Đầu tư và chăm chút cho vẻ ngoài của bạn là điều bình thường. Nhưng sẽ ra sao nếu một ngày đẹp trời làn da của bạn lại gặp vấn đề bong tróc, sưng tấy đỏ, đóng vảy,… Có thể bạn đã bị viêm da, một bệnh lý có thể mắc phải do cơ địa hoặc thời tiết. Ngay bây giờ hãy cùng tìm hiểu về bệnh lý viêm da dầu, một trong những bệnh lý nhiều người bị nhất hiện nay.
08/07/2021 | Mách bạn những cách giảm ngứa bệnh viêm da cơ địa 12/06/2021 | Bệnh viêm da cơ địa: định nghĩa, triệu chứng và yếu tố hình thành 05/06/2021 | Viêm da tiết bã là bệnh gì, nguyên nhân và những triệu chứng thường gặp 31/05/2021 | Bỏ túi ngay cách ngừa viêm da tiết bã hiệu quả, an toàn
1. Một số thông tin về căn bệnh viêm da dầu
Viêm da dầu hay còn được gọi một cái tên khác là “viêm da tiết bã nhờn”. Đây là một bệnh lý mạn tính, thường thấy những hình ảnh đặc trưng như vệt, mảng sừng rộp lên màu hồng hoặc đỏ.
Những điều cần biết về viêm da dầu
Đôi khi sẽ thấy kèm theo hiện tượng bong tróc, do tiết bã dầu nhờn, làm da khô và đóng vảy lại. Có nhiều người sẽ lầm tưởng là dấu hiệu của các bệnh khác như viêm da cơ địa, nấm da đầu, lupus bởi hình ảnh đóng vảy cục bộ, có mụn nước li ti mọc thành trùm ở lưng, ngực, tay hoặc viền tóc.
Về cơ bản, căn bệnh này không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Nhưng lại gây ảnh hưởng tâm lý khá lớn tới người bệnh do tác động nhiều tới ngoại hình.
2. Một số dấu hiệu nhận biết
Căn bệnh này có những biểu hiện triệu chứng, dấu hiệu nhận biết khác nhau, đa dạng. Chúng đã được các bác sĩ chuyên khoa, ngành nghiên cứu và thống kê lại. Dưới đây sẽ là một số những dấu hiệu mà bạn có thể tham khảo:
2.1. Dấu hiệu nhận biết viêm da dầu ở trẻ nhỏ
Chắc hẳn bạn đã từng nghe hoặc từng nhìn thấy “cứt trâu trên đầu” trẻ sơ sinh. Đây là một trong những triệu chứng nhẹ của bệnh viêm da dầu ở trẻ nhỏ. Da trẻ sơ sinh còn non và khác mỏng, nhưng khu vực da đầu lại là nơi dễ bị viêm nhất. Chúng tạo thành những mảng da dày hơn, bám chặt vào da đầu.
Căn bệnh này ở trẻ sơ sinh có tên dân gian là “cứt trâu”
Tuy nhiên triệu chứng này ở trẻ sơ sinh chỉ xuất hiện trong thời gian đầu sau sinh từ 3 - 6 tháng sẽ tự hết. Nếu tình trạng này còn kéo dài hơn hãy đưa bé đến bệnh viện để được các bác sĩ khám.
2.2. Dấu hiệu nhận biết viêm da dầu ở người lớn
Đối với trẻ sơ sinh là dấu hiệu bệnh lý bình thường, sẽ tự bay hết. Nhưng điều đó không giống với người lớn. Theo nhiều thống kê đối với người trưởng thành khi bị viêm da dầu sẽ có nhiều triệu chứng và các dấu hiệu nhận biết hơn.
Bệnh ở người lớn sẽ có dấu hiệu đặc trưng hơn
Dấu hiệu cơ bản là khi bị viêm da thì tuyến bã nhờn sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn, đặc biệt đối với da dầu thì tuyến bã nhờn này sẽ làm việc nhiều hơn ở vùng chữ T trên mặt, vùng da đầu và phía sau tai.
Đối với một số người thì có biểu hiện ngứa ngáy vùng da bị viêm. Tại những vị trí bị viêm da dầu có xuất hiện những vết mẩn đỏ theo vệt kéo dài tạo vảy khô. Những vị trí xuất hiện có thể là viền tóc, lưng, ngực,… và khá dễ nhận biết sự khác biệt đối với vùng da xung quanh.
3. Nguyên nhân gây bệnh
3.1. Nguyên nhân do di truyền
Những nghiên cứu thống kê từ các viện nghiên cứu các bệnh về da thì tỷ lệ mắc bệnh viêm da dầu từ những người thân đã từng bị nhiễm bệnh sẽ cao hơn người khác. Và từ đó kết luận được nguyên nhân của bệnh lý này có mang yếu tố di truyền.
Tăng bã nhờn do rối loạn bài tiết bã nhờn
3.2. Sự rối loạn, bài tiết bã nhờn
Môi trường da dầu, nhiều bã nhờn là môi trường hoàn hảo cho nhiều loại vi khuẩn, nấm ký sinh trên da. Vậy nên chăm sóc da dầu cũng thường phức tạp và phải kỹ hơn.
Khi da không được làm sạch, dầu và bã nhờn sẽ làm tắc lỗ chân lông. Lúc này sẽ trở thành nơi trú ngụ, sinh sôi của các vi khuẩn, nấm men. Tiếp đến là sẽ dẫn tới tình trạng bị viêm da dầu
Hơn nữa việc rối loạn sự bài tiết bã nhờn có thể còn bị ảnh hưởng bởi yếu tố tinh thần như những bệnh về thần kinh như Parkinson, rối loạn lo âu, trầm cảm,… Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không điều độ thiếu khoa học như sử dụng nhiều cafe, bia, rượu, thức đêm,…
3.3. Sự mất nước phá vỡ lớp màng bảo vệ da
Cơ thể thường chiếm tỷ trọng là lớn khá lớn. Da cũng cần được cung cấp đủ nước để nuôi dưỡng các tế bào. Vậy nên khi thiếu nước, mất nước, đối với da dầu sẽ khiến da phải điều tiết dầu để cân bằng độ ẩm cho da. Lúc này sẽ dẫn tới tình trạng da bị bí tắc.
Hơn nữa khi da quá khô, thiếu nước sẽ khiến lớp mang lipid bị phá vỡ, các yếu tố ngoại sinh dễ xâm nhập vào da hơn. Những điều này khiến da dễ dàng bị viêm nhiễm bởi vi khuẩn, nấm men là tác nhân dẫn tới bệnh viêm da dầu.
Sự mất nước phá vỡ lipid dễ là tác nhân gây viêm da
4. Cách điều trị bệnh lý viêm da
Viêm da dầu là bệnh lý dễ bắt gặp, nhưng để có thể điều trị dứt điểm bệnh thì cần áp dụng những phác đồ điều trị đúng cách theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Tùy từng tình trạng của bệnh mà việc điều trị có thời gian khác nhau. Ngoài ra có những người khỏi bệnh sớm do phù hợp yếu tố thời tiết, khí hậu.
Vậy nên nếu nghi ngờ mình bị viêm da dầu hãy tìm đến ngay các cơ sở y tế như trung tâm da liễu, phòng khám đa khoa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC,… để được khám chữa bệnh kịp thời. Không nên tự ý sử dụng các loại lá thuốc, các phương pháp chữa mẹo (mang mác chữa bệnh dân gian) để điều trị. Vì những lời quảng cáo lan tràn như hiện nay không có tính xác minh về hiệu quả cũng như những tác dụng phụ tác động, ảnh hưởng tiêu cực tới da.
Bệnh lý viêm da dầu có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác nhau như nấm da, bị nấm candida, bệnh lupus,… Đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cùng với đội y bác sĩ chuyên khoa da liễu đã có trên 25 năm kinh nghiệm. Hơn nữa, còn có trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012. Bệnh viện đa khoa MEDLATEC kết hợp với gần 40 đơn vị bảo hiểm tư nhân để bảo lãnh viện phí. Ngoài ra, áp dụng với cả BHYT tại BVĐK MEDLATEC và PKĐK MEDLATEC Tây Hồ. Hãy liên hệ số hotline tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám, chữa bệnh.