Bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì? | Medlatec

Bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn gì và kiêng gì?

Ngày 13/11/2019 BS. Nguyễn Thị Ly, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất bên trong cơ thể, cung cấp các chất cần thiết và điều khiển hoạt động của mọi tế bào nên cơ quan này đặc biệt quan trọng. Người mắc bệnh u tuyến giáp cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe tuyến giáp của mình. Vậy bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp nên ăn gì tốt cho quá trình điều trị?


12/11/2019 | U tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh?
12/11/2019 | Bệnh nhân phình tuyến giáp nên ăn gì trong quá trình điều trị
11/10/2019 | Bị u tuyến giáp lành tính kiêng ăn gì?

1. U tuyến giáp và các nguyên nhân gây ra bệnh

Trước khi cùng MEDLATEC tìm hiểu xem u tuyến giáp nên ăn gì để hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị, nếu bạn chưa hiểu rõ về căn bệnh này và nguyên nhân gây ra thì đừng bỏ qua thông tin dưới đây nhé.

Tìm hiểu về bệnh u tuyến giáp

U tuyến giáp là một căn bệnh khá phổ biến xảy ra đối với cả nam và nữ, nó là một hiện tượng một khối mô hoặc tế bào tập trung trước cổ hay dưới đáy họng mà chúng ta thường gọi là bướu. Hệ thống sức khỏe tuyến giáp của người mắc bệnh u tuyến giáp sẽ bị thay đổi - có thể là toàn bộ, gây mất thẩm mỹ cho vùng cổ. Khối u tuyến giáp có thể lành tính hoặc ác tính, trong đó phổ biến hơn là khối lành tính, khối ác tính chỉ chiếm từ 4 - 7%.

Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp

Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp

Khám phá nguyên nhân gây ra bệnh u tuyến giáp

Mặc dù đây là căn bệnh khá phổ biến nhưng không phải ai trong chúng ta cũng biết được nguyên nhân dẫn đến bệnh u tuyến giáp. Hãy cùng MEDLATEC tiếp tục tìm hiểu xem đâu là tác nhân gây ra căn bệnh này nhé.

Mắc bệnh u tuyến giáp do di truyền

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh u tuyến giáp là do yếu tố di truyền. Theo các nghiên cứu cho thấy, có đến 70% người mắc bệnh u tuyến giáp có bố mẹ hay hoặc người cùng huyết thống mắc phải căn bệnh này. 

Mắc bệnh u tuyến giáp do nhiễm xạ

Người thường xuyên tiếp xúc với hóa trị, xạ trị, phơi nhiễm trong sự cố hạt nhân hay nói cách khác là do nhiễm xạ có nguy cơ mắc bệnh u tuyến giáp rất cao. Thường rất hiếm xảy ra các khối u tuyến giáp ác tính như ung thư tuyến giáp chẳng hạn, nhưng một khi đã bị thì nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm xạ. Điều đáng lo ngại là bệnh nhân bị bệnh u tuyến giáp do nhiễm xạ thường sau vài tháng thậm chí là vài năm mới phát hiện ra căn bệnh này.

Mắc bệnh do rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của cơ thể bị rối loạn dẫn đến hormone cơ thể biến đổi cũng là nguyên nhân gây u tuyến giáp. 

2. Vậy u tuyến giáp nên ăn gì tốt nhất - Đừng bỏ qua list thực phẩm sau

Một danh y thời cổ - Hypocrat đã có một quan điểm cực kỳ chính xác “ thức ăn cho người bệnh  phải là phương tiện điều trị và các phương tiện điều trị cho chúng ta phải là các chất dinh dưỡng”. Tầm quan trọng của thức ăn cho bệnh nhân chưa bao giờ bị phủ nhận trong y học cho đến nay. Như Hypocrat đã khẳng định, thức ăn là một phương tiện điều trị, việc chọn thức ăn về chất lượng cũng như về số lượng phù hợp với từng giai đoạn hay với từng bệnh vô cùng quan trọng. Vậy, đối với những bệnh nhân mắc bệnh u tuyến giáp thì nên có chế độ ăn uống và chất dinh dưỡng như thế nào là tốt cho sức khỏe và tốt nhất.

Thực phẩm giàu Iod - Không thể thiếu cho bệnh nhân u tuyến giáp

Để trả lời cho câu hỏi “u tuyến giáp nên ăn gì” thì đáp án đầu tiên, cũng là một trong những chất quan trọng hàng đầu đối với tuyến giáp đó là Iod. Iod đóng vai trò sản xuất hormon tuyến giáp đồng thời giúp giảm sự phát triển của u tuyến giáp. Không phải ai ai cũng đủ chu đáo trong việc bổ sung  Iod cho cơ thể, đặc biệt là dân cư vùng núi cao, họ thường sử dụng các thực phẩm rất ít Iod hằng ngày. Hãy chú ý bổ sung Iod cho những bệnh nhân u tuyến giáp vì đó là điều không thể thiếu. Cách đơn giản nhất là sử dụng muối có bổ sung Iod, trong các bữa ăn nên có các thực phẩm giàu Iod như: Rong biển, tảo bẹ, ngũ cốc, sữa, trứng.

Tảo biển được xếp vào nhóm giàu Iod hàng đầu trong nhóm thực phẩm

Tảo biển được xếp vào nhóm giàu Iod hàng đầu trong nhóm thực phẩm

Các loại trái cây tươi

Người mắc bệnh u tuyến giáp nên tăng cường ăn trái cây nhiều hơn. Việc này giúp cơ thể tăng cường khả năng miễn dịch và chống lại bệnh nhờ các vitamin hoa quả và trái cây cung cấp (đặc biệt là vitamin C) và các chất chống oxy hóa. Một số loại trái cây điển hình như: Cam tươi, dâu tây, nho, chuối, lê,…

Các loại trái cây cần cho bệnh nhân u tuyến giáp

Các loại trái cây cần cho bệnh nhân u tuyến giáp

Các loại cá và hải sản

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho hoạt động của tuyến giáp như: vitamin B, axit amin, protein nạc,… Chính vì thế, các bữa ăn của bệnh nhân u tuyến giáp cần có các loại cá và hải sản để bổ sung các vitamin và chất khoáng trên. 

Các loại cá và hải sản cũng rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp

Các loại cá và hải sản cũng rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp

Các loại hạt rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp

Hạt bí, hạt điều, hạnh nhân,… là những loại hạt tiêu biểu chứa rất nhiều magie, kẽm, đồng, vitamin E, protein thực vật giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru và hiệu quả hơn rất nhiều. Những bệnh nhân u tuyến giáp là những người đang bị rối loạn hormone và ảnh hưởng đến hệ thống hoạt động của tuyến nội tiết này nên cần bổ sung các chất dinh dưỡng trên cho cơ thể. Và đây cũng là một gợi ý cho những ai đang băn khoăn không biết u tuyến giáp nên ăn gì cho tốt.

Thực phẩm không thể thiếu cho bệnh nhân u tuyến giáp chính là các loại hạt

Thực phẩm không thể thiếu cho bệnh nhân u tuyến giáp chính là các loại hạt

3. U tuyến giáp nên tránh những thức ăn gì?

Ngoài việc quan tâm đến những thực phẩm cần thiết và an toàn cho sức khỏe bệnh nhân u tuyến giáp, để hỗ trợ điều trị hiệu quả thì chế độ dinh dưỡng cần lưu ý tránh các loại thực phẩm dưới đây:

Các loại thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn thường giàu chất phụ gia và chất bảo quản không tốt cho tuyến giáp của chúng ta. Khi ăn các thực phẩm này sẽ tích tụ dần chất độc làm khối u tuyến giáp phát triển mạnh hơn.

Các thực phẩm giàu chất xơ và đường

  • Chất xơ cũng giống Iot là chất rất cần thiết cho cơ thể và cần bổ sung hằng ngày. Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân chất xơ lại ngăn cản cơ thể hấp thu thuốc điều trị. Chính vì thế, bệnh nhân u tuyến giáp chỉ nên bổ sung vừa đủ lượng chất xơ cho cơ thể mà thôi.

  • Đường và các chất tạo ngọt làm suy giảm chức năng của tuyến giáp khi dư lượng đường trong cơ thể. 

Đậu nành

Đậu nành chứa các hợp chất isoflavone, gây cản trở quá trình tổng hợp hormone của tuyến giáp.

Người bị bệnh về tuyến giáp nên hạn chế hoặc tránh ăn các chế phẩm từ đậu nành

Người bị bệnh về tuyến giáp nên hạn chế hoặc tránh ăn các chế phẩm từ đậu nành

Nội tạng của các động vật

Trong nội tạng động vật chứa axit lipoic sẽ làm giảm tác dụng của thuốc điều trị làm ảnh hưởng quá trình điều trị bệnh.

Người ta thường bảo “ có thực mới vực được đạo”, để có thể thực hiện và xử lý tốt mọi công việc thì điều đầu tiên chúng ta phải ăn no. Trong y học cũng tương tự, vấn đề dinh dưỡng phù hợp là “phương pháp điều trị trước tiên” cho các bệnh nhân. Trên đây MEDLATEC đã giải đáp cho bạn đang thắc mắc u tuyến giáp nên ăn gì và không nên ăn gì. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp các độc giả trong quá trình tìm hiểu hay điều trị hiệu quả bệnh u tuyến giáp. Mọi thắc mắc khác liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng,… độc giả có thể liên hệ đến MEDLATEC qua hotline 1900 565656 để được tư vấn 24/7 nhé.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp