Cảnh báo: sốt xuất huyết do virus Marburg - chủng virus kịch độc với tỷ lệ tử vong cao | Medlatec

Cảnh báo: sốt xuất huyết do virus Marburg - chủng virus kịch độc với tỷ lệ tử vong cao

Khi biến chủng mới BA.5 của COVID-19 cùng với dịch bệnh đậu mùa khỉ đang gây ra những nguy cơ lớn trên toàn cầu thì trong thời gian gần đây, Tổ chức Y tế Thế giới liên tục cảnh báo về bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg gây ra. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm bởi có tỷ lệ tử vong rất cao.


03/08/2022 | Virus Marburg - Loại virus chết người không thể lơ là cần cảnh giác
30/07/2022 | Phân biệt triệu chứng nhiễm COVID-19 (biến chủng BA.5), cúm A và sốt xuất huyết
21/07/2022 | Thời tiết nắng mưa thất thường ở Hà Nội, cảnh giác sốt xuất huyết bùng phát

1. Sốt xuất huyết do virus Marburg là gì?

Marburg cũng là một loại virus gây bệnh sốt xuất huyết song không cùng họ với virus Dengue. Dengue thuộc họ Flaviviridae là loại gây bệnh sốt xuất huyết thông thường, truyền từ người sang người qua muỗi vằn còn Marburg giống như Ebola lại thuộc họ Filoviridae.

Dengue chỉ được Tổ chức Y tế Thế giới xếp vào “nhóm nguy cơ số 2” thì Marburg cùng với Ebola được xếp vào nhóm nguy cơ cao nhất - số 4 bởi vì tỷ lệ tử vong mà nó gây ra cho con người có thể lên tới gần 90%, trong khi chưa có thuốc đặc trị hay vắc xin ngừa.

WHO xếp virus Marburg vào nhóm nguy cơ cao nhất

WHO xếp virus Marburg vào nhóm nguy cơ cao nhất

Tên gọi Marburg được đặt theo tên thành phố Marburg (Đức) là nơi lần đầu tiên virus được phát hiện song thực tế chúng có nguồn gốc từ Uganda. Do rất nguy hiểm nên trước đây, một số nước đã có kế hoạch biến chúng thành một dạng vũ khí sinh học.

Chúng từng gây dịch nên các đợt dịch lớn và gần đây nhất, vào tháng 7 tại Nam Ghana, virus lây cho hai người và khiến cả hai tử vong trong thời gian rất ngắn. 

Sự lây nhiễm của Marburg có thể trực tiếp qua việc tiếp xúc với nơi da bị tổn thương của người bệnh hoặc máu, dịch tiết, mô nhiễm bệnh. Chúng cũng có thể lây truyền do tiếp xúc với động vật hoang dã bị chết hoặc gián tiếp khi người bệnh để dịch tiết dính vào vật dụng rồi người khác chạm vào. 

Kể cả khi người bệnh đã qua đời, virus vẫn có thể lây lan cho người khác nếu không may chạm vào máu chỗ trầy xước hoặc quẹt vào mắt, niêm mạc mũi.

Virus này cũng có thể tồn tại trong tinh hoàn nam giới nhiễm bệnh rồi lây qua việc quan hệ tình dục

Trong tự nhiên, chúng tồn tại ở cơ thể một loài dơi ăn quả hoặc khỉ xanh châu Phi nên những người tiếp xúc với hai loài này có nguy cơ nhiễm bệnh cao.

Dơi ăn quả là một trong hai vật chủ của virus Marburg trong tự nhiên

Dơi ăn quả là một trong hai vật chủ của virus Marburg trong tự nhiên

2. Các triệu chứng thường gặp ở sốt xuất huyết do virus Marburg

Theo những công bố mà Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra, triệu chứng gây ra bởi virus Marburg gần như khó để phân biệt với sốt xuất huyết thông thường song vẫn có một số đặc trưng, cụ thể là:

  • Thời kỳ ủ bệnh có thể kéo dài từ 2 tới 21 ngày, sau đó, bệnh nhân sẽ đột ngột sốt cao cùng với những cơn đau đầu dữ dội.

  • Hệ thống cơ bắp trên toàn cơ thể đau nhức, có thể tiêu chảy cả tuần.

  • Mất nước, đau bụng, chuột rút, buồn nôn và nôn.

  • Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 kể từ lúc bệnh bùng phát, bệnh nhân có thể bị xuất huyết ở mức nghiêm trọng khi máu tươi xuất hiện trong phân, dịch nôn, dịch mũi, lợi và có khi cả ở âm đạo.

  • Nếu virus tác động tới thần kinh, sẽ khiến người bệnh trở nên lú lẫn hoặc trở nên cáu kỉnh và hung hăng bất thường.

  • Giai đoạn 8 tới 9 ngày sau khi phát bệnh, bệnh nhân có thể rơi vào trạng thái sốc, mất máu nghiêm trọng rồi tử vong.

Bởi thuốc đặc trị bệnh hiện nay chưa có nên những người nhiễm thường được chăm sóc bù nước qua uống hoặc truyền và điều trị triệu chứng để tăng sức đề kháng chống chọi bệnh của cơ thể.

Người bệnh có thể được bù nước qua đường uống hoặc truyền

Người bệnh có thể được bù nước qua đường uống hoặc truyền

3. Phòng ngừa sốt xuất huyết do virus Marburg như thế nào?

Con đường lây lan của virus từ động vật sang người hiện vẫn còn là ẩn số. Mặc dù đây không phải loại virus có thể lây truyền qua không khí, nhưng theo Tổ chức Y tế Thế giới, đã ghi nhận trường hợp những người làm việc trong hầm mỏ hoặc hang động ở châu Phi bị bệnh khi tiếp xúc với đàn dơi ăn quả.

Năm 2008, một du khách Hà Lan đã bị nhiễm bệnh và tử vong sau khi đi du lịch Uganda, một du khách Mỹ cũng nhiễm bệnh khi đến đây. Điểm chung là cả hai người đều đến thăm một hang động là nơi sinh sống của loài dơi ăn quả.

Việc nghiên cứu vắc xin phòng bệnh cho đến nay chưa có kết quả. Với việc ngăn sự lây lan của bệnh, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo:

  • Đối với nhân viên y tế, khi tiếp xúc với người có dấu hiệu nghi ngờ cần đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng ngừa một cách đầy đủ.

  • Các mẫu máu của người bệnh cần được đóng gói 3 lớp và thực hiện tại phòng thí nghiệm có độ an toàn cao nhất.

  • Người chăm sóc bệnh nhân cần được hướng dẫn thực hiện bảo hộ đầy đủ, việc chôn cất nên được thực hiện nhanh chóng và an toàn, theo dõi sức khỏe trong thời gian 21 ngày với những người tiếp xúc.

  • Nam giới từng nhiễm bệnh được khuyến cáo nên thực hiện quan hệ an toàn trong vòng 12 tháng kể từ lúc bị nhiễm hoặc sau khi kết quả xét nghiệm tinh dịch cho hai lần âm tính.

Tuân thủ thực hiện bảo hộ an toàn để phòng bệnh

Tuân thủ thực hiện bảo hộ an toàn để phòng bệnh

Đối với mỗi cá nhân, có thể thực hiện một số cách như:

Hạn chế tối đa việc đi tới những nơi đang có dịch

Trong trường hợp đặc biệt cần đi công tác hoặc làm nhiệm vụ, cần thực hiện đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới cũng như y tế địa phương. Khi quay trở về, cần khai báo y tế trung thực và tuân thủ hướng dẫn từ các cơ quan có thẩm quyền.

Nếu có tiếp xúc với người nhiễm hoặc nghi nhiễm

Báo cáo đầy đủ với cơ quan có thẩm quyền, thực hiện theo dõi theo quy định.

Không vận chuyển, tiêu thụ các loài động vật hoang dã

Việc mua bán, giết hại, tiêu thụ động vật hoang dã không chỉ gây mất cân bằng sinh thái, dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng một số loài mà đây còn có thể là những hành động dẫn tới nguy cơ của việc lây lan nhiều loại bệnh tật.

Động vật hoang dã có thể là vật chủ chứa một số loại virus nguy hiểm

Động vật hoang dã có thể là vật chủ chứa một số loại virus nguy hiểm

Giữ gìn vệ sinh cá nhân, môi trường

Chú trọng việc vệ sinh, bảo vệ cơ thể cũng như môi trường sống, hạn chế động chạm tay lên mắt, mũi, miệng.

Tăng cường sức khỏe

Bằng các hoạt động thể chất và dinh dưỡng phù hợp, nâng cao sức khỏe cũng như đề kháng cho bản thân. Thường xuyên theo dõi, cập nhật các tin tức, khuyến cáo của cơ quan y tế.

Bệnh sốt xuất huyết do virus Marburg đã từng là nỗi ám ảnh của một số quốc gia trên thế giới do tính chất nguy hiểm của chúng. Mặc dù tại Việt Nam, không tồn tại loại dơi ăn quả và khỉ xanh châu Phi là vật chủ mang mầm bệnh nhưng vẫn cần nâng cao cảnh giác. 

Mọi thắc mắc liên quan đến căn bệnh này, Quý khách vui lòng gọi số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Có cách nào điều trị dứt điểm giun kim ở trẻ không?

Một trong những câu hỏi được nhiều phụ huynh đặt ra trong quá trình chăm sóc trẻ là có thể điều trị dứt điểm giun kim không. Thực tế tình trạng này có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em lại là đối tượng thường gặp nhất. Dù không gây nguy hiểm hay đe doạ tính mạng nhưng vẫn để lại nhiều hệ lụy tiêu cực cho sức khỏe của trẻ. 
Ngày 20/06/2023

Đặc điểm của trứng giun kim - có thể bạn chưa biết

Đối tượng thường xuyên gặp phải tình trạng nhiễm trứng giun kim hay giun kim được xác định là trẻ nhỏ. Tình trạng này đôi khi không gây nguy hiểm, nhưng lại khiến người mắc khó chịu. Để biết được hình dạng của trứng giun kim ra sao, biểu hiện khi nhiễm là gì và làm thế nào để phòng ngừa lây nhiễm hiệu quả, mời bạn đọc cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay dưới đây. 
Ngày 16/06/2023

Bạn có biết: Sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi?

Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Nếu không có biện pháp điều trị phù hợp sẽ dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe con người. Vậy sốt xuất huyết kéo dài bao lâu thì khỏi? Thông tin liên quan sẽ được làm rõ trong bài viết.
Ngày 14/06/2023

Nguyên nhân thủy đậu - cách nhận biết và phòng tránh

Trong thời gian gần đây, số người bị mắc bệnh thủy đậu đang có xu hướng gia tăng ở mọi lứa tuổi. Việc nhận biết nguyên nhân thủy đậu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp phòng tránh bệnh, bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa sự lây lan ra cộng đồng.
Ngày 13/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp