Kết quả xét nghiệm công thức máu có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ chẩn đoán bệnh lý về máu cũng như các bệnh lý liên quan đến nhiễm khuẩn, nhiễm virus,... tìm nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa của loại xét nghiệm phổ biến này, mời bạn cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây.
03/06/2022 | Góc tư vấn: Vì sao cần xét nghiệm công thức máu sốt xuất huyết? 14/04/2022 | Mục đích của các xét nghiệm công thức máu là gì? 07/04/2022 | Tại sao nên thực hiện các xét nghiệm công thức máu toàn bộ? 05/02/2021 | Giải đáp các thắc mắc về các xét nghiệm công thức máu
1. Ý nghĩa của xét nghiệm công thức máu
Máu có vai trò vận chuyển dưỡng chất và khí oxy theo dòng tuần hoàn để cung cấp đến các tế bào của các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời, máu sẽ nhận lại khí cacbonic. Bên cạnh đó, máu còn có chức năng đông máu. Nếu xảy ra những bất thường trong máu thì các cơ quan khác trong cơ thể cũng sẽ phải chịu những ảnh hưởng nhất định.
Xét nghiệm công thức máu mang nhiều ý nghĩa quan trọng
Thực hiện xét nghiệm công thức máu giúp xác định về số lượng, kích thước và hình thái của các tế bào máu. Cụ thể như sau:
- Về hồng cầu: Sở dĩ máu của chúng ta có màu đỏ chính là do chất sắt của các tế bào hồng cầu.
+ Kiểm tra lượng hemoglobin trong hồng cầu sẽ cho biết người bệnh có bị thiếu máu hay không.
+ Kiểm tra về kích thước cũng như hình dạng của hồng cầu sẽ có thể tìm ra nguyên nhân dẫn đến thiếu máu. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu là do thiếu sắt. Vấn đề này thường gặp ở những trường hợp như sau: Phụ nữ có thai, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh, các bé gái trong độ tuổi dậy thì, người có chế độ ăn uống không đủ dưỡng chất, người bị bệnh tan máu bẩm sinh hoặc các bệnh lý về huyết sắc tố,...
+ Những trường hợp có số lượng hồng cầu trong máu thấp sẽ gặp phải một số triệu chứng như sau: Chóng mặt, hạ huyết áp, khó thở, đau tức ngực,... Các bác sĩ có thể chỉ định truyền hồng cầu cho người bệnh để cải thiện các triệu chứng bệnh.
- Về bạch cầu:
Những vấn đề về máu sẽ gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể
Bạch cầu có kích thước lớn hơn hồng cầu và có vai trò miễn dịch. Cơ chế hoạt động của bạch cầu như sau:
+ Khi phát hiện có những tác nhân từ bên ngoài như vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, những tế bào bạch cầu sẽ nhanh chóng đến ổ nhiễm trùng.
+ Tại đây, chúng sẽ phóng ra những chất hóa học có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng lan rộng.
+ Trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn để bảo vệ cơ thể, bạch cầu cũng kịp thời tạo ra những kháng thể để có thể trung hòa vi khuẩn trong trường hợp cơ thể tiếp tục bị tác nhân đó tấn công.
Khi số lượng bạch cầu càng tăng lên nghĩa là cơ thể đang bị nhiễm trùng. Do đó, việc khảo sát số lượng tế bào bạch cầu trong xét nghiệm công thức máu sẽ giúp nhận biết cơ thể chúng ta có đang bị nhiễm trùng không, mức độ nhiễm trùng như thế nào.
+ Không phải lúc nào các tế bào bạch cầu cũng tiêu diệt được vi khuẩn một cách hiệu quả mà đôi khi, có thể cần đến sự trợ giúp của các loại thuốc kháng sinh.
+ Hoặc đối với một số trường hợp bạch cầu không tăng nhưng người bệnh lại có một số biểu hiện như sổ mũi, sốt, cảm cúm,... thì khả năng người bệnh nhiễm virus là rất cao.
+ Bên cạnh đó, một số trường hợp tăng bạch cầu còn có thể là do cơ địa bị dị ứng với thức ăn, viêm mũi dị ứng, nhiễm ký sinh trùng hoặc do bệnh hen suyễn.
- Về tiểu cầu:
Kích thước của tiểu cầu rất nhỏ và thường không có màu sắc. Tiểu cầu đóng vai trò rất quan trọng trong giai đoạn đầu tiên của quá trình đông máu. Nếu mạch máu bị tổn thương, các tiểu cầu sẽ nhanh chóng được huy động đến vị trí này để bám dính lại với nhau và tạo thành một khối nút kín có tác dụng ngăn chặn chảy máu.
Xét nghiệm công thức máu sẽ giúp các bác sĩ đánh giá được số lượng tiểu cầu, từ đó nhận biết được chức năng đông máu có được đảm bảo không. Đối với những trường hợp cần phẫu thuật, chỉ số này rất quan trọng.
Những trường hợp có số lượng tiểu cầu quá thấp sẽ có một số biểu hiện như khó cầm máu, thường xuyên chảy máu răng, trên da có nhiều vết bầm mà không phải do va đập,... Do đó, nếu như xuất hiện những triệu chứng bất thường này, bạn không nên chủ quan mà cần tới những cơ sở y tế để được xét nghiệm và chẩn đoán sớm về tình trạng sức khỏe.
2. Chỉ số xét nghiệm công thức máu bao nhiêu là bình thường?
- Số lượng bạch cầu (WBC) trong khoảng 5.000 - 10.000 WBC/ mm3 được cho là bình thường.
- Số lượng hồng cầu ở nữ giới cần đạt từ 4.0 - 5.0 triệu RBC/ mcL, ở nam giới cần đạt 4,5 - 5,5 triệu RBC/ mcL, ở trẻ em chỉ số này cần đạt trong khoảng 3.8 - 6.0 triệu RBC/ mcL. Đối với trẻ sơ sinh, số lượng hồng cầu nằm trong khoảng 4.1 - 6.1 triệu RBC/ mcL.
Chỉ số hồng cầu thấp dẫn đến hoa mắt chóng mặt
Chỉ số các tế bào hồng cầu trong máu(HCT) ở những đối tượng khác nhau cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:
+ Ở nữ giới: 36 - 48%.
+ Nam giới: 42 - 52%.
+ Trẻ em là 29 - 59%.
+ Trẻ sơ sinh: 24 - 64%.
Chỉ số Hemoglobin (Hgb) cũng rất quan trọng trong việc chẩn đoán tình trạng thiếu máu, để xác định người bệnh có cần truyền máu hay không.
+ Chỉ số Hemoglobin ở người trưởng thành từ 12-15.5g/dL.
+ Ở trẻ em: Chỉ số Hemoglobin bình thường khi đạt 9.5 - 20.5 g/dL.
Chỉ số thể tích trung bình (MCV): 84 - 96 femtoliters (fL).
Chỉ số huyết sắc tố trung bình (MCH): 28 - 34 pg/ mỗi tế bào.
- Số lượng tiểu cầu trong phạm vi an toàn là 140.000 - 400.000 tiểu cầu/ mm3 và ở trẻ em chỉ số này cần đạt 150.000 - 450.000 tiểu cầu/ mm3.
Xét nghiệm công thức máu tại MEDLATEC để đảm bảo kết quả chính xác
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị y tế triển khai dịch vụ xét nghiệm công thức máu, do đó bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để đảm bảo có được kết quả chính xác nhất.
Nếu bạn đang băn khoăn, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là một lựa chọn sáng suốt. Với đội ngũ bác sĩ giỏi cùng với hệ thống máy móc hiện đại, MEDLATEC chắc chắn sẽ là một sự lựa chọn sáng suốt. Mọi thắc mắc và có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56.