Vi khuẩn HP sống được bao lâu? Sự tồn tại của vi khuẩn HP | Medlatec

Vi khuẩn HP sống được bao lâu? Sự tồn tại của vi khuẩn HP

Ngày càng có nhiều người bị nhiễm vi khuẩn HP, đặc biệt số người trẻ tuổi mắc bệnh cũng ngày một nhiều hơn. Sự tồn tại của vi khuẩn HP gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhất là với những người có lối sống và chế độ ăn không khoa học. Để tiêu diệt được chúng, ta cần tìm hiểu về môi trường sống cũng như thời gian vi khuẩn HP sống được bao lâu?


07/09/2020 | Ăn gì để diệt vi khuẩn HP - thắc mắc không của riêng ai
07/09/2020 | Vi khuẩn HP có lây không và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả
07/09/2020 | Vi khuẩn HP là gì và cách phòng ngừa lây lan như thế nào?
07/09/2020 | Nguyên tắc hoạt động của kỹ thuật thử HP bằng hơi thở

1. Tìm hiểu về vi khuẩn Helicobacter Pylori

1.1. Tổng quan 

Vi khuẩn HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, là một loại xoắn khuẩn có dạng hình que. Phần đầu nhiều sợi lông nhỏ giúp cho vi khuẩn có thể di chuyển và bám dính dễ dàng trên bề mặt niêm mạc dạ dày.

Các bệnh về dạ dày như viêm loét, ung thư,... xuất hiện chủ yếu là do loại vi khuẩn này gây ra. 

1.2. Sự xuất hiện của vi khuẩn HP

Helicobacter Pylori được 2 nhà khoa học người Úc tìm thấy trong dạ dày của con người vào năm 1982. Năm 2005 hai ông đã nhận giải Nobel cho phát hiện vi khuẩn HP trong dạ dày của con người. 

vi khuẩn hp sống được bao lâu

Vi khuẩn HP được tìm thấy  lần đầu vào năm 1982

Cũng có nhiều nghiên cứu và nhận định cho rằng vi khuẩn HP đã tồn tại từ rất lâu trên trái đất khoảng 60.000 năm về trước.

2. Môi trường sống và thời gian tồn tại của vi khuẩn HP 

2.1. Môi trường sống của Helicobacter Pylori

Loại vi khuẩn này được tìm thấy đầu tiên ở dạ dày. Và nhiều nghiên cứu sau này cũng cho thấy Helicobacter Pylori sống chủ yếu ở dạ dày. Tuy nhiên sau này loại vi khuẩn này còn được tìm thấy ở khoang miệng, nước bọt, cao răng, dị sản dạ dày,…

Không chỉ trong cơ thể con người, vi khuẩn HP còn được tìm thấy ở các kênh rạch, ao hồ, thức ăn, phân, nguồn nước bị ô nhiễm,… những nơi không đảm bảo vệ sinh.

2.2. Vi khuẩn HP sống được bao lâu

Helicobacter Pylori có sức sống mãnh liệt trong môi trường dạ dày với dạng hình que và sẽ không sinh sôi và phát triển.

Acid dạ dày không ảnh hưởng đến vi khuẩn HP

Acid dạ dày không ảnh hưởng đến vi khuẩn HP

Ở môi trường tự nhiên thì vi khuẩn HP lại tồn tại ở 2 dạng xoắn với sức sống khá yếu ớt và dạng hình cầu HP có thể tồn tại đến một năm ở trong môi trường nước Trong không khí, khi mà độ ẩm và nhiệt độ phù hợp chúng sẽ có thể tồn tại từ 1 - 4 tiếng trước khi tìm được vật chủ khác để bám vào.

Khi ra khỏi cơ thể người thì cũng sẽ có sự thay đổi về cấu trúc để có thể thích nghi với môi trường mới để tồn tại được lâu hơn. 

3. Vì sao loại vi khuẩn này có sống trong dạ dày

Trong một môi trường acid đặc như dạ dày, tại sao HP có thể tồn tại được. Và nhiều câu hỏi được đặt ra là “Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong môi trường dạ dày?”

Chính vì nhờ cấu tạo hình dáng que cùng với đám lông ở phần đầu giúp cho vi khuẩn HP hoạt động được một cách linh hoạt. Nhờ đó mà chúng tránh được những tác động của acid trong dạ dày chúng ta. 

Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong môi trường acid dạ dày

Vi khuẩn HP sống được bao lâu trong môi trường acid dạ dày?

Ngoài ra vi khuẩn HP còn tự tạo được ra chất tránh được miễn dịch cơ thể, điều chỉnh độ PH của môi trường xung quanh. Nhờ thêm 2 yếu tố này giúp vi khuẩn HP có thể tung tăng trong dạ dày của chúng ta. 

Ở trong môi trường dạ dày đầy acid thì vi khuẩn HP sống được bao lâu? Thực tế, môi trường acid của dạ dày không hề tác động đến vi khuẩn HP. Thời gian tồn tại của loại vi khuẩn này phụ thuộc vào chế độ ăn và sinh hoạt của con người, nói cách khác là do chính con người tác động. 

Vi khuẩn không bao giờ tự chết nếu chúng ta không tìm cách tiêu diệt nó. Nó sẽ không ngừng phát triển theo cấp số nhân nếu bản thân chúng ta không có giải pháp tác động. 

4. Cách thức phát hiện vi khuẩn HP 

Có thể phát hiện vi khuẩn HP theo vài cách phổ biến sau đây qua những bước kiểm tra sức khỏe ở bệnh viện:

Phương pháp test hơi thở và <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/bo-tui-3-phuong-phap-noi-soi-da-day-khong-dau-it-nguoi-biet-s67-n14616'  title ='nội soi'>nội soi</a> dạ dày được sử dụng nhiều

Phương pháp test hơi thở và nội soi dạ dày được sử dụng nhiều

  • Cách 1: nội soi dạ dày, làm sinh tiết, kiểm tra nhanh urease để tìm vi khuẩn HP.

  • Cách 2: phương pháp kiểm tra hơi thở hoặc kiểm tra kháng thể lgG có trong huyết thanh.

  • Cách 3: làm xét nghiệm vi khuẩn HP trong phân.

WHO cũng lên tiếng cho rằng 2 cách đầu tiên là 2 cách test nhanh tốt nhất, chuẩn xác nhất dành cho xét nghiệm vi khuẩn HP.  

5. Vi khuẩn gây ra những bệnh nào và có tái nhiễm không?

Có rất nhiều người nhiễm vi khuẩn HP nhưng không biểu hiện cũng như triệu bệnh. Nhưng những bệnh mà vi khuẩn HP có thể gây ra có thể kể đến như: 

  • Khó tiêu. 

  • Loét dạ dày tá tràng. 

  • Viêm cấp tính hoặc mạn tính niêm mạc dạ dày.

  • Ung thư dạ dày.

  • Và một số bệnh khác ngoài đường tiêu hóa như giảm tiểu cầu đột ngột, đau nửa đầu,…

Có thể thấy vi khuẩn HP có thời gian tồn tại khá lâu. Chúng có thể biến đổi để thích nghi trước khi tìm được vật chủ phù hợp. Chúng ta có thể dễ dàng bị tái nhiễm lại vi khuẩn HP khi tiếp xúc ở những môi trường bị nhiễm bẩn. 

Theo tổng hợp thống kê, 11 tháng sau khi điều trị diệt vi khuẩn HP thì lại tìm nó ở trong dạ dày người bệnh. Tỷ trong này chiếm tới hơn 23% ở Việt Nam so với các nước khác trong khu vực châu Á thì đây là tỷ lệ khá cao. 

Hiện nay, Việt Nam còn gặp phải một khó khăn nghiệm trọng hơn khi tỷ lệ kháng kháng sinh cũng tăng cao trong vòng 20 năm trở lại đây.

6. Phương pháp điều trị khi bị nhiễm HP

Hiện nay phương pháp điều trị diệt vi khuẩn HP chủ yếu vẫn việc sử dụng kháng sinh, chỉnh lại chế độ ăn. Người mắc nên bổ sung những loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa cao như bông cải, cải bó xôi, kale, các loại quả mọng, táo,…

Phương pháp tiêu diệt vi khuẩn HP chủ yếu dùng kháng sinh

Phương pháp tiêu diệt vi khuẩn HP chủ yếu dùng kháng sinh

Việc dùng thuốc kháng sinh cho hiệu quả cao tuy nhiên đối với những trường hợp tái nhiễm vi khuẩn HP thì gặp phải nhiều trường hợp kháng kháng sinh. 

Vậy nên các bác sĩ khuyến cáo những người bệnh bị nhiễm vi khuẩn HP nên theo triệt để phác đồ điều trị diệt vi khuẩn của bác sỹ để có thể dõi theo hiệu quả triệt để khi dùng thuốc. 

Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi thói quen sống khoa học và lành mạnh hơn. Điều đó cũng góp phần tác động trong việc ức chế khả năng sinh sôi phát triển của vi khuẩn HP. 

Như vậy có thể kết luận rằng không có một thời gian cụ thể, cố định nào về thời gian tồn tại của vi khuẩn hp sống được bao lâu trong cơ thể con người. Muốn tiêu diệt vi khuẩn HP cần có sự tác động mạnh mẽ của chúng ta từ những thay đổi nhỏ nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp