Xuất huyết dưới da ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng xử trí | Medlatec

Xuất huyết dưới da ở trẻ em: Nguyên nhân và hướng xử trí

Trong quá trình chăm sóc bé, chắc hẳn mẹ đã từng bắt gặp tình trạng cơ thể trẻ bị xuất huyết dưới da. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng xuất huyết dưới da ở trẻ em và cha mẹ cần xử lý thế nào? Bài viết sẽ giúp mẹ tìm ra cách giải quyết tốt nhất cho bé yêu.


14/10/2021 | Phải làm sao khi trẻ bị phát ban do nóng trong?
20/10/2020 | Xuất huyết dưới da: Hội chứng bệnh lý phổ biến nhưng nguy hiểm

1. Tìm hiểu chung về xuất huyết dưới da ở trẻ em

Xuất huyết máu dưới da là tình trạng xuất hiện các nốt đỏ, vết bầm hoặc các vết máu tụ mà mắt thường chúng ta dễ dàng nhìn thấy. Hiện tượng này xảy ra khi các mạch máu trong cơ thể bị đứt hoặc vỡ hoặc do tính thấm thấu thành mạch vì một nguyên nhân nào đó. 

Ở trẻ em, tình trạng này xảy rất nhiều, chủ yếu là ở lứa tuổi từ 2 đến 9 tuổi. Chúng được xem là những dấu hiệu đặc trưng dùng để chẩn đoán bệnh. Do đó, nếu mẹ phát hiện xuất huyết dưới da ở trẻ em nên đưa trẻ đến phòng khám gần nhất để kịp thời phát hiện bệnh và điều trị sớm. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da ở trẻ em

2. Xuất huyết da ở trẻ em do đâu mà ra? 

Có vô số nguyên nhân làm xuất hiện xuất huyết dưới da ở trẻ em, nhưng nhìn chung một số nguyên do sau đây có thể kèm theo xuất huyết ở trẻ: 

  • Xuất huyết do bệnh: Da bị xuất huyết khi cơ thể mắc phải một số bệnh như: Bệnh sởi, bạch hầu, nhiễm khuẩn não mô, hoặc sốt xuất huyết, thương hàn,...

  • Một số bệnh suy giảm tiểu cầu cũng là nguyên nhân gây ra xuất huyết ở trẻ em như: Bệnh Glanzmann, bệnh thiếu tiểu cầu nguyên phát,...

  • Do dị ứng: Viêm thành mạch dị ứng, hoặc các bệnh dị ứng nói chung khác.

  • Các bệnh làm thiếu yếu tố đông máu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ em.

  • Cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng, như vitamin A, K, C,...

  • Do va chạm nhẹ hoặc do chấn thương gây ra.

Dị ứng - một trong những nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da ở trẻ em

Dị ứng - một trong những nguyên nhân gây ra xuất huyết dưới da ở trẻ em

3. Một số dấu hiệu giúp mẹ sớm nhận biết trẻ đang bị xuất hiện dưới da

Xuất huyết dưới da ở trẻ em không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Chúng thường xuất hiện ở da trẻ em dưới 2 dạng: 

Đốm tròn nhỏ

Các nốt xuất huyết có thể xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ có kích thước từ 3mm trở lên. Trên da xuất hiện các nốt chấm đỏ, nâu hoặc tím. Chúng khiến nhiều mẹ lầm tưởng do những biểu hiện rất giống với phát ban.

Rất nhiều mẹ nhầm lẫn giữa xuất huyết dưới da và phát ban ở trẻ em

Rất nhiều mẹ nhầm lẫn giữa xuất huyết dưới da và phát ban ở trẻ em

Bầm tím theo mảng

Dưới da trẻ đôi khi lại xuất hiện các mảng bầm tím hoặc xanh đen. Những mảng này thường có kích thước lớn hơn 10mm. Khi ấn tay vào vết bầm ở trẻ, vùng da bị ấn không có hiện tượng nhạt màu như ở da bình thường.

Nếu nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý thiếu tiểu cầu thì xuất huyết thường xuất hiện ở các tứ chi, thân mình, mặt, đầu hoặc cẳng chân.

Đôi khi xuất huyết sẽ đi kèm với một số triệu chứng như: 

  • Sưng đau ở tứ chi, vùng da bị xuất huyết. 

  • Nếu có vết thương hở, máu chảy ra nhiều hơn bình thường. 

  • Máu xuất hiện ở nướu răng, mũi thậm chí trong cả phân hoặc nước tiểu. 

Khi xuất huyết dưới da ở trẻ em kèm theo một số triệu chứng đi kèm nêu trên, mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến thăm khám tại phòng khám hoặc bệnh viện sớm nhất có thể. 

4. Điều trị xuất huyết dưới da hiệu quả tại nhà cho trẻ

Có thể dựa vào nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ em mà có những biện pháp và liệu trình điều trị khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi phát hiện bệnh, mẹ nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ để hỗ trợ đưa ra những biện pháp ngăn chặn bệnh hiệu quả hơn. 

Một số trường hợp các đốm xuất huyết sẽ tự lành, do đó mẹ có thể đừng quá lo lắng. Tiếp tục quan sát, theo dõi quá trình xuất hiện các đốm xuất huyết như thế nào, có kèm theo bất kỳ các triệu chứng nào khác không. Xem xét, tìm hiểu nguyên nhân gây ra các triệu chứng trên là do đâu, đôi khi có thể do chấn thương, do dị ứng hoặc do sử dụng một số loại thuốc nào đó làm trẻ nổi xuất huyết,... Nếu bệnh mang tính chất nhẹ, xuất huyết dưới da ở trẻ em có thể mờ dần. 

Xuất huyết dưới da ở trẻ em do chấn thương có thể điều trị dễ dàng tại nhà

Xuất huyết dưới da ở trẻ em do chấn thương có thể điều trị dễ dàng tại nhà

Khi trẻ va chạm với một vật nào đó khiến da xuất hiện các vết bầm, đau, sưng, mẹ có thể thực hiện một số thao tác giúp làm giảm đau, sưng và tan bầm cho trẻ như: 

  • Dùng một miếng vải sạch bọc đá lạnh và chườm vào vùng da bị tổn thương của trẻ. Thời gian có thể kéo dài từ 5 đến 10 phút tùy theo khả năng chịu lạnh của trẻ. 

  • Không nên chườm đá trực tiếp vào da trẻ có thể khiến da tổn thương thêm. Việc chườm đá lạnh sẽ giúp ngăn chặn các đốm xuất huyết, giảm viêm và hạn chế sự xuất hiện xuất huyết dưới da trẻ về sau. 

Tuy nhiên, nếu có thêm bất kỳ triệu chứng nào kèm theo hoặc các triệu chứng không thuyên giảm trong vòng 7 đến 10 ngày mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ đế được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. 

Nếu trẻ xuất huyết dưới da do các bệnh lý giảm tiểu cầu gây ra, mẹ nên chú ý hơn đối với khẩu phần thức ăn của con. Thay đổi khẩu phần đầy đủ dưỡng chất hơn. Tốt hơn hết là nhờ sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để biết trẻ đang thiếu và cần những nhóm chất, nhóm thực phẩm nào. 

5. Cách phòng tránh xuất huyết dưới da ở trẻ em đơn giản

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ vẫn là chìa khóa chính xác nhất để hạn chế các bệnh tật xảy ra ở trẻ, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chảy máu dưới da ở trẻ.

Một số nhóm chất dinh dưỡng mà mẹ không nên thiếu sót trong việc thiết lập khẩu phần ăn hằng ngày cho trẻ như nhóm Vitamin A, vitamin K, các nhóm chất acid folic, thực phẩm tươi sống,...

  • Vitamin A: Có tác dụng hỗ trợ, tăng cường hoạt động của tiểu câu, chúng thường có nhiều trong các loại củ quả màu đỏ, như cà rốt, bí đỏ, hoặc trong dầu cá, khoai lang,...

  • Vitamin K: Có nhiều ở một số loại thực phẩm như bông cải xanh, rau diếp cá, dầu ô liu,...

  • Nhóm chất acid folic: Các thực phẩm giàu nhóm chất này thường tác động đến sự phát triển của các mô, và cả các quá trình hình thành tiểu cầu trong cơ thể.Mẹ có thể bổ sung các nhóm chất này thông qua các loại thực phẩm như rau bina, ngũ cốc, măng tây,...

  • Các thực phẩm tươi sống cũng có giá giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp ngăn ngừa xuất huyết dưới da ở trẻ em. 

Đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp ngăn chặn xuất huyết dưới da ở trẻ em hiệu quả

Đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp ngăn chặn xuất huyết dưới da ở trẻ em hiệu quả

Xuất huyết dưới da ở trẻ em tuy dễ phát hiện nhưng có rất nhiều nguyên nhân gây ra, khiến mẹ hoang hoang không biết nên điều trị cho trẻ như thế nào. Dù vì lý do gì, mẹ cũng nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra kỹ lưỡng hơn. Hoặc trước mắt có thể nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ đến từ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ 24/7 cho mẹ và bé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp