U tuyến giáp kiêng ăn gì để tình trạng bệnh cải thiện nhanh hơn? | Medlatec

U tuyến giáp kiêng ăn gì để tình trạng bệnh cải thiện nhanh hơn?

Ngày 13/11/2019 BS. Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

U tuyến giáp là một trong những bệnh lý rất phổ biến hiện nay. Theo các báo cáo của các trung tâm y tế, tỷ lệ mắc u tuyến giáp ở phụ nữ cao gấp 5 lần so với nam giới. Vậy bệnh u tuyến giáp là gì? Bệnh này có nguy hiểm không và người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì. Tất cả những kiến thức này sẽ được giải đáp hết cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.


13/11/2019 | Bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì?
12/11/2019 | U tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?
11/10/2019 | Bị u tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì?

1. Định nghĩa bệnh u tuyến giáp dưới góc độ y khoa

Để biết được u tuyến giáp kiêng ăn gì bạn cần hiểu rõ nguyên lý của loại bệnh này một cách tường tận, chi tiết nhất!

Tuyến giáp được xác định là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở cổ họng. Tuyến này đảm nhiệm vai trò sản xuất, lưu trữ và cả giải phóng hormone triiodothyronine T3 và cả thyroxine T4 đi vào máu. Ngoài ra, tuyến giáp còn tham gia điều hòa toàn bộ  quá trình trao đổi chất của các cơ quan như: hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và hệ tim mạch,... đồng thời hỗ trợ chuyển hóa các chất béo, chất đạm, carbohydrate,... rất hiệu quả.

U tuyến giáp là tổn thương dạng khối khu trú nằm trong tuyến giáp, có thể ở thể đặc hoặc chứa dịch keo. Khối u này sưng phồng không chỉ khiến người mắc phải mất đi tính thẩm mỹ mà các chức năng trước đó tuyến giáp đảm nhiệm đều bị hạn chế ở mức tối đa.

U tuyến giáp là bệnh lý rất nhiều người gặp phải hiện nay

U tuyến giáp là bệnh lý rất nhiều người gặp phải hiện nay

2. U tuyến giáp có nguy hiểm đến tính mạng không?

Hầu hết, các u tuyến giáp mọi người gặp phải đều lành tính. Nhưng hi hữu trong số đó vẫn có 5% người gặp phải u tuyến giáp ác tính hay còn gọi là ung thư tuyến giáp

Với u tuyến giáp lành tính mặc dù không đem lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh nhưng vẫn gây những phiền toái như:

Khó nuốt

Khối u sẽ ngày một to lên trong cổ họng và chèn ép mạnh tới thực quản. Việc đó cản trở trực tiếp tới quá trình tiêu hóa thức ăn. Không chỉ vậy, khối u có thể gây hiện tượng đau buốt cổ họng, không thể nuốt thức ăn và thức ăn bị kẹt lại trong cổ họng.

Khó thở

Vẫn gắn với từ “ khó”. Bệnh u tuyến giáp khiến cho người bệnh cảm thấy khó thở vì luôn có một cục cứng nghẹn ở cổ họng. 

Thay đổi giọng nói

Không chỉ khó nuốt, khó thở mà giọng nói của bệnh nhân bị u tuyến giáp cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Tất cả các bệnh nhân bị u tuyến giáp đều khàn giọng và nói không thành tiếng do khối u to lên từng ngày và chèn ép cực mạnh tới thanh quản.

Ngoài những biểu hiện xấu mà người bị u tuyến giáp có thể gặp phải như vừa kể trên thì một số ít người bệnh còn có các triệu chứng như: hồi hộp, lo lắng, mất ngủ, tim đập nhanh, cân nặng giảm sút liên tục,...

Thực sự không nguy hiểm nhưng những triệu chứng mà u tuyến giáp lành tính gây lên cũng khiến cho cuộc sống của người bệnh khó khăn hơn. Vậy làm thế nào để hạn chế sự phát triển của khối u, người u tuyến giáp kiêng ăn gì để tốt nhất cho sức khỏe.

Bệnh u tuyến giáp khiến cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt và giọng nói thay đổi 

Bệnh u tuyến giáp khiến cho bệnh nhân khó thở, khó nuốt và giọng nói thay đổi 

3. Người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì?

Bên cạnh việc điều trị u tuyến giáp cùng các bác sĩ, chuyên gia thì thực đơn hàng ngày cũng hỗ trợ được ít nhiều cho quá trình này. Ghi lại ngay những lưu ý dưới đây để chăm sóc cho người thân mà không cần lặp lại câu hỏi u tuyến giáp kiêng ăn gì mỗi ngày!

Thực phẩm giàu iod

Hạn chế các thực phẩm giàu iod như muối iod, rong biển, tảo biển,... Iod là nguyên liệu để sản xuất hormon tuyến giáp, nên khiến tuyến giáp phải hoạt động nhiều, làm cho u tuyến giáp có thể to ra.

Thực phẩm chế biến sẵn

Đối với một bệnh nhân u tuyến giáp, tuyệt đối tránh ăn các thực phẩm được chế biến và đóng sẵn trong hộp hoặc bao bì,... Các thực phẩm này thường chứa rất nhiều chất bảo quản, phụ gia và các calo rỗng rất bất lợi cho hoạt động của tuyến giáp.

Ngoài những chất kể trên thì trong thực phẩm chế biến sẵn còn có một lượng chất béo rất lớn gây ra ảnh hưởng cho quá trình điều trị bệnh.

Thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều chất phụ gia không tốt cho người bị u tuyến giáp

Thực phẩm chế biến sẵn chứa rất nhiều chất phụ gia không tốt cho người bị u tuyến giáp

Không sử dụng thực phẩm từ đậu nành

Đậu nành rất tốt cho sức khỏe nhưng với người bị u tuyến giáp thì điều này hoàn toàn sai. Trong thực đơn bệnh nhân u tuyến giáp kiêng ăn gì các bác sĩ đã liệt kê vào đó các thực phẩm từ đậu nành. Nguyên do của điều này chính vì trong đậu nành có chứa isoflavone- đây là chất gây cản trở trong quá trình tạo hormone tuyến giáp. 

Nói không với nội tạng động vật

Không thể phủ nhận rằng người Việt Nam có thói quen sử dụng nhiều nội tạng động vật như một món ưa thích. Nếu là tín đồ của các món từ nội tạng nhưng lại đang đối mặt với u tuyến giáp thì dù có “buộc mồm” bạn cũng tuyệt đối kiêng. Trong nội tạng động vật chứa thành phần axit lipoic có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động của tuyến giáp  và cản trở tiêu cực tới quá trình điều trị bệnh.

Nội tạng động vật - Món ăn yêu thích của người Việt, người u tuyến giáp dù thèm cũng tuyệt đối nói không

Nội tạng động vật - Món ăn yêu thích của người Việt, người u tuyến giáp dù thèm cũng tuyệt đối nói không

Hạn chế chất xơ và đường

Chất xơ và đường là 2 loại thực phẩm  tiếp theo được liệt kê trong danh sách người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì. Chất xơ cần bổ sung để tốt cho hệ tiêu hóa nhưng người bị u tuyến giáp cần hạn chế vì chất xơ cản trở quá trình hấp thụ thuốc điều trị bệnh. Đường và các chất tạo ngọt cũng tương tự như chất xơ. Khi sử dụng một lượng lớn đường quá trình chuyển hóa các chất thành năng lượng sẽ bị chậm lại gây tăng cân, béo phì và u tuyến giáp càng phát triển, điều đó ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

Rượu bia và các chất kích thích

Người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng rượu bia. Các chất này gây rối loạn hoạt động đang diễn ra đều đặn của hệ tiêu hóa làm giảm hấp thụ thuốc và các chất điều trị được nạp vào cơ thể bệnh nhân. Nếu không kiêng được, quá trình điều trị bệnh sẽ dai dẳng, thậm chí có những biến chứng rất tiêu cực.

Rượu bia là một trong những đồ uống được liệt vào danh sách người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì

Rượu bia là một trong những đồ uống được liệt vào danh sách người bị u tuyến giáp kiêng ăn gì

Đến đây chắc hẳn độc giả đã biết được u tuyến giáp kiêng ăn gì để không làm tình trạng bệnh tăng nặng, góp phần hỗ trợ cho quá trình điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi bị u tuyến giáp ngoài việc kiêng những thực phẩm đó hàng ngày, bạn cần đến các bệnh viện để kiểm tra về diễn biến của bệnh.

Với hơn 23 năm hoạt động trong lĩnh vực y học, MEDLATEC là điềm đến tin cậy dành cho bạn. Tại MEDLATEC, bạn sẽ được các bác sĩ nhiệt tình đón tiếp, thăm khám và hỗ trợ tận tâm. Ngoài ra, bạn cũng không cần lo lắng quá về mức chi phí điều trị vì MEDLATEC có những chính sách hỗ trợ bệnh nhân rất tốt. Vì thế, đừng quên liên hệ MEDLATEC khi bạn cần đến các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe nhé!

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp