Viêm mạch bạch huyết: nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị | Medlatec

Viêm mạch bạch huyết: nguyên nhân dấu hiệu và phương pháp điều trị

Trong thành phần của hệ miễn dịch, mạch bạch huyết có vai trò rất quan trọng vì nó là yếu tố chống lại sự xâm nhập của tác nhân gây hại. Bởi vậy, viêm mạch bạch huyết sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hệ thống miễn dịch, nếu không được điều trị ngay rất dễ gây nguy hiểm cho sự sống.


21/06/2022 | Phù bạch huyết là gì, nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
22/07/2021 | Cùng chuyên gia tìm hiểu lý do khiến hạch bạch huyết bị sưng
14/11/2020 | Hạch bạch huyết: Cấu trúc, chức năng và bệnh lý thường gặp

1. Viêm mạch bạch huyết - nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

1.1. Như thế nào là viêm mạch bạch huyết?

Hệ bạch huyết được tạo nên bởi các cơ quan:

- Lá lách: có nhiều chức năng trong đó quan trọng nhất là lọc máu.

- Amidan: ở cổ họng.

- Tuyến ức: phía trên ngực, hỗ trợ sự phát triển của tế bào bạch cầu.

- Tế bào miễn dịch (lymphocyte): phát triển ở tủy xương rồi di chuyển đến mạch bạch huyết cùng các cơ quan khác thuộc hệ bạch huyết để bảo vệ cơ thể chống lại tác nhân gây hại. 

Viêm mạch bạch huyết là dạng viêm nhiễm bất thường xảy ra ở hệ bạch huyết

Viêm mạch bạch huyết là dạng viêm nhiễm bất thường xảy ra ở hệ bạch huyết

Hệ bạch huyết còn có vai trò lọc dịch bạch huyết. Dịch này di chuyển khắp cơ thể theo chiều dọc của các mạch bạch huyết. Trong quá trình ấy, nó thu thập vi khuẩn, chất béo cùng chất thải từ mô và tế bào. Cuối cùng, hạch bạch huyết lọc chất độc hại ra khỏi dịch bạch huyết để sản xuất tế bào bạch cầu chống lại nhiễm trùng.

Viêm mạch bạch huyết tức là viêm nhiễm xảy ra ở hệ thống bạch huyết. Hệ này gồm mạng lưới các tế bào, cơ quan, tuyến và ống dẫn. Các tuyến có tên gọi khác là các hạch, có mặt ở khắp cơ thể nhưng rõ nhất ở dưới nách, hàm và háng. Có thể nhầm lẫn bệnh lý này với chứng huyết khối tĩnh mạch.

1.2. Nguyên nhân gây viêm mạch bạch huyết

Bệnh viêm mạch bạch huyết là kết quả của sự xâm nhập virus, vi khuẩn vào các kênh bạch huyết. Các tác nhân này có thể đi qua vết thương, vết cắt hoặc được phát triển từ nhiễm trùng hiện có. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là nhiễm khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu. 

Những người đang mắc một nhiễm trùng da với diễn tiến xấu đi cũng có thể bị viêm mạch bạch huyết. Như vậy có nghĩa là vi khuẩn sẽ nhanh chóng tấn công vào máu và gây ra các biến chứng: viêm nhiễm toàn thân và nhiễm trùng huyết đe dọa sự sống.

Nhiễm tụ cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây viêm mạch bạch huyết

Nhiễm tụ cầu khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây viêm mạch bạch huyết

Các yếu tố sau góp phần làm tăng nguy cơ bị viêm mạch bạch huyết:

- Đái tháo đường.

- Mất hoặc suy giảm chức năng miễn dịch.

- Sử dụng steroid lâu dài.

- Bệnh thủy đậu.

- Bị chó, mèo cắn.

- Bệnh Crohn.

- Một số bệnh ung thư: dạ dày, phổi, trực tràng, vú, tuyến tiền liệt.

1.3. Dấu hiệu bệnh viêm mạch bạch huyết

Người bệnh có thể xuất hiện các sọc đỏ ở trên bề mặt da khu vực nhiễm bệnh kéo dài đến tuyến bạch huyết gần nhất. Các vệt sọc này có thể mờ nhưng cũng có thể nhỏ hoặc rất rõ ràng. Một số trường hợp còn có mụn nước đi kèm.

Một số dấu hiệu khác của bệnh viêm mạch bạch huyết cũng có thể xuất hiện như: hạch bạch huyết bị sưng, ớn lạnh, khó chịu, không khỏe, sốt, ăn không cảm thấy ngon miệng, đau cơ, nhức đầu,... Ngoài ra, cũng sẽ có những trường hợp không gặp các dấu hiệu đã được đề cập ở đây.

2. Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh viêm mạch bạch huyết

2.1. Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát để có căn cứ chẩn đoán bệnh viêm mạch bạch huyết như: xem có tình trạng sưng ở hạch bạch huyết không,... Nếu cần thiết, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu sinh thiết tìm nguyên nhân gây sưng hạch hoặc cấy máu khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm trùng huyết. Các tình trạng được xem là cung cấp cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh gồm: sốt cấp tính, viêm mô tế bào cấp tính, sưng đau hạch bạch huyết,...

Khám bác sĩ khi bị sưng đau ở hạch giúp chẩn đoán đúng viêm mạch bạch huyết

Khám bác sĩ khi bị sưng đau ở hạch giúp chẩn đoán đúng viêm mạch bạch huyết

Chẩn đoán viêm mạch bạch huyết cần phân biệt với:

- Viêm tĩnh mạch huyết khối nông: người bệnh không hề có dấu vết xâm nhập, thấy được và sờ nắn rõ thừng tĩnh mạch bị viêm, không có tình trạng sưng đau hạch bạch huyết địa phương.

- Viêm quầng: chủ yếu bị ở mặt, một số người bị ở chân tay. Viêm quầng trên da hình thành từ một mảng ban đỏ nổi lên trên mặt da, có mụn nước bao phủ và gò bao quanh.

- Nhiễm mầm bệnh kỵ khí ở mô dưới da: da bị phá huỷ trên phạm vi rộng.

- Vết thương do chó, mèo cào: tiến triển âm ỉ, chậm chạp, ít đau.

2.2. Điều trị

Các phương pháp thường được dùng để điều trị viêm mạch bạch huyết gồm:

- Toàn thân: sử dụng kháng sinh phổ rộng hoặc theo kinh nghiệm qua đường tiêm, truyền. Trong các trường hợp nặng cần lấy bệnh phẩm (bằng bóc tách hạch, chọc hút,...) để nuôi cấy, làm kháng sinh đồ để tìm kháng sinh điều trị phù hợp.

- Tại chỗ: dẫn lưu với trường hợp áp xe. Không áp dụng phương pháp rạch với trường hợp viêm mô tế bào đơn thuần.

- Chọc hút bằng kim: nhằm loại bỏ chất dịch bị nhiễm trùng trong ổ áp xe.

- Rạch và dẫn lưu: tiêm thuốc gây tê tại chỗ vào các mô quanh ổ áp xe sau đó bác sĩ tạo một vết rạch ở trên da nhằm đẩy mủ ra ngoài. Cuối cùng, vết thương sẽ được khử khuẩn bằng dung dịch chuyên dụng.

Một số trường hợp sẽ được dùng ống dẫn lưu hoặc gạc vô trùng chèn trong khoang áp xe. Sau khoảng 24 - 36 giờ, các vật này sẽ được bác sĩ lấy ra.

Bản thân mạch bạch huyết là một phần không thể thiếu của hệ miễn dịch. Vì thế, bất cứ sự tổn thương nào xảy ra trong hệ thống này đều được xem là nguy hiểm. Ngay khi bạn phát hiện ra tình trạng sưng ở một hạch nào đó trên cơ thể, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín thăm khám để được chẩn đoán và tìm hướng điều trị tích cực. Đặc biệt, một mạch bạch huyết to còn có nguy cơ là diễn tiến của tiến trình ung thư nên càng không thể xem thường.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp quý khách hình dung cụ thể hơn về bệnh viêm mạch bạch huyết và biết mình cần phải làm gì để ngăn chặn mọi hệ lụy có thể xảy ra. 

Nếu còn thắc mắc nào khác có liên quan đến bệnh lý này hay có nhu cầu thăm khám, quý khách có thể gọi đến số điện thoại 1900 56 56 56. Tổng đài viên của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng có mặt để giải đáp và hướng dẫn quý khách thao tác đặt lịch chính xác.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Cần làm gì khi bị bỏng nước sôi?

Bỏng nước sôi không hiếm gặp trong đời sống hàng ngày. Nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vậy cần phải xử lý khi bị bỏng nước sôi như thế nào, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Ngày 23/06/2023

Cách trị mụn nhọt hiệu quả và dễ thực hiện

Mụn có thể xuất hiện tại nhiều vùng da trên cơ thể, đặc biệt là trên da mặt khiến bạn cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mụn và gợi ý về cách trị mụn nhọt hiệu quả, đơn giản và có thể thực hiện ngay tại nhà.
Ngày 23/06/2023

Cách cải thiện mề đay mạn tính

Nổi mề đay là tình trạng thường gặp, thông thường sẽ biến mất trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu nổi mề đay trong thời gian dài thì khả năng cao là mề đay mạn tính. Tình trạng này khiến người bệnh ngứa ngáy, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Vậy làm thế nào để cải thiện, hãy cùng MEDLATEC tham khảo bài viết sau.
Ngày 23/06/2023

Móng tay có sọc dọc cảnh báo điều gì?

Một dấu hiệu bất thường mà nhiều người gặp phải là móng tay có sọc dọc. Mặc dù đây chỉ là một biểu hiện nhỏ nhưng bạn không nên lơ là, bởi nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề sức khỏe. Vậy cụ thể tình trạng này cho thấy điều gì, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu qua bài viết sau.
Ngày 23/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp