Cẩm nang y khoa về bệnh u tuyến giáp ác tính | Medlatec

Cẩm nang y khoa về bệnh u tuyến giáp ác tính

U tuyến giáp ác tính là bệnh lý có thể gặp ở cả nam, nữ giới và mọi độ tuổi. Thực chất đây chính là căn bệnh ung thư. Vậy nó có thực sự nguy hiểm không, nguyên nhân nào dẫn đến bệnh và cách điều trị ra sao? Mọi thông tin liên quan đến u tuyến giáp sẽ được chúng tôi chia sẻ trong bài viết.


11/07/2020 | Ung thư tuyến giáp xuất hiện do những nguyên nhân nào?
04/06/2020 | Ung thư tuyến giáp - căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới
18/01/2020 | Ung thư tuyến giáp di căn có nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

1. Thế nào là bệnh u tuyến giáp ác tính?

U tuyến giáp là bệnh lý khá phổ biến, xảy ra do sự phát triển bất thường cả tế bào tuyến giáp. Bệnh gồm hai dạng là u tuyến giáp lành tính và u tuyến giáp ác tính. Trong đó, u ác tính có nhiều biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.

Bệnh u tuyến giáp ác tính (Ung thư tuyến giáp) là căn bệnh chiếm từ 5 - 7% so với tổng số ca mắc U tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp có nhiều loại khác nhau, nhưng chủ yếu gặp 4 loại sau: Ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể tủy, ung thư tuyến giáp thể nang và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa. 

Bệnh u tuyến giáp ác tính chiếm tỷ lệ thấp

Bệnh u tuyến giáp ác tính chiếm tỷ lệ thấp 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh

Đây là căn bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhất là phụ nữ ngoài 30. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể gây bệnh. Một số tác nhân điển hình có thể kể đến:

Hệ miễn dịch rối loạn

Do hệ miễn dịch cơ thể bị rối loạn dẫn tới các chức năng bảo vệ khỏi các tác nhân gây bệnh suy giảm. Từ đó dẫn tới nguy cơ các tác nhân gây bệnh tuyến giáp tấn công cơ thể, xuất hiện các bệnh lý về tuyến giáp như viêm tuyến giáp, u tuyến giáp,…

Người bệnh mắc bệnh tuyến giáp cơ bản

Một trong những nguyên nhân gây bệnh u tuyến giáp ác tính là do người bệnh trước đó đã mắc các bệnh về tuyến giáp như bệnh bướu tuyến giáp, viêm tuyến giáp hoặc hormon tuyến giáp bị suy giảm.

Bị nhiễm chất phóng xạ

Khi bạn thực hiện trị xạ ở các vùng đầu, ngực gần cơ quan tuyến giáp và đặc biệt là cổ sẽ có nguy cơ mắc bệnh do cấu trúc của gen bị biến đổi.

Do cơ thể thiếu iốt

Iốt là chất cần thiết cho sự sống, là chất giúp sản xuất hormon tuyến giáp. Khi lượng iốt trong cơ thể giảm khiến tuyến giáp ảnh hưởng dẫn tới các bệnh lý về tuyến giáp trong đó có bệnh u tuyến giáp ác tính.

Thiếu iốt có thể gây các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp

Thiếu iốt có thể gây các bệnh lý liên quan tới tuyến giáp

Do di truyền

Người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư tuyến giáp có khả năng di truyền cho thế hệ sau cao.

Theo thời gian cơ thể lão hóa

Độ tuổi từ 30 trở đi rất dễ mắc bệnh ung thư tuyến giáp và tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn nam giới từ 2 - 4 lần. Theo thời gian cơ thể lão hóa dần, sức đề kháng cũng giảm và đặc biệt hormon tuyến giáp ở nữ kích thích hình thành bướu và hạch tuyến giáp.

Bên cạnh những nguyên nhân trên thì béo phì, sử dụng chất kích thích, thuốc lá,... cũng là những yếu tố góp phần hình thành bệnh u tuyến giáp ác tính.

3. Bệnh u tuyến giáp ác tính có nguy hiểm không

Với trình độ y học hiện đại ngày nay, bệnh u tuyến giáp ác tính có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Bệnh ung thư tuyến giáp không gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh, đây là bệnh ung thư dễ chữa. 

Tuy không gây tử vong nhưng bệnh lại ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Dưới đây là một số ảnh hưởng điển hình của bệnh:

  • Người bệnh cảm thấy khó chịu họng, đau họng, mất giọng khiến việc giao tiếp gặp khó khăn.

  • Bệnh khiến người bệnh khi ăn khó nuốt, đau nhiều dẫn đến tình trạng chán ăn, giảm cân do thiếu dinh dưỡng. Nếu diễn biến lâu dài không kịp chữa sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và dẫn tới bệnh lý nguy hiểm hơn.

  • Bệnh còn gây mất thẩm mỹ do nổi hạch hoặc u.

  • Do khối u di căn dẫn tới khí quản có khả năng làm khó thở cho người bệnh.

Bên cạnh đó bệnh có khả năng tái phát cao nếu người bệnh không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Ở giai đoạn bệnh nặng, bệnh có thể di căn sang bộ phận khác gây ảnh hưởng nghiêm trọng như vàng da, vàng mắt, ho ra máu, đau đầu, mất ngủ,…

4. Triệu chứng của bệnh u tuyến giáp ác tính

Bệnh ung thư tuyến giáp ở giai đoạn đầu thường khó phát hiện do biểu hiện của bệnh không rõ ràng và xét nghiệm liên quan tới tuyến giáp vẫn cho kết quả bình thường. Chỉ tình cờ phát hiện khi bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ hoặc siêu âm các bộ phần gần với tuyến giáp. Bệnh phát triển thường gây ra các triệu chứng sau:

Ở cổ xuất hiện khối u, hạch

Khi có khối u hoặc hạch phồng to ở trước cổ hoặc dưới yết hầu thì bạn cần chú ý theo dõi và đi khám bệnh để được tư vấn hỗ trợ. Đối với u lành tính thì khi ăn khối u di chuyển lên xuống không gây đau, còn khối u ác tính thì cố định không di chuyển và gây đau cho bệnh nhân.

Mất giọng

Đây là triệu chứng hay gặp nên nhiều người nhầm lẫn sang các bệnh lý khác dẫn tới bệnh ung thư tuyến giáp không kịp thời phát hiện và chữa trị.

Người bệnh thường xuyên ho 

Đây là một trong triệu chứng của bệnh, tuy tỉ lệ mắc rất thấp nhưng mọi người không nên chủ quan với bệnh. Nên đi thăm khám và điều trị kịp thời, nhanh chóng nếu bạn mắc bệnh.

Ho thường xuyên liên tục có thể là dấu hiệu bệnh u tuyến giáp ác tính

Ho thường xuyên liên tục có thể là dấu hiệu bệnh u tuyến giáp ác tính

Khi ăn uống luôn cảm giác khó nuốt, đau khi nuốt

Khi bệnh u tuyến giáp phát triển mạnh dẫn tới khối u chèn ép dây thực quản dẫn đến tình trạng nuốt khó. 

Tình trạng khó nuốt ở người mắc bệnh ung thư tuyến giáp

Tình trạng khó nuốt ở người mắc bệnh ung thư tuyến giáp

Ngoài ra bệnh nhân còn có một số biểu hiện như da cổ thâm, chảy máu,…Vì vậy khi có các biểu hiện trên các bạn nên đi thăm khám và điều trị bệnh.

Ngày nay có rất nhiều phương pháp phát hiện và điều trị bệnh như siêu âm, chụp CT cổ,… trong đó phương pháp điều trị RFA tuyến giáp đang được quan tâm sử dụng nhiều.

5. Điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA tuyến giáp tại MEDLATEC

Phương pháp đốt sóng cao tần RFA tuyến giáp là phương pháp hiện đại, mới được áp dụng trong những năm gần đây trong điều trị bệnh lý u tuyến giáp. Các ưu điểm lớn nhất khi thực hiện đó là: không cần gây mê, không để lại sẹo, ít xảy ra biến chứng và thời gian thực hiện nhanh, chi phí vừa phải.

Phương pháp RFA tuyến giáp được ứng dụng hiệu quả tại MEDLATEC

Phương pháp RFA tuyến giáp được ứng dụng hiệu quả tại MEDLATEC

RFA tuyến giáp hay còn gọi là đốt sóng cao tần. Phương pháp này có tên gọi tiếng anh là Radiofrequency Ablation. Đây là phương pháp dùng nhiệt để phá hủy khối u bằng cách sử dụng điện cực đặt tại tâm khối u, sử dụng sóng cao tần truyền vào khối u qua một đầu kim nhỏ. Khi nhiệt độ cao sẽ đốt cháy làm hoại tử các tế bào u.

MEDLATEC là đơn vị tiên phong trong ứng dụng phương pháp RFA trong điều trị bệnh lý tuyến giáp hiện nay. Bệnh viện sở hữu đội ngũ y bác sĩ trình độ cao, giàu kinh nghiệm, nhân viên y tế chăm sóc tận tình, chuyên nghiệp. Địa chỉ cũng được đánh giá là nơi luôn đi đầu trong các dịch vụ thăm khám chữa bệnh. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đặc biệt là việc đầu máy Viva RF System, STARmed - dòng máy đốt sóng cao tần mới nhất hiện nay đảm bảo cho kết quả cao trong điều trị u tuyến giáp.

Quá trình điều trị bệnh lý tuyến giáp bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA sẽ cho kết quả tốt nhất ở giai đoạn sớm. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần thăm khám, chẩn đoán, xác định chính xác tình trạng để có phác đồ điều trị sớm nhất, nâng cao khả năng chữa khỏi. Nếu cần tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bạn đọc có thể liên hệ với tổng đài MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp