Những chia sẻ hữu ích về bệnh ung thư trực tràng ai cũng nên biết! | Medlatec

Những chia sẻ hữu ích về bệnh ung thư trực tràng ai cũng nên biết!

Nhiều năm trở lại đây, số lượng người mắc bệnh ung thư ngày một tăng cao. Trong đó, ung thư trực tràng là một căn bệnh khá phổ biến trên toàn thế giới. Những biểu hiện của bệnh thường khá mờ nhạt nên việc nhận biết cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, mọi người có thể tầm soát bệnh để dễ dàng phát hiện tình trạng bệnh sớm hơn. Vậy khi nào nên thực hiện tầm soát bệnh ung thư trực tràng?


13/08/2020 | Tìm vi khuẩn HP gây bệnh ung thư dạ dày chỉ qua hơi thở
30/11/2019 | Tầm soát ung thư trực tràng - đơn giản nhưng không nên bỏ qua!
19/11/2019 | Tầm quan trọng của tầm soát ung thư trực tràng - Bạn đã biết?

1. Ung thư trực tràng 

Trực tràng là một trong những bộ phận thuộc cấu tạo của ruột già, có hình dạng là một ống thẳng. Kích thước trực tràng của một người trưởng thành khoảng 15cm, nằm ở phần cuối cùng của ruột già và có điểm kết thúc tại hậu môn. Ung thư trực tràng là tình trạng ung thư bên trong trực tràng, gây ra nhiều cơn đau cho người bệnh. Đây cũng là một căn bệnh khá nguy hiểm vì nếu không được phát hiện, điều trị sớm thì tuổi thọ sẽ giảm rất nhiều và tỉ lệ tử vong cũng khá cao.

2. Triệu chứng của bệnh 

Để nhận biết căn bệnh ung thư này, các bạn nên quan tâm đến chế độ sinh hoạt và các triệu chứng bất thường của cơ thể. Thực tế, trong giai đoạn đầu, mọi người thường rất khó nhận biết bệnh. Vì chỉ khi khối u phát triển lớn hơn, tác động rõ rệt đến hoạt động và chức năng của trực tràng thì mới nhận biết được sự bất thường. Nhìn chung, những bệnh nhân mắc bệnh ung thư trực tràng thường xuất hiện những triệu chứng sau đây:

  • Thói quen đại tiện có nhiều thay đổi rõ rệt, chẳng hạn như thường xuyên bị tiêu chảy, táo bón,...

  • Khi đi đại tiện, thường xuất hiện cảm giác mót rặn (tình trạng này kéo dài trong mỗi lần đi đại tiện). 

Đi đại tiện thường xuyên bị mót rặn gây đau tức và là yếu tố nguy cơ dẫn tới ung thư trực tràng

Đi đại tiện thường xuyên bị mót rặn gây đau tức

  • Bệnh nhân thường có cảm giác mắc đi đại tiện nhưng khi đi xong không có phân. Một số trường hợp, đi đại tiện xong vẫn tiếp tục đau bụng, muốn đi đại tiện tiếp.

  • Khi đại tiện thường hay ra máu trong phân (có thể là máu đỏ tươi hoặc máu bầm)  và kèm theo chất nhầy.

  • Đau bụng, có thể đau râm ran kéo dài hoặc đau quặn thắt theo cơn.

  • Thường xuyên xuất hiện cảm giác mệt mỏi, tinh thần giảm sút, cơ thể dường như không có sức lực.

  •  Trọng lượng cơ thể giảm sút rõ rệt.

  • Chạm vào vùng bụng có thể cảm nhận có khối u cứng, không dịch chuyển và gây đau (chỉ xuất hiện ở bệnh nhân có khối u đã phát triển lớn).

  • Một số bệnh nhân gặp phải tình trạng tắc ruột, thủng ruột,v.v... do mắc bệnh.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh ung thư trực tràng xuất hiện ở bệnh nhân có thể vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng nhìn chung, ung thư trực tràng thường liên quan đến các gen bị đột biến. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, khoa học vẫn chưa có những kết luận cụ thể về sự thay đổi này. Nhưng theo kinh nghiệm của các bác sĩ, sự biến đổi gen có thể xảy ra vì nhiều lý do như:

  • Yếu tố di truyền: cả bố và mẹ hoặc một trong hai người từng mắc bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở con cái. Tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất ít gặp ở các bệnh nhân bị ung thư. 

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

  • Yếu tố cá nhân: sự thay đổi gen cũng có thể phát sinh trong hoạt động sống của con người (tức trong quá trình sinh trưởng, phát triển). Cụ thể, việc sử dụng và ăn uống những thực phẩm không tốt, lối sống không lành mạnh, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất (các chất độc hại),... cũng có thể dẫn đến sự biến đổi trong gen.

4. Các phương pháp điều trị bệnh

Trước đây, những người mắc phải căn bệnh ung thư này thường rất khó điều trị và chỉ có thể duy trì sự sống khoảng 5 - 7 năm kể từ khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên, nhờ công nghệ hiện đại, y học ngày một phát triển, hiện tại căn bệnh này đã có hướng điều trị và có rất nhiều bệnh nhân khỏi bệnh hoàn toàn. Do đó, mọi người không nên quá lo lắng, tránh dẫn đến suy sụp tinh thần, ảnh hưởng sức khỏe và quá trình điều trị bệnh.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị cho bệnh nhân bị ung thư trực tràng. Tuy nhiên tùy vào giai đoạn bệnh, sức khỏe, độ tuổi của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng chữa khác nhau. Do yếu tố phức tạp của bệnh mà quá trình điều trị có thể kết hợp nhiều phương pháp điều trị để giúp bệnh nhân hồi phục nhanh chóng và an toàn. Cụ thể, dưới đây là một số phương thức điều trị phổ biến nhất:

  • Phẫu thuật: phương pháp cắt bỏ khối u được thực hiện đối với những bệnh nhân có khối u quá lớn, không thể ngăn chặn sự phát triển của chúng được nữa.

Loại bỏ khối u bằng phương pháp phẫu thuật

Loại bỏ khối u bằng phương pháp phẫu thuật

  • Hóa trị: đây là cách ức chế, tiêu diệt các tế bào gây ung thư tồn tại trong trực tràng. Phương pháp này có thể được thực hiện trong thời gian trước hoặc sau khi bệnh nhân đã tiến hành phẫu thuật. 

  • Xạ trị: tiêu diệt tế bào ung thư bằng chùm tia có năng lượng lớn.

  • Sử dụng thuốc.

5. Tại sao nên thực hiện tầm soát ung thư trực tràng?

Bệnh ung thư trực tràng là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao. Số lượng người mắc phải căn bệnh này ngày một cao hơn do nhiều yếu tố như thói quen ăn uống hoặc chất lượng đời sống. Theo bộ y tế cho biết, sau mỗi năm, số người bệnh nhân bị ung thư trực tràng lại tăng  khoảng 2 triệu người. Trong đó, số lượng người tử vong vì căn bệnh này cũng khá cao (khoảng 800 nghìn bệnh nhân). 

Số lượng người mắc bệnh ung thư trực tràng tăng cao

Số lượng người mắc bệnh ung thư trực tràng tăng cao

Từ những dữ liệu trên cho thấy, đây là một trong những căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống. Trong đó, mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, tính mạng của người bệnh khá cao. Do đó, việc tầm soát bệnh có ý nghĩa rất lớn, rất cần thiết thực hiện để dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nhiều người thường chủ quan khi không có triệu chứng bất thường, tuy nhiên giai đoạn đầu bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi bệnh trở nặng, ảnh hưởng đến cơ thể nhiều thì chúng ta mới có thể cảm nhận được.

Những người phát hiện bệnh sớm và can thiệp kịp thời có khả năng hồi phục rất cao. Tuy nhiên, với những người tầm soát bệnh quá trễ, thời điểm phát hiện đã rơi vào giai đoạn cuối của bệnh thì hiệu quả điều trị rất thấp. Đồng thời, tuổi thọ khó có thể kéo dài hơn 5 năm, kể từ thời điểm phát hiện bệnh. Để nâng cao tuổi thọ, đòi hỏi người bệnh cần phải cố gắng rất nhiều, tạo điều kiện cho tinh thần được thoải mái, vui vẻ và hợp tác điều trị với bác sĩ. 

6. Những đối tượng nên tầm soát bệnh sớm

Bệnh ung thư trực tràng có thể xuất hiện ở tất cả mọi người với mọi độ tuổi nên việc thực hiện tầm soát bệnh cũng không ngoại trừ ai. Tuy nhiên, một số người thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, nên thực hiện tầm soát bệnh sớm để dễ dàng phát hiện bệnh. Cụ thể các đối tượng sau đây:

  • Người bước qua lứa tuổi trung niên, tức khoảng 50 tuổi trở lên.

Người lớn tuổi nên thực hiện tầm soát bệnh do nguy cơ bị bệnh khá cao

Người lớn tuổi nên thực hiện tầm soát bệnh do nguy cơ bị bệnh khá cao

  • Những người có tiền sử (cá nhân, ba mẹ, anh, chị, em trong gia đình) từng mắc những căn bệnh liên quan đến trực tràng, đại tràng,...

  • Những người đi đại tiện thường hay ra máu, bị táo bón, tiêu chảy thường xuyên nhưng không tìm được lý do.

  • Những người có thói quen ăn uống không lành mạnh, chẳng hạn hay bỏ bữa, ăn không đúng buổi, ăn những đồ ăn không tốt cho sức khỏe, thường xuyên uống bia, rượu, hút thuốc lá,...

  • Người có tiền sử mắc bệnh Crohn hoặc từng bị viêm loét đại trực tràng.

Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn mọi người cũng đã hiểu rõ hơn về mức độ nghiêm trọng của bệnh ung thư trực tràng. Từ đó, chúng tôi hy vọng các bạn sẽ xây dựng lối sống lành mạnh, có ý thức kiểm tra sức khỏe định kỳ để dễ dàng phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Vai trò của xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến

Xạ trị đối với ung thư tiền liệt tuyến đóng một vai trò quan trọng, có tác dụng tiêu diệt hoặc ngăn ngừa quá trình phân chia, phát triển của khối u ác tính. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về tầm quan trọng của xạ trị trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Ngày 22/06/2023

Những điều cần biết về ung thư thanh quản

Ung thư thanh quản là một căn bệnh nguy hiểm và đáng lo ngại. Bài viết này sẽ chỉ ra nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán ung thư thanh quản, giúp bạn có thể nhận biết và đối phó với căn bệnh này.
Ngày 21/06/2023

Cách tiếp cận chẩn đoán và điều trị U lympho không Hodgkin

U lympho là một dạng ung thư hệ thống lympho và việc tiếp cận điều trị U lympho không Hodgkin đòi hỏi một chiến lược toàn diện và cẩn thận. Bài viết sau cung cấp các thông tin về căn bệnh này và đưa ra một số phương pháp tiếp cận điều trị thường được áp dụng trong quá trình chăm sóc bệnh nhân U lympho không Hodgkin.
Ngày 21/06/2023

Tìm hiểu chung về ung thư hắc tố

Ung thư hắc tố là bệnh ung thư có nguồn gốc từ tế bào hắc tố melanocytes. Bài viết sau cung cấp định nghĩa về ung thư hắc tố, những nguyên nhân gây ra bệnh và các triệu chứng thường xuất hiện. Hiểu rõ về căn bệnh này sẽ giúp bạn nhận biết và xử lý kịp thời bệnh, từ đó tăng cơ hội điều trị thành công.
Ngày 21/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp