Viêm VA cấp tính: dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị | Medlatec

Viêm VA cấp tính: dấu hiệu nhận biết và phương pháp điều trị

VA là một tổ chức lympho có trong vòm họng, có vai trò bảo vệ vùng mũi họng song cũng thường bị tác nhân gây bệnh tấn công gây viêm. Viêm VA cấp tính khá thường gặp ở trẻ em, gây nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị viêm VA cấp tính có triệu chứng gì, nên điều trị thế nào?


04/03/2021 | Viêm họng liên cầu và những thông tin liên quan ai cũng cần biết
11/11/2020 | Nguyên nhân, phòng ngừa và cách chữa viêm họng như thế nào?
14/10/2020 | Giải đáp thắc mắc: Viêm họng mạn tính có chữa khỏi được không?

1. VA là bộ phận gì và tìm hiểu về viêm VA cấp tính

VA là tên một tổ chức chứa nhiều tế bào bạch cầu - có vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là khu vực hệ hô hấp trên. VA nằm ở đường thở, không khí khi vào mũi sẽ đi cơ khu vực của cơ quan này rồi mới vào phổi. Vì thế, VA có khả năng nhận diện vi khuẩn trong không khí hít vào và tạo kháng thể tiêu diệt chúng, tránh viêm nhiễm hay bệnh lý liên quan.

viêm VA cấp tính

VA là một tổ chức miễn dịch nằm trong vòm họng và đường thở

Tuy nhiên, vi khuẩn cũng có thể tấn công gây viêm nhiễm cho tổ chức VA, đặc biệt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi cơ quan này chưa phát triển toàn diện và chưa có khả năng kháng vi khuẩn tốt. Trẻ độ tuổi từ 5 - 6 tuổi, tổ chức VA đã khá toàn diện nên khả năng tiêu diệt vi khuẩn tốt hơn, nguy cơ viêm cũng giảm hơn.

Viêm VA thường gặp ở trẻ nhỏ song người lớn hay trẻ lớn vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Vì thế không nên chủ quan khi xuất hiện dấu hiệu bệnh, tránh tiến triển thành mạn tính và gây ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển lâu dài của trẻ. 

Viêm VA cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ

Viêm VA cấp tính thường gặp ở trẻ nhỏ

2. Nhận biết viêm VA cấp tính với 6 dấu hiệu điển hình

Viêm VA cấp tính có thể gặp ở trẻ nhỏ từ 6 - 7 tháng tuổi hoặc trẻ lớn hơn khoảng 3 - 4 tuổi. Cha mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu nhận biết sau để sớm đưa trẻ đi thăm khám.

2.1. Sốt

Trẻ bị viêm VA thường bị sốt từ 38 - 39 độ C, đôi khi sốt cao lên tới 40 độ C. Sốt là triệu chứng bệnh lý khá thường gặp ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nhưng cha mẹ không nên chủ quan khi trẻ có dấu hiệu này.

2.2. Ngạt mũi

Viêm VA làm tăng tiết dịch nhầy, gây ngạt mũi nặng dần, ban đầu sẽ bắt đầu ở 1 bên mũi sau lan dần sang bên còn lại. Ngạt mũi khiến trẻ phải há miệng để thở, thở khó khăn, trẻ nhỏ sẽ khóc hoặc nói giọng mũi kín, hay khụt khịt thở,… Đặc biệt để ý trẻ khi bú, ngạt thở sẽ khiến trẻ bú ngắt quãng để thở hoặc bỏ bú.

2.3. Ho

Triệu chứng viêm VA cấp tính này thường không xuất hiện sớm mà vào khoảng ngày thứ 2 hoặc thứ 3 mắc bệnh. Ho do nhiều nguyên nhân như: thở bằng miệng nhiều gây khô miệng, dễ viêm họng hoặc do dịch nhầy chảy từ vòm mũi họng mang theo vi khuẩn gây viêm họng.

2.4. Chảy nước mũi

Viêm VA cấp tính sẽ gây tăng tiết dịch nhầy, ban đầu dịch này có màu trong sau đục dần. Dịch nhầy sẽ chảy ra phía trước mũi, xuống dưới họng.

2.5. Nghe kém

Viêm VA cấp tính cũng ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ, khiến trẻ lơ đễnh, nghe kém hơn.

Trẻ bị viêm VA thường sốt cao từ 38 - 40 độ

Trẻ bị viêm VA thường sốt cao từ 38 - 40 độ

2.6. Triệu chứng khác

Trẻ có thể gặp phải những triệu chứng toàn thân khác như: cơ thể mệt mỏi, hơi thở có mùi hôi khó chịu, dễ tiêu chảy, nôn trớ, quấy khóc nhiều hơn, biếng ăn,…

Đa phần viêm VA cấp tính ở trẻ sẽ diễn biến tốt sau vài ngày và không để lại di chứng, nếu khám lâm sàng sẽ thấy:

  • Sưng hạch góc hàm.

  • Các khe và hốc mũi đọng dịch nhầy, niêm mạc nề sưng đỏ.

  • Niêm mạc họng đỏ, có dịch mũi chảy ở thành sau họng.

  • Màng nhĩ mất bóng và trở nên xám đục, hơi lõm.

Viêm VA cấp tính nhiều lần nếu không được điều trị tốt hoặc phòng ngừa tốt có thể khiến các tổ chức VA này bị xơ hóa, tiến triển thành viêm VA mạn tính. Khi ở thể bệnh mạn tính, triệu chứng không rầm rộ và đa dạng như viêm VA cấp tính song kéo dài dai dẳng và nguy cơ biến chứng nặng hơn. Cần cẩn thận với nguy cơ thiếu oxy não do khó thở, ngừng thở ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Ngoài ra, viêm VA cấp tính có thể gây lây lan viêm cho nhiều cơ quan xung quanh như: Viêm tai giữa, viêm xoang, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm thanh khí quản,… Do đó cần chăm sóc điều trị và ngăn ngừa sự lan rộng của phản ứng viêm này.

3. Phương pháp điều trị và cách chăm sóc cho trẻ bị viêm VA cấp tính đúng

Trước hết cần thăm khám, chẩn đoán xác định tình trạng bệnh cũng như tác nhân gây viêm VA cấp tính, bác sĩ mới đưa ra liệu trình điều trị phù hợp. Với tác nhân gây bệnh là vi khuẩn mới sử dụng kháng sinh điều trị, không sử dụng cho trường hợp do virus không có dấu hiệu bội nhiễm. Ngoài ra, điều trị hỗ trợ để giảm triệu chứng, nâng cao thể trạng và can thiệp kịp thời khi biến chứng cũng được thực hiện.

Điều trị viêm VA cần dựa trên tác nhân gây bệnh

Điều trị viêm VA cần dựa trên tác nhân gây bệnh

Cụ thể, điều trị viêm VA cấp tính như sau:

3.1. Điều trị cụ thể

  • Vệ sinh mũi, làm loãng dịch nhầy, thông đường thở bằng thuốc nhỏ mũi, hút dịch mũi. Có thể dùng thuốc sát trùng nhẹ để vệ sinh viêm VA cho trẻ nhỏ.

  • Sử dụng khí dung mũi bằng kháng sinh hoặc Corticoid.

  • Nâng đỡ thể trạng bằng chăm sóc sức khỏe và nghỉ ngơi.

  • Sử dụng kháng sinh toàn thân cho các trường hợp viêm VA nặng, nguy cơ biến chứng.

Nếu viêm VA cấp tính kéo dài, dịch mủ viêm tích tụ nhiều, cần can thiệp vào để giải phóng tụ mủ hoặc nạo VA song rất ít khi được chỉ định.

3.2. Phẫu thuật nạo VA

Phẫu thuật nạo VA ít khi được chỉ định trong điều trị viêm VA cấp tính, chỉ khi bệnh kéo dài và sử dụng kháng sinh liều cao trước và sau điều trị. Hầu hết bệnh nhân viêm VA cấp tính đều được điều trị hiệu quả với các biện pháp điều trị cụ thể trên.

Phẫu thuật nạo VA ít được chỉ định trong viêm VA cấp tính

Phẫu thuật nạo VA ít được chỉ định trong viêm VA cấp tính

Viêm VA cấp tính là bệnh khá thường gặp ở trẻ nhỏ, gây nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì thế, cha mẹ nên chú ý khi thấy các dấu hiệu bệnh ở trẻ cần sớm đưa trẻ đi thăm khám và điều trị. Ngoài ra, cần theo dõi thường xuyên các triệu chứng bệnh, đặc biệt là dấu hiệu biến chứng nặng để can thiệp y tế kịp thời.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hít thở sâu - Chìa khóa vàng cho cơ thể khỏe mạnh mỗi ngày

Hiện nay thế giới ngày càng hiện đại, sôi động đòi hỏi con người luôn phải sống nhanh hơn, ngay cả trong công việc và sinh hoạt hàng ngày. Điều này khiến cho không ít người đã bỏ qua việc chăm sóc sức khỏe chủ động bằng những thói quen hàng ngày, đặc biệt là thói quen hít thở sâu. Hãy cùng tìm hiểu lợi ích của cách hít thở này nhé. 
Ngày 22/06/2023

Những biểu hiện của viêm phổi thùy và cách thức phòng tránh

Viêm phổi là một loại bệnh lý thường gặp. Bệnh được chia ra gồm có viêm phổi thùy và chứng phế quản phế viêm. Trong đó, bệnh viêm phổi thùy được đánh giá nhẹ hơn và hiệu quả điều trị cũng tốt hơn. Vậy viêm phổi thùy là gì? Những triệu chứng nhận biết của bệnh như thế nào? 
Ngày 21/06/2023

Phân độ suy hô hấp được phân chia như thế nào?

Suy hô hấp là một trong các dạng bệnh lý khá phổ biến ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Suy hô hấp không chỉ có tác động xấu với sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy các phân độ suy hô hấp được chia như thế nào?
Ngày 21/06/2023

Phổi nằm ở đâu? Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của phổi

Tầm quan trọng của lá phổi đối với các hoạt động sống của cơ thể đã được chứng minh bằng nhiều nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, không phải ai cũng biết rõ cấu tạo và nhiệm vụ của phổi cụ thể ra sao. Vậy phổi nằm ở đâu? Phổi có vai trò gì đối với cơ thể? Những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ được tầm quan trọng của cơ quan này. 
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp