Trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa, ung thư trực tràng đứng vị trí thứ hai, chiếm 14% tổng ca mắc và 40 - 66% đối với những trường hợp ung thư ở vị trí đại trực tràng. Tìm hiểu về căn bệnh này giúp bạn nắm rõ các dấu hiệu, phương pháp điều trị cũng như biết cách làm sao để phòng tránh một cách tốt nhất. Hãy cùng MEDLATEC theo dõi bài viết sau đây.
16/09/2020 | Những chia sẻ hữu ích về bệnh ung thư trực tràng ai cũng nên biết! 15/06/2020 | Phát hiện chính xác ung thư đại trực tràng từ biểu hiện hay gặp, cảnh giác đừng để mắc bệnh oan 21/03/2020 | Những câu hỏi thường gặp khi nội soi trực tràng ống mềm
1. Tổng quan về ung thư trực tràng
Trực tràng dài khoảng 13 - 15cm, là một khúc ruột liền với đại tràng sigma và hậu môn. Đây là phân đi qua trước khi được thải từ hậu môn ra môi trường. Các tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát tại trực tràng, từ đó gây ung thư trực tràng.
Ung thư trực tràng là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ mắc cao
Ung thư trực tràng được chia thành 3 loại dựa trên vị trí của khối u phát triển:
-
Ung thư trên bóng: khối u nằm phía trên túi cùng Douglas, vị trí có phúc mạc phủ, cách 12 - 15cm so với mép hậu môn. Bệnh chỉ được phát hiện bằng cách nội soi thăm dò.
-
Ung thư bóng: 2/3 bệnh nhân ung thư trực tràng có khối u phát triển ở vị trí này, nằm dưới phúc mạc, cách 4 - 11cm so với mép hậu môn.
-
Ung thư hậu môn: cách hậu môn 3 - 4cm. Bệnh đáp ứng tốt với điều trị bằng phương pháp tia xạ.
2. Các giai đoạn tiến triển bệnh
Ung thư trực tràng tiến triển qua 4 giai đoạn:
-
Giai đoạn A: khối u khu trú ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc trực tràng.
-
Giai đoạn B: khối u lan đến lớp thanh mạc và cơ, chưa di căn hạch.
-
Giai đoạn C: khối u đã di căn hạch vùng.
-
Giai đoạn D: khối u đã di căn xa.
Hình ảnh minh họa các tế bào ung thư
3. Những dấu hiệu cảnh báo
Tiến triển bệnh tuy chậm nhưng diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ với các triệu chứng nghèo nàn. Cho nên, bệnh rất khó được chẩn đoán sớm mà thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, tiên lượng sống có thể lên đến 60 - 80%. Vì vậy, bạn đọc cần nắm rõ một số dấu hiệu bệnh sau đây:
-
Sụt cân: nếu cơ thể đột nhiên sụt cân nhanh, đột ngột, không ổn định, đó có thể là biểu hiện của ung thư trực tràng do khối u hình thành làm chảy máu hoặc lấy dinh dưỡng của cơ thể.
-
Thói quen vệ sinh thay đổi: số lần đại tiện tăng bất thường có thể đến 5 lần/ngày. Bệnh nhân thường bị đau bụng kèm theo nhưng không thuyên giảm dù có sử dụng thuốc giảm đau.
-
Màu sắc phân bất thường: phân có màu đen hoặc xuất hiện dịch sẫm màu như hắc ín. Trong trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện đi ngoài ra máu.
-
Hình dạng phân thay đổi: khuôn phân nhỏ bất thường, lúc tròn lúc dẹt. Đây có thể là biểu hiện do trực tràng có khối u làm thay đổi hình dạng phân.
-
Các dấu hiệu kích thích: đau quặn, mót rặn hoặc nặng tức ở vị trí hậu môn.
-
Một số dấu hiệu khác: buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ợ hơi, khó tiêu,…
Bệnh nhân bị táo bón thường xuyên
4. Tác nhân gây bệnh
Ung thư trực tràng là bệnh được hình thành, tích tụ trong thời gian dài. Vì vậy, phần lớn là do sự chủ quan của bệnh nhân đã góp phần khiến tình trạng diễn biến nặng hơn vì không lưu ý đến một số tác nhân gây bệnh sau đây:
-
Tuổi: bệnh thường gặp ở trung niên và người già, với độ tuổi khoảng từ 30 - 60 tuổi. Tỷ lệ mắc ở người trẻ thấp.
-
Giới tính: bệnh nhân nam giới có số lượng mắc cao hơn so với nữ giới.
-
Chế độ ăn uống: thường xuyên sử dụng các thức ăn giàu đạm, dầu mỡ nhưng lại thiếu chất xơ, hay gặp nhất ở những người béo phì.
-
Di truyền: nếu trong tiền sử gia đình từng có người mắc bệnh, nguy cơ của bạn cũng cao hơn so với bình thường.
-
Hệ miễn dịch: cơ thể có sức đề kháng hoạt động kém sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao.
5. Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh hiệu quả?
Chú trọng dinh dưỡng
Các bệnh nhân hầu như đều mắc sai lầm trong việc lựa chọn, bổ sung các chất dinh dưỡng hằng ngày. Vì vậy, việc xây dựng một chế độ ăn lành mạnh vô cùng cấp thiết đối với sức khỏe mỗi người, đó cũng chính là phương tiện hỗ trợ tốt nhất cho hệ miễn dịch của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe như rau xanh, trái cây,… giúp làm giảm nồng độ pH trong lòng ruột, tăng sản xuất các axit béo góp phần ngăn chặn hiện tượng oxi hóa.
Tăng cường vận động
Việc rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên ngoài việc giúp tinh thần hưng phấn, thoải mái, tăng sức bền, dẻo dai, mà còn thúc đẩy các chức năng chuyển hóa, nâng cao sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể luôn khỏe mạnh.
Loại bỏ các thói quen xấu
Một số người có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc kết hợp chúng với nhau ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến sức khỏe. Thuốc lá có chứa hàng ngàn chất gây hại cho cơ thể, điển hình như nicotine, asen, benzen, khí CO,... Song song với đó, rượu bia cũng là một yếu tố tác nhân phổ biến nhất, làm tăng nguy cơ mắc ung thư trực tràng gấp 1,2 - 1,5 lần so với người bình thường. Vì vậy, cần phải hạn chế sử dụng rượu bia, chỉ nên uống khoảng 2 đơn vị cồn đối với nam giới và nữ giới khoảng 1 đơn vị cồn mỗi ngày (10g cồn tương đương với ¾ của 330ml bia, 135ml rượu vang và 30ml rượu mạnh).
Thuốc là và rượu bia đặc biệt nguy hại khi kết hợp sử dụng với nhau
Khám sức khỏe
Nếu cơ thể gặp bất kỳ dấu hiệu khác thường nào cần đến các cơ sở y tế uy tín kiếm tra ngay. Tuyệt đối không nên chủ quan đối với bất kỳ triệu chứng thông thường nào. Tốt nhất, bạn nên thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng một lần để được hỗ trợ thực hiện các chương trình tầm soát ung thư hoặc ngăn ngừa kịp thời khi bệnh còn ở giai đoạn sớm.
Nếu bạn đang cần đến các dịch vụ hỗ trợ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC nhất định sẽ làm bạn hài lòng với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa đầy kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại cùng thái độ làm việc tận tâm, hết mình. Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ số điện thoại 1900.56.56.56.