Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ dưới 6 tháng tuổi, vì thế người mẹ nên quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của bản thân, cải thiện chất lượng sữa mẹ. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh, việc bổ sung dinh dưỡng lại càng quan trọng hơn, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và em bé. Nếu bạn đang băn khoăn về cách xây dựng chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch thì tham khảo những gợi ý dưới đây nhé!
24/09/2021 | Nguyên nhân và phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh 20/09/2021 | Nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát và đạt giá trị dinh dưỡng cao? 15/08/2021 | Mẹ bầu lưu ý: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn? 10/08/2021 | Chế độ ăn khi đang nuôi con bằng sữa mẹ để bé khỏe mạnh
1. Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng như thế nào tới em bé?
Chắc hẳn mọi người đều biết trong 6 tháng đầu đời, trẻ chủ yếu hấp thu dinh dưỡng từ sữa mẹ để phát triển toàn diện cũng như hoàn thiện hệ miễn dịch còn non nớt. Nếu như người mẹ ăn uống đủ chất, duy trì một chế độ dinh dưỡng hợp lý thì nguồn sữa mẹ sẽ đáp ứng được nhu cầu của trẻ nhỏ. Như vậy, chế độ dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe cũng như sự phát triển của em bé. Đó là lý do vì sao mọi người cần quan tâm tới chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch.
Chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của em bé ăn sữa mẹ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết dinh dưỡng từ sữa mẹ giúp cơ thể của bé sản sinh ra kháng thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm, sự tấn công của vi khuẩn, vi rút nghiêm trọng. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc, bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn bao giờ hết.
Nếu như người mẹ không ăn uống đầy đủ chất, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu sữa cho con bú hoặc sữa không đảm bảo dinh dưỡng. Điều này khiến bé bị còi xương, suy dinh dưỡng và chậm phát triển hơn so với bạn bè cùng tuổi. Thậm chí, trong tương lai, trẻ có nguy thể mắc một số bệnh mạn tính không lây nhiễm do thiếu dinh dưỡng trong 6 tháng đầu đời.
2. Một số nguyên tắc giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ
Như đã phân tích ở trên, một chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé khỏi sự tấn công của các loại vi rút, ví dụ như vi rút SARS-CoV cực nguy hiểm hiện nay. Để làm được điều này, các chị em phụ nữ nên tuân thủ một số nguyên tắc của chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch.
Chúng ta cần xây dựng chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch một cách khoa học
Đầu tiên, phụ nữ cho con bú nên tăng số lượng bữa ăn hàng ngày so với bình thường. Các chuyên gia thường khuyến khích bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 5 - 6 bữa mỗi ngày. Như vậy, chúng ta sẽ đảm bảo được khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng như vi chất dinh dưỡng cho chị em phụ nữ. Trong giai đoạn cho con bú, cơ thể của người mẹ cần nhiều năng lượng hơn, việc bổ sung dinh dưỡng là điều không thể thiếu.
Không những vậy, thực đơn hàng ngày của mẹ nuôi con bú cũng phải đa dạng, đảm bảo đầy đủ nhóm dinh dưỡng thiết yếu, đó là vitamin và khoáng chất, chất béo, protein và bột đường. Bên cạnh đó, mọi người đừng quên bổ sung thực phẩm giàu canxi vào bữa ăn mỗi ngày, chất dinh dưỡng này giúp chắc khỏe xương cho cả mẹ và em bé.
Đặc biệt, trong giai đoạn này, người phụ nữ không nên sử dụng sản phẩm chứa cồn hoặc các chất kích thích, ví dụ như thuốc lá. Những sản phẩm này có thể ảnh hưởng tới chất lượng sữa mẹ, tác động xấu tới sức khỏe của trẻ nhỏ, suy giảm hệ miễn dịch. Hậu quả là trẻ có nguy cơ bị vi rút gây bệnh dịch tấn công.
3. Thực phẩm nên bổ sung vào chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch
3.1. Thịt đỏ
Một trong những thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch là các loại thịt đỏ. Cơ thể của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời cần được bổ sung đủ sắt, giúp trí não phát triển. Bởi vì sắt là dinh dưỡng quan trọng giúp oxy sản sinh và hoạt động trong não. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết việc bổ sung đủ sắt trong chế độ dinh dưỡng của phụ nữ cho con bú giúp em bé thông minh và lanh lợi hơn.
Bổ sung sắt vào chế độ dinh dưỡng của mẹ nuôi con bú sữa là rất cần thiết
Trong đó, thịt bò là loại thịt đỏ được sử dụng khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam. Bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, kích thích vị giác của các chị em phụ nữ. Ngoài ra, nếu có điều kiện mọi người có thể tham khảo một số món ăn chế biến từ thịt cừu để bổ sung sắt nhé! Mọi người nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung vừa đủ lượng sắt thay vì lạm dụng những thực phẩm này quá nhiều.
3.2. Cá
Để bổ sung DHA cho trẻ bú mẹ, chúng ta nên tăng cường món ăn chế biến từ cá vào bữa ăn hàng ngày. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng DHA cực kỳ tốt cho sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ, giúp cải thiện trí nhớ, bé có những phản ứng nhanh nhạy hơn. Các loại cá dùng để chế biến món ăn khá đa dạng để người mẹ thay đổi khẩu vị thường xuyên.
3.3. Rau củ
Trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp, chúng ta cần quan tâm tới việc tăng sức đề kháng cho mẹ và em bé. Để làm được điều này, chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch không thể thiếu những món giàu vitamin và các chất khoáng thiết yếu. Đặc biệt, người phụ nữ nên bổ sung những món ăn chứa nhiều vitamin hòa tan trong nước, bởi vì cơ thể của em bé dễ dàng hấp thụ loại dinh dưỡng này thông qua sữa mẹ.
Người mẹ đừng quên bổ sung rau củ và hoa quả vào bữa ăn hàng ngày nhé!
4. Địa chỉ tư vấn dinh dưỡng dành cho phụ nữ cho con bú
Nếu bạn đang bối rối trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ nuôi con bú trong mùa dịch, hãy tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với kinh nghiệm hoạt động hơn 25 năm trong lĩnh vực y tế, bệnh viện được rất nhiều phụ nữ lựa chọn để theo dõi trước, trong và sau khi sinh em bé.
Đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của bệnh viện luôn sẵn sàng tư vấn về chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch. Nhờ vậy, người phụ nữ có thể yên tâm thực hiện và đảm bảo cơ thể bé hấp thu đầy đủ dinh dưỡng từ sữa mẹ, nâng cao sức đề kháng và ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Covid-19.
Các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có kinh nghiệm tư vấn dinh dưỡng cho phụ nữ nuôi con bú
Hy vọng rằng qua bài viết này mọi người sẽ được những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng chế độ ăn cho mẹ nuôi con bú mùa dịch. Việc bổ sung dinh dưỡng cho mẹ và em bé là vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay.