Viêm tai giữa ở trẻ: nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị | Medlatec

Viêm tai giữa ở trẻ: nguyên nhân dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ là một bệnh nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra, bệnh rất phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Phác đồ điều trị tùy thuộc vào loại nhiễm trùng tai và độ tuổi của trẻ. Bài viết sau tìm hiểu rõ hơn về bệnh viêm tai giữa cũng như phác đồ điều trị bệnh.


17/08/2022 | 9 dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ cần lưu ý
18/05/2022 | Bệnh viêm tai giữa: phân loại, dấu hiệu và điều trị
18/05/2022 | Viêm tai giữa cấp ở trẻ sơ sinh dấu hiệu điển hình là gì?

1. Viêm tai giữa ở trẻ được hình thành như thế nào?

Thông thường, cơ chế thanh thải niêm mạc của các ống Eustachian (ET) giúp thông khí cho tai giữa và thoát dịch ra khỏi tai. Rối loạn chức năng hoặc tắc nghẽn ETs, do nhiễm virus hoặc các bệnh viêm niêm mạc khác, có thể cản trở cơ chế bình thường này. Chất lỏng tích tụ trong tai giữa không được thoát ra ngoài, trở thành nơi trú của các mầm bệnh do vi khuẩn hoặc virus gây ra, từ đó dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ. 

Viêm tai giữa rất phổ biến và 75% trẻ em bị nhiễm trùng tai ít nhất một lần trước khi bắt đầu đi học

Viêm tai giữa rất phổ biến và 75% trẻ em bị nhiễm trùng tai ít nhất một lần trước khi bắt đầu đi học

Các yếu tố nguy cơ hình thành bệnh là trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch còn yếu, khả năng lây nhiễm chéo trong các môi trường trường học cao. 

Bên cạnh đó, việc hình thành viêm tai giữa ở trẻ còn do một số nguyên nhân khác gây ra như: biến chứng của các bệnh lý về hô hấp (viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,…), tai bị chấn thương, vệ sinh tai không đúng cách.

2. Triệu chứng

Bệnh viêm tai giữa có một số triệu chứng giống với các tình trạng thường gặp khác như: sốt, cáu gắt, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy, mệt mỏi, không ngủ ngon giấc. Tuy nhiên, để phân biệt và nhận diện bệnh, các mẹ cần quan sát các biểu hiện sức khỏe khác như: 

  • Trẻ đau tai nên thường xuyên dùng tay để dụi hay kéo tai.

  • Có dịch bất thường trong tai bé.

  • Bé bị ù tai, nghe kém (không phản ứng với âm thanh ở cường độ thấp).

Sự hiện diện của tràn dịch tai giữa là một yếu tố cần thiết để chẩn đoán viêm tai giữa

Sự hiện diện của tràn dịch tai giữa là một yếu tố cần thiết để chẩn đoán viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một bệnh thường thấy ở trẻ nhỏ, bệnh có thể được điều trị dứt điểm và không để lại những ảnh hưởng sức khỏe về sau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ khác, do phụ huynh không kịp thời phát hiện bệnh, hay tâm lý chủ quan, dẫn đến trẻ không được điều trị sớm và đúng cách. Đây là nguyên nhân hình thành các biến chứng viêm tai giữa ở trẻ như viêm màng não, điếc,… 

3. Viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?

Trong một nghiên cứu về viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh dưới một tuổi, 27% trường hợp nhiễm trùng đường hô hấp trên có triệu chứng dẫn đến viêm tai giữa. Trong một nghiên cứu khác về trẻ em bị viêm tai giữa nhẹ, hai phần ba trường hợp tự lành mà không cần dùng kháng sinh, mặc dù chậm hơn so với những trẻ được dùng kháng sinh. Những dữ liệu này trả lời cho câu hỏi “viêm tai giữa ở trẻ em có tự khỏi không?”, một số trẻ em bị nhiễm mầm bệnh do virus và vi khuẩn có thể phát triển thành bệnh viêm tai giữa nhẹ, đơn giản và tự phục hồi.

4. Chẩn đoán - điều trị

Cách chẩn đoán: sau khi biết được tình trạng, triệu chứng bệnh của bé từ phụ huynh, bác sĩ chuyên khoa sẽ kiểm tra mũi, họng và màng nhĩ của bé bằng kính phóng đại, hiển vi,… để quan sát và xem xét tình hình bệnh.

Kết hợp giữa các biểu hiện sức khỏe và việc sử dụng kính soi tai có nguồn sáng để chẩn đoán bệnh

Kết hợp giữa các biểu hiện sức khỏe và việc sử dụng kính soi tai có nguồn sáng để chẩn đoán bệnh

Hướng điều trị của bệnh viêm tai giữa là giúp giảm viêm, nhiễm trùng và hạn chế tối đa những ảnh hưởng sức khỏe về sau cho trẻ. Trong trường hợp bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng, phương án điều trị tốt nhất là kết hợp giữa việc chữa trị viêm tai giữa và điều trị biến chứng để ngăn sự tiến triển xấu của bệnh.

Có hai phương pháp được sử dụng để chữa trị viêm tai giữa ở trẻ, bao gồm điều trị bằng thuốc (điều trị nội khoa) và chích rạch màng nhĩ - ống thông khí (điều trị ngoại khoa). Đa số các trường hợp bệnh đều áp dụng phương pháp điều trị nội khoa với thuốc kháng sinh, corticoid, thuốc nhỏ mũi,… Nếu bệnh vẫn không thuyên giảm, các biến chứng trở trên trầm trọng hơn, cần chuyển sang phương án điều trị ngoại khoa.

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh, cần tôn trọng liều lượng và thời gian điều trị theo quy định

Lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh, cần tôn trọng liều lượng và thời gian điều trị theo quy định

Lưu ý là nếu bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh, hãy tiếp tục điều trị cho đến khi kết thúc, ngay cả khi bé đã cảm thấy tốt hơn sau 1 hoặc 2 ngày. Bởi vì, điều trị dứt điểm làm giảm nguy cơ xuất hiện vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh được sử dụng. Cần đưa bé đến bác sĩ trong lần hẹn tiếp theo để kiểm tra và đảm bảo rằng không còn chất lỏng ở phía sau màng nhĩ.

5. Một số biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa ở trẻ

Để phòng ngừa bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ, bên cạnh việc bảo vệ và vệ sinh sạch sẽ tai, cần giúp trẻ phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp, dưới đây là một số các biện pháp mà phụ huynh có thể tham khảo:

  • Trong trường hợp trẻ bị viêm mũi họng, nên thường xuyên xì mũi cho trẻ và rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý, tránh để tình trạng viêm nhiễm lan sang tai.

  • Tai trẻ rất dễ tổn thương, vì vậy cần sử dụng đúng dụng cụ vệ sinh tai, không dùng vật lạ đưa vào tai trẻ.

  • Thường xuyên làm sạch tai cho trẻ và không cố gắng đưa dụng cụ vệ sinh vào quá sâu trong ống tai bé.

  • Hạn chế tối đa nước vào tai trẻ, khi nước vào tai cần vệ sinh, làm khô sạch sẽ tai. 

  • Điều trị ngay các bệnh lý về đường hô hấp khi trẻ mắc bệnh để tránh xuất hiện biến chứng.

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ để ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây nhiễm trùng tai.

  • Không cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động.

  • Đừng để bé bú bình khi nằm, bởi vì, trẻ sơ sinh nằm ngửa sẽ có xu hướng bị sặc. Do đó, sữa có thể đi lên mũi và đi vào ống Eustache thông với mặt sau của màng nhĩ, vì vậy bạn nên để trẻ bú trong vòng tay của bạn bằng cách nâng đầu bé lên hoặc kê gối cho bé.

Trên đây là sự hình thành bệnh, biểu hiện sức khỏe, phương pháp chẩn đoán và phác đồ điều trị bệnh viêm tai giữa ở trẻ. Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này ở các bé, hãy đưa bé đến chuyên khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và có hướng điều trị thích hợp. Hoặc, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài sau: 1900 56 56 56 để nhận được sự tư vấn và hướng dẫn từ các chuyên viên.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh: Cách chăm sóc như thế nào?

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh không phải là một bệnh lý hiếm gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu bị chàm sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày cũng như quá trình phát triển toàn diện của con. Để giúp trẻ sớm thoát khỏi tình trạng chàm sữa, mẹ cần phải biết cách chăm sóc đúng cách và hiệu quả. 
Ngày 22/06/2023

3 bước hút mũi cho bé cha mẹ cần biết

Hút mũi cho bé là một trong những bước chăm sóc cơ bản, giúp bảo vệ trẻ trước các bệnh lý về đường hô hấp. Tuy nhiên, việc hút mũi nếu không làm đúng cách đôi khi còn gây tổn thương hoặc tác động xấu đến đường hô hấp của bé. Để giúp mẹ có thêm thông tin hữu ích, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cách hút mũi an toàn và hiệu quả cho bé. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ nổi mề đay: Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ nổi mề đay dẫn đến tình trạng phát ban đỏ gây ngứa ngáy khắp người và khó chịu, quấy khóc khiến không ít các bậc phụ huynh lo lắng. Nổi mề đay ở trẻ có nguy hiểm không? Tìm hiểu những nguyên nhân và biện pháp chữa trị hiệu quả sẽ giúp con sớm trở về cuộc sống bình thường. 
Ngày 22/06/2023

Trẻ biếng ăn - Truy tìm nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ biếng ăn luôn là vấn đề khiến các bậc phụ huynh phải trăn trở bởi điều này ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của con. Tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ lười ăn sẽ giúp ba mẹ phần nào khắc phục được tình trạng này và có biện pháp giúp bé ăn ngoan, ăn khỏe hơn.
Ngày 22/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp