Virus Marburg triệu chứng là gì và cách phòng tránh lây nhiễm | Medlatec

Virus Marburg triệu chứng là gì và cách phòng tránh lây nhiễm

Marburg là tên loại virus gây sốt xuất huyết với tỷ lệ tử vong lên đến 88% - một con số báo động có thể khiến hệ thống y tế của nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng. Để hiểu rõ hơn về loại virus nguy hiểm này, cũng như nắm bắt virus Marburg triệu chứng gây ra là gì, cách phòng tránh lây nhiễm, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.


08/08/2022 | Cảnh báo: sốt xuất huyết do virus Marburg - chủng virus kịch độc với tỷ lệ tử vong cao
03/08/2022 | Virus Marburg - Loại virus chết người không thể lơ là cần cảnh giác

1. Virus Marburg là gì? Được phát hiện ở đâu?

Marburg là tên của một chủng virus sốt xuất huyết được WHO đánh giá là cực kỳ nguy hiểm, được xếp vào nhóm nguy cơ số 4 - tức nhóm cao nhất trong bảng xếp hạng các mầm bệnh. Thông thường, các mầm bệnh thuộc nhóm này phải được ngăn chặn bằng các biện pháp an toàn sinh học cũng có cấp độ 4.

Virus Marburg được WHO đánh giá là cực kỳ nguy hiểm và xếp vào nhóm nguy cơ cao nhất

Virus Marburg được WHO đánh giá là cực kỳ nguy hiểm và xếp vào nhóm nguy cơ cao nhất

Loại virus này được phát hiện tại Uganda, Kenya - một quốc gia thuộc khu vực Đông Phi với nguy cơ lây nhiễm nhanh trên diện rộng. Cái tên Marburg xuất phát từ việc chúng được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Marburg, Đức vào năm 1967.

2. Nguồn lây nhiễm virus Marburg

Về cơ bản, Marburg là một chủng virus lây từ động vật sang người (zoonosis) với vật chủ tự nhiên là một loài dơi ăn quả có tên khoa học là Rousettus aegyptiacus. Đây là lý do người có nguy cơ lây nhiễm cao thường là những người sống và tiếp xúc nhiều với các loài dơi hoang dã trong các hang động.

Được biết, loài dơi này khá phổ biến tại Châu Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải và tiểu lục địa Ấn Độ. Các báo cáo cho thấy, đã có những trường hợp là khách du lịch mắc bệnh sau khi họ đến thăm hang động là nơi sinh sống của dơi ăn quả.

Dơi ăn quả Rousettus aegyptiacus là vật chủ tự nhiên của virus Marburg

Dơi ăn quả Rousettus aegyptiacus là vật chủ tự nhiên của virus Marburg

Ngoài dơi Rousettus aegyptiacus, khỉ xanh Châu Phi cũng là một vật chủ tự nhiên mang trên mình loại virus nguy hiểm này. Chúng cũng chính là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát đầu tiên tại thành phố Marburg vào năm 1967, khi các nhân viên của phòng thí nghiệm tiếp xúc với chúng rồi nhiễm bệnh và tử vong sau đó.

Trong cộng đồng, virus Marburg có thể lây lan qua tiếp xúc với dịch cơ thể của bệnh nhân, chẳng hạn như quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ. Các mẫu máu của bệnh nhân cũng được xem là mối nguy hại cực lớn, chúng phải được đóng gói 3 lớp khi đưa đến phòng thí nghiệm.

Người tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus Marburg cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. Bên cạnh đó, các nghi thức chôn cất bệnh nhân tử vong cũng được đánh giá là tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Sau khi hoàn tất việc an táng, người tiếp xúc thi thể phải theo dõi sức khỏe trong 21 ngày.

3. Virus Marburg triệu chứng là gì?

Bệnh sốt xuất huyết gây ra bởi virus Marburg rất khó phân biệt với sốt xuất huyết thông thường. Mặc dù vậy, có một số triệu chứng điển hình để nhận biết khi bị nhiễm virus như:

  • Từ lúc bắt đầu nhiễm virus đến khi có triệu chứng thường kéo dài từ 2 đến 21 ngày. Sau khoảng thời gian này, cơn sốt xuất huyết sẽ bất ngờ xuất hiện khiến bệnh nhân sốt cao, đau đầu một cách dữ dội.

  • Toàn bộ cơ thể sẽ trở nên đau nhức, tiêu chảy nhiều nước, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, nôn từ ngày thứ 3 trở đi.

  • Tiêu chảy kéo dài trong suốt 1 tuần liền.

  • Đôi mắt sâu hoắm, khuôn mặt vô cảm và cực kỳ thờ ơ.

  • Máu tươi xuất hiện trong phân, chất nôn, dịch mũi, lợi hay thậm chí là âm đạo.

  • Người nhiễm virus có thể trở nên lú lẫn, cáu kỉnh hoặc hung hăng bất thường nếu hệ thần kinh bị ảnh hưởng.

4. Virus Marburg nguy hiểm như thế nào?

Bên cạnh việc WHO xếp virus Marburg vào nhóm nguy cơ cao nhất, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cũng đưa nó vào nhóm “Tác nhân khủng bố sinh học loại A”. Lý do là bởi, đã từng có một số quốc gia đưa loại virus này vào chương trình nghiên cứu vũ khí sinh học bởi độ nguy hiểm của nó.

Theo các nhà khoa học, Marburg tuy là một loại virus gây bệnh sốt xuất huyết nhưng thuộc họ Filoviridae, chứ không thuộc Flaviviridae như virus sốt xuất huyết thông thường lây truyền qua muỗi. Đây là họ virus chỉ gồm 6 chi và mỗi chi chỉ có từ 2 đến 6 loài virus, không nhiều như Flaviviridae có đến 50 loài khác nhau.

Mặc dù vậy, xét về độ kịch độc của chúng thì gần như không có đối thủ. Nếu như Dengue, Zika thuộc họ Flaviviridae chỉ thuộc nhóm nguy cơ số 2 - tức hiếm khi nghiêm trọng và có thể điều trị, phòng ngừa thì Marburg lại “được” xếp vào nhóm nguy cơ số 4.

Virus Marburg được xếp vào nhóm nguy cơ số 4 với độ kịch độc cao

Virus Marburg được xếp vào nhóm nguy cơ số 4 với độ kịch độc cao

Khi nhiễm virus Marburg triệu chứng gây ra điển hình là gây chảy máu, sốt và các triệu chứng khác tương tự như Ebola. Các thống kê cho thấy, cứ 10 người mắc bệnh thì có đến 9 người tử vong, tương đương 88%. Chưa có thuốc chữa cũng như vắc xin phòng ngừa hiệu quả ở thời điểm hiện tại.

Đợt bùng phát mới nhất của loại virus này được ghi nhận vào ngày 17/7 tại vùng Ashanti, phía Nam Ghana. Có 2 bệnh nhân đã bị nhiễm virus Marburg và tử vong chỉ một thời gian ngắn sau đó. Hiện tại, những người tiếp xúc với họ đã được cách ly, theo dõi.

Cần làm xét nghiệm chẩn đoán khi thấy dấu hiệu nhiễm bệnh

Cần làm xét nghiệm chẩn đoán khi thấy dấu hiệu nhiễm bệnh

5. Biện pháp phòng chống lây nhiễm virus Marburg

Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg hiện chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin phòng ngừa. Do đó người bệnh sẽ được điều trị theo nguyên tắc phát hiện, điều trị sớm, giảm thiểu các triệu chứng nghiêm trọng.

Về biện pháp phòng tránh lây nhiễm virus Marburg, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các nhóm đối tượng có nguy cơ cao như: nhân viên phòng thí nghiệm, nhân viên y tế, nhân viên nhà tang lễ,... cần thực hiện nghiêm chỉnh các quy định an toàn trong phòng chống dịch. Đặc biệt, các nhân viên y tế tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cơ thể cần được bao phủ hoàn toàn trong bộ quần áo bảo vệ với hệ thống khí thở nội bộ. Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sử dụng đồ bảo hộ như: đeo găng tay, đeo tháo mặt nạ, kính bảo vệ, áo choàng,...

Các thiết bị y tế đảm bảo được khử trùng đúng quy định. Hạn chế tối đa việc đi tới những nơi đang có dịch. Mọi trường hợp nghi ngờ cần cách ly y tế ngay và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán sớm. Đồng thời giữ gìn môi trường sống luôn sạch sẽ, tuyên truyền giáo dục cộng đồng về các kiến thức cơ bản trong phòng chống dịch.

Trên đây MEDLATEC đã giúp bạn nắm bắt được virus Marburg triệu chứng gây ra là gì cũng như các thông tin liên quan đến căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Nếu vẫn còn những băn khoăn, lo lắng về bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg gây ra, Quý vị có thể liên hệ đến số hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được tư vấn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp