện dưới da.

Nếu máu bị chảy dưới da mà không phải do cơ thể bị va chạm hay bị thương thì đó chính là triệu chứng của một bệnh lý khá nghiêm trọng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc xuất huyết dưới da, hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng này.

Xuất huyết dưới da là tình trạng máu chảy dưới da gây ra những vết bầm tím hoặc đốm đỏ

Xuất huyết dưới da là tình trạng máu chảy dưới da gây ra những vết bầm tím hoặc đốm đỏ

2. Nguyên nhân gây xuất huyết ở dưới da

Các nguyên nhân của tình trạng da bị xuất huyết thường có những trường hợp nhẹ như dị ứng cho đến nặng nhất là bệnh ung thư. Các nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng xuất huyết dưới da bao gồm:

  • Dị ứng.

  • Chấn thương do va chạm (bầm tím).

  • Rối loạn tự miễn dịch.

  • Tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị.

  • Viêm mạch máu. 

  • Thiếu vitamin B12, C, K hoặc axit folic.

  • Bệnh giảm tiểu cầu nguyên phát hoặc suy nhược tiểu cầu (Glazmann).

  • Bệnh bạch hầu, bệnh sởi, sốt xuất huyết, bệnh nhiễm khuẩn huyết do não mô.

  • Các bệnh ung thư như Hodgkin, bệnh bạch cầu đa tủy.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết trên da

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuất huyết trên da

3. Cách để xác định nguyên nhân gây xuất huyết dưới da

Để tìm ra nguyên nhân của tình trạng xuất huyết dưới da người ta sẽ dựa vào một số yếu tố của người bệnh như:

  • Thời gian xuất hiện các vết xuất huyết.

  • Có xảy ra chấn thương trên cơ thể hay không.

  • Có bị ngứa ở vùng da tổn thương hay không.

  • Các triệu chứng đi kèm.

  • Tình trạng chảy máu nội tạng hay các khoang tự nhiên trong cơ thể, xuất huyết tiêu hoá,… hay không.

  • Người trong gia đình có tiền sử rối loạn chảy máu hay không.

  • Các loại thuốc mà người bệnh đang dùng.

  • Tình trạng các bệnh lý khác (nếu có).

Sau đó, người bệnh sẽ thực hiện một số các xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ, kết hợp với các triệu chứng được ghi nhận trên cơ thể để xác định chính xác nguyên nhân. Một số phương pháp được sử dụng:

  • Xét nghiệm nước tiểu.

  • Xét nghiệm máu.

  • Thực hiện một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phát hiện các chấn thương trên cơ thể.

Mỗi trường hợp xuất huyết dưới da các bác sĩ sẽ có những phương pháp và chỉ định khác nhau để tìm ra nguyên nhân và đưa ra cách chữa trị hợp lý.

Một số xét nghiệm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của tình trạng xuất huyết ở dưới da

Một số xét nghiệm sẽ giúp tìm ra nguyên nhân của tình trạng xuất huyết ở dưới da

4. Khi nào cần đi khám

Chảy máu dưới da có thể là triệu chứng của một số bệnh rất nguy hiểm. Vì thế nếu vết xuất huyết xuất hiện trên da nhưng không rõ nguyên nhân hoặc không biến mất thì bạn phải lập tức đến gặp bác sĩ. Một số dấu hiệu cho thấy bạn cần nhanh chóng gặp bác sĩ nếu có những dấu hiệu của xuất huyết dưới da:

  • Có bất kỳ dấu hiệu thiếu máu nào. Ví dụ: da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi,…

  • Bị đau ở khu vực chảy máu.

  • Có cục u gây chảy máu.

  • Chảy nhiều máu khi có vết thương hở.

  • Tay chân bị sưng, tấy.

  • Chảy máu chân răng, chảy máu mũi, có máu trong phân hoặc nước tiểu.

  • Có nghi ngờ xuất huyết não, gan, xuất huyết các khoang như khoang màng phổi, màng bụng,…

5. Một số cách xử lý xuất huyết dưới da

Dựa vào từng nguyên nhân gây nên tình trạng xuất huyết mà các bác sĩ sẽ có cách xử lý khác nhau. Đối với tình trạng xuất huyết dưới da do nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý khác các bác sĩ sẽ kê thuốc để cầm máu. Hoặc bạn có thể tự xử lý tình trạng này tại nhà bằng một số cách sau đây:

  • Sử dụng đá lạnh để chườm ở chân trong vòng 10 phút và lặp lại 3 - 4 lần.

  • Nâng cao chân bị thương.

  • Xem xét đến các yếu tố nguyên nhân dẫn đến xuất huyết như chấn thương hoặc có đang sử dụng loại thuốc nào dẫn đến xuất huyết hay không.

  • Nếu trong vòng 7 - 10 ngày mà tình trạng xuất huyết không có dấu hiệu giảm hay cải thiện thì bạn nên đến gặp bác sĩ trước khi tình trạng của mình tồi tệ hơn.

6. Làm thế nào để tránh xuất huyết dưới da?

Xuất huyết dưới da là một tình trạng rất nguy hiểm đối với sức khỏe của người bệnh, vì thế cần hết sức cẩn thận để tránh tình trạng này xảy ra. Sau đây là một số cách để ngăn ngừa tình trạng chảy máu dưới da xảy ra:

Bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể:

Để ngăn chặn tình trạng này bạn có thể sử dụng các thực phẩm giàu vitamin A giúp hỗ trợ các chức năng của tiểu cầu như: đu đủ, cà rốt,… Bổ sung vitamin B12 bằng cách sử dụng các loại thực phẩm: cá mòi, cá ngừ, thịt bò, cá hồi,… Hoặc các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic để hỗ trợ sự phát triển của các mô cơ, bao gồm tiểu cầu bao gồm: súp lơ xanh, rau bina, bơ, măng tây,… Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: ớt chuông đỏ, quả kiwi, dưa lưới vàng,..

Bổ sung các đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của cơ thể hạn chế tình trạng xuất huyết ở dưới da

Bổ sung các đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe của cơ thể hạn chế tình trạng xuất huyết ở dưới da

Tránh những tác động từ bên ngoài:

Hạn chế những tác động trong cuộc sống sinh hoạt và làm việc gây những chấn thương cho cơ thể, tạo ra những vết bầm tím do xuất huyết dưới da. Lưu ý những trường hợp dị ứng của cơ thể để tránh dùng phải những loại thực phẩm gây dị ứng cho cơ thể.

Để giảm thiểu những nguy hiểm đối với sức khỏe, nếu tình trạng xuất huyết ở dưới da không thuyên giảm người bệnh cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Bạn sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ. 

Hãy liên lạc ngay với đội ngũ nhân viên y tế của MEDLATEC nếu có bất cứ dấu hiệu nào của xuất huyết dưới da. Đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ cho bạn xác định chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng này và đưa ra cách điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp