U tuyến giáp có lây không, phòng tránh như thế nào? | Medlatec

U tuyến giáp có lây không phòng tránh như thế nào?

Ngày nay, u tuyến giáp là căn bệnh phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là nữ giới. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt đặc biệt là mất thẩm mỹ. Vì vậy, u tuyến giáp có lây không được nhiều người quan tâm, gửi câu hỏi về MEDLATEC. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé.


11/07/2020 | Ung thư tuyến giáp xuất hiện do những nguyên nhân nào?
04/06/2020 | Ung thư tuyến giáp - căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới
24/05/2020 | Ý nghĩa của xét nghiệm TG trong chẩn đoán ung thư tuyến giáp

1. Thế nào là u tuyến giáp

u tuyến giáp là sự rối loạn chức năng kèm theo sự thay đổi cấu trúc của tuyến giáp. Khi mắc sẽ xuất hiện khối u gây sưng, biến dạng phần cổ. Ngoài việc mất thẩm mỹ, người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, giao tiếp, hô hấp do u chèn ép dây thanh quản. Thậm chí, nếu kéo dài có thể dẫn tới biến chứng như bị viêm hoặc ung thư tuyến giáp

U tuyến giáp được chia thành 2 loại là:

  • U tuyến giáp lành tính: Thường gặp với tỷ lệ cao, thường được phát hiện khi đi thăm khám. Thể này phát triển từ các nhân giáp của tế bào lót bên trong bề mặt tuyến giáp.

  • U tuyến giáp ác tính: Hay còn được gọi là ung thư tuyến giáp, loại này chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên nếu phát hiện kịp thời có thể chữa khỏi. 

Tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng tới các hoạt động thường ngày. Vậy nguyên nhân gây u tuyến giáp từ đâu?

U tuyến giáp ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt đời sống

U tuyến giáp ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt đời sống

2. Nguyên nhân gây ra u tuyến giáp 

Để trả lời cho câu hỏi u tuyến giáp có lây không thì độc giả nên tìm hiểu các tác nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia, u tuyến giáp xuất hiện do các nguyên nhân phổ biến sau:

Do di truyền

Là yếu tố khi trong gia đình có người thân cùng huyết thống mắc bệnh về tuyến giáp có nguy cơ cao di truyền lại cho con cháu.

Do sự lão hóa cơ thể và giới tính 

Là yếu tố do cơ thể lão hóa theo thời gian, hệ miễn dịch suy giảm. Vì vậy, tuyến giáp tiết ra hormone, gây kích thích sự hình thành bướu tuyến giáp. Đó cũng là lý do vì sao tỷ lệ mắc ở nữ giới luôn cao hơn ở nam giới từ 3 - 4 lần và thường gặp sau độ tuổi 30.

Theo thời gian cơ thể bị lão hóa, dẫn đến có nguy cơ mắc u tuyến giáp, nam giới có tỷ lệ mắc ít hơn nữ.

Theo thời gian cơ thể bị lão hóa, dẫn đến có nguy cơ mắc u tuyến giáp, nam giới có tỷ lệ mắc ít hơn nữ

Hệ miễn dịch xảy ra sự rối loạn

Rối loạn hệ miễn dịch khiến chức năng tuyến giáp bị ảnh hưởng, dẫn tới nguy cơ xảy ra các bệnh lý tuyến giáp như: viêm, ung thư tuyến giáp,…

Cơ thể thiếu iot

Iốt là chất cần giúp sản xuất hormon tuyến giáp. Khi lượng iốt trong cơ thể giảm khiến tuyến giáp ảnh hưởng dẫn tới các bệnh lý về tuyến giáp trong đó có u tuyến giáp ác tính.

Do tiếp xúc với chất phóng xạ

Cấu trúc gen bị biến đổi do tiếp xúc với chất phóng xạ, đặc biệt khi bạn trị xạ các bệnh liên quan tới vùng đầu, ngực và cổ.

Do hormon tuyến giáp thay đổi

Do hormon tuyến giáp thay đổi, suy giảm khiến cho tuyến giáp hoạt động không tốt như trước. Đặc biệt dễ mắc u bướu, viêm tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Với những nguyên nhân điển hình trên, nhiều độc giả vẫn luôn thắc mắc liệu u tuyến giáp có lây không.

3. Giải đáp thắc mắc u tuyến giáp có lây không 

Do thiếu thông tin về u tuyến giáp nên nhiều người vẫn hiểu chưa đúng về bệnh. Từ đó nhầm tưởng u tuyến giáp có thể lây nhiễm qua tiếp xúc giữa người với người, và có thái độ xa lánh, miệt thị, ảnh hưởng tới tâm lý người mắc cũng như người tiếp xúc.

U tuyến giáp thuộc nhóm không lây nhiễm, không nên kì thị, xa lánh người mắc

U tuyến giáp thuộc nhóm không lây nhiễm, không nên kì thị, xa lánh người mắc

U tuyến giáp được xếp vào nhóm không lây nhiễm do nguyên nhân là di truyền, thiếu iốt, hệ miễn dịch suy giảm,… Vì vậy, mọi người không nên xa lánh, miệt thị họ. Để phát hiện sớm thì chúng ta nên đi thăm khám định kỳ 6 tháng/ lần. Nếu có dấu hiệu, các chuyên gia sẽ tư vấn và hỗ trợ điều trị hiệu quả nhất.

4. Điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần RFA tuyến giáp

Bên cạnh thắc mắc u tuyến giáp có lây không thì phương pháp điều trị bệnh cũng là điều được nhiều người quan tâm, tìm hiểu.

Phương pháp điều trị u tuyến giáp hiện nay có rất nhiều. Trong đó, đốt sóng cao tần RFA là kỹ thuật hiện đại và cho hiệu quả cao. Phương pháp này được sử dụng trong những năm gần đây, có ưu điểm là không gây mê, không để lại sẹo, thời gian thực hiện nhanh chóng và ít xảy ra biến chứng. Đặc biệt, chi phí điều trị bằng phương pháp này vừa phải, phù hợp với tất cả mọi người. 

Nói thêm về RFA tuyến giáp, phương pháp này còn có tên gọi tiếng anh là Radiofrequency Ablation, sử dụng điện cực đặt tại tâm khối u để phá hủy khối u bằng nhiệt độ. Dòng điện truyền vào khối u là dòng điện một chiều. Khối u bị phá hủy khi dòng điện ma sát với u làm lượng nước bị mất.

Phương pháp điều trị không để lại sẹo và ít biến chứng

Phương pháp điều trị không để lại sẹo và ít biến chứng

Hiện nay, có rất nhiều cơ sở y tế đưa vào khai thác, ứng dụng phương pháp này, trong đó MEDLATEC là địa chỉ uy tín được nhiều người lựa chọn. Các bác sĩ nơi đây có trình độ chuyên môn cao, kết hợp trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ các nước phát triển, cho kết quả điều trị tốt nhất.

5. Cách phòng tránh u tuyến giáp

Câu hỏi u tuyến giáp có lây không được giải đáp thì bạn không còn lo ngại khi tiếp xúc. Tuy nhiên, chúng ta không nên chủ quan trong việc phòng tránh. Dưới là một số cách phòng bệnh hiệu quả nhất.

  • Bạn nên kiểm tra định kỳ sức khỏe 6 tháng/ lần để có thể phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời.

  • Tạo lập thói quen sống lành mạnh như: tập thể dục, yoga, chạy bộ,... để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, đẩy lùi bệnh tật. Ngoài ra, cần loại bỏ thói quen xấu, không lành mạnh, không sử dụng chất kích thích,…

Tập thể dục đều đặn để phòng tránh u tuyến giáp

Tập thể dục đều đặn để phòng tránh u tuyến giáp

  • Chế độ dinh dưỡng đảm bảo và phù hợp. Bổ sung iốt trong bữa ăn hàng ngày, tránh để cơ thể thiếu iốt, nhất là phụ nữ có thai. Ăn nhiều chất xơ như rau củ và hoa quả.

Qua những thông tin hữu ích được chia sẻ trên, thắc mắc về u tuyến giáp có lây không của đọc giả chắc hẳn đã được giải đáp. Đồng thời bài viết cũng đã chia sẻ về kỹ thuật đốt sóng cao tần RFA tuyến giáp - phương pháp chữa trị các bệnh lý về tuyến giáp hiện đại, hiệu quả nhất hiện nay. Hãy là những người thông thái với việc nắm bắt, bổ sung các kiến thức y khoa hữu ích, nhằm bảo vệ bản thân tốt nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp