Chẩn đoán u tuyến giáp như thế nào và phương pháp điều trị | Medlatec

Chẩn đoán u tuyến giáp như thế nào và phương pháp điều trị

Dấu hiệu của u tuyến giáp thường khá mờ nhạt, không rõ ràng và đặc hiệu, chủ yếu u được phát hiện qua siêu âm, thăm khám kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khám bệnh vùng liên quan. Chẩn đoán u tuyến giáp dựa trên cả triệu chứng lâm sàng lẫn dấu hiệu cận lâm sàng, điều quan trọng là cần xác định tính chất và đặc điểm khối u để xem xét điều trị.


06/05/2021 | Những điều cần biết về siêu âm bệnh lý tuyến giáp
27/04/2021 | Thế nào là tuyến giáp bình thường và thời điểm cần làm xét nghiệm
02/04/2021 | Bật mí một số dấu hiệu suy tuyến giáp thường gặp

1. Chẩn đoán u tuyến giáp như thế nào?

Các trường hợp dấu hiệu u tuyến giáp rõ ràng thì hầu hết khối u kích thước đã lớn, khối u ác tính phát triển đến giai đoạn muộn. 

Chẩn đoán u tuyến giáp

Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nhỏ nằm ở cổ

1.1. Chẩn đoán u tuyến giáp qua triệu chứng lâm sàng

Nếu nghi ngờ u tuyến giáp, bác sĩ sẽ thăm khám kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng. Khối u tuyến giáp nếu kích thước nhỏ, ở vùng không ảnh hưởng nhiều thì rất khó phát hiện do triệu chứng mờ nhạt, không đặc trưng.

Ở giai đoạn sớm, đặc điểm u là khá cứng, bờ rõ, bề mặt có thể nhẵn hoặc gồ ghề, chuyển động theo nhịp nuốt. Cùng với u tuyến giáp, hạch vùng cổ cũng xuất hiện cùng bên với khối u, tính chất mềm và di động. 

Khi u tuyến giáp phát triển đến giai đoạn muộn, khối u kích thước lớn, to và rắn, nằm cổ định trước cổ. Dùng tay khám có thể sờ thấy rõ khối u, ngoài ra bệnh nhân cũng xuất hiện các triệu chứng như: nuốt khó, nuốt vướng do u chèn ép, khàn tiếng, khó thở do u ảnh hưởng đến dây thanh quản và đường hô hấp. Nếu u tuyến giáp ác tính, da vùng cổ gần khối u có thể chảy máu, sùi loét hoặc thâm nhiễm.

Triệu chứng u tuyến giáp thường xuất hiện khi khối u lớn, phát triển muộn

Triệu chứng u tuyến giáp thường xuất hiện khi khối u lớn, phát triển muộn

1.2. Chẩn đoán cận lâm sàng u tuyến giáp

Các dấu hiệu lâm sàng không có giá trị cao trong chẩn đoán, bệnh nhân cần được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng kiểm tra như:

Xét nghiệm chức năng tuyến giáp

Thông qua xét nghiệm máu, có thể định lượng các hormone mà tuyến giáp sản xuất tiết ra như T3, T4. Kết quả xét nghiệm cho thấy, có khối u tuyến giáp gây ra tình trạng cường giáp hay suy giáp hay không. Trong trường hợp kích thước cổ lớn không phân biệt được do u tuyến giáp hay bệnh bướu cổ, định lượng T3, FT4 và TSH sẽ giúp chẩn đoán phân biệt.

Ngoài ra, nếu là u tuyến giáp ác tính, xét nghiệm máu có thể thấy định lượng Calcitonin trong máu bất thường.

Siêu âm tuyến giáp

Hình ảnh siêu âm cho phép xác định cụ thể sự xuất hiện, tính chất, kích thước, đặc điểm của u tuyến giáp. Ngoài ra, siêu âm có thể phân biệt được cấu trúc u tuyến giáp dạng nang hay u đặc, sự hiện diện của đa nhân trong tuyến giáp để chẩn đoán tính chất u. 

Siêu âm tuyến giáp còn được thực hiện như một phương pháp chẩn đoán hình ảnh gợi ý thực hiện sinh thiết u tuyến giáp.

Siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán u tuyến giáp

Siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán u tuyến giáp

Cùng với siêu âm tuyến giáp, xạ hình tuyến giáp cũng là kỹ thuật hình ảnh được sử dụng để kiểm tra sự có mặt của u tuyến giáp, đánh giá nhân tuyến giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ

Trong trường hợp đã xác định được u tuyến giáp nhưng chưa chẩn đoán được chính xác tính chất khối u là lành tính hay ác tính, phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ sẽ được thực hiện. Đây là một thủ thuật nhỏ, bác sĩ sẽ sử dụng cây kim chuyên dụng nhỏ để chọc vào tuyến giáp, hút lấy lượng nhỏ tế bào và dịch trong nhân.

Mẫu tế bào được chọc hút này được chuyển phân tích dưới kính hiển vi để kiểm tra, xem xét tế bào có gì bất thường không.

Nếu dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ u tuyến giáp, xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh được chỉ định đầu tiên. Nếu các nhân giáp bất thường, chọc hút tế bào bằng kim nhỏ mới được chỉ định để khẳng định kết quả.

Siêu âm và chụp cắt lớp

Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh kết hợp này có vai trò trong phân biệt những tổn thương thể rắn và thể lỏng, từ đó hỗ trợ xác định u lành hay u ác tính. 

Chọc hút tế bào giúp chẩn đoán chính xác u tuyến giáp

Chọc hút tế bào giúp chẩn đoán chính xác u tuyến giáp

Kết quả chẩn đoán u tuyến giáp rất quan trọng để bác sĩ đánh giá tình trạng bệnh và xem xét phương pháp điều trị phù hợp.

2. Điều trị u tuyến giáp thế nào để đạt hiệu quả cao?

Việc điều trị u tuyến giáp còn phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán, xác định là khối u lành tính hay ác tính, kích thước và vị trí khối u như thế nào.

Nếu u tuyến giáp là lành tính, bệnh nhân có thể không cần phải điều trị khi u nhỏ, không hoặc gây ảnh hưởng không đáng kể đến cơ quan này. Nếu muốn điều trị hoặc u lớn, có thể lựa chọn phương pháp đốt sóng cao tần để giảm kích thước khối u hoặc phẫu thuật loại bỏ. Sau điều trị, bệnh nhân u tuyến giáp cần tái khám kiểm tra định kỳ, phát hiện sớm nếu khối u phát triển trở lại hoặc chuyển sang ác tính.

Nếu u tuyến giáp là ác tính, điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn, có thể cần chẩn đoán thêm để bác sĩ xem xét phương pháp điều trị thích hợp. Các phương pháp điều trị u tuyến giáp thường áp dụng hiện nay gồm:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp điều trị chính trong bệnh ung thư tuyến giáp, cần thực hiện cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp và nạo vét hạch cổ để loại bỏ tối đa tế bào ung thư. 

Điều trị I 131

Phương pháp này là phương pháp điều trị bổ trợ, thường chỉ định sau phẫu thuật hoặc điều trị tiêu diệt khối u ung thư ban đầu để loại bỏ tế bào bệnh còn sót lại. Với các tổn thương ung thư di căn xa hoặc có xâm lấn, điều trị I 131 cũng được chỉ định.

Liệu pháp hormone thay thế

Phương pháp này giúp bù lượng hormone thiếu hụt do cắt bỏ tuyến giáp hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp sau điều trị. 

Xạ trị ngoài và hóa trị ít

Phương pháp điều trị này thường chỉ định cho trường hợp ung thư tuyến giáp thể biệt hóa, có thể chỉ định trong ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa hoặc thể tủy.

Liệu pháp miễn dịch

Bệnh nhân được điều trị tăng cường miễn dịch để tế bào miễn dịch cơ thể hoạt động tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn, kết hợp với các phương pháp điều trị đặc hiệu để tăng hiệu quả.

Như vậy, bệnh nhân cần chẩn đoán u tuyến giáp bằng nhiều phương pháp trước khi quyết định có cần thiết phải điều trị hay điều trị như thế nào. 

Hiện, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã triển khai các phương pháp chẩn đoán u tuyến giáp như siêu âm, xét nghiệm cũng như các phương pháp điều trị bệnh hiện đại như đốt điện sóng cao tần,... Nhiều bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh và có cuộc sống bình thường, khỏe mạnh.

Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp