Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim đang có dấu hiệu gia tăng. Đó chính là lý do vì sao xét nghiệm nhồi máu cơ tim ngày càng trở lên phổ biến. Đặc biệt, không ít người vì kịp thời làm xét nghiệm mà đã tránh được các biến chứng như suy tim, đột tử,... Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về phương pháp kiểm tra sức khỏe tim mạch này nhé.
29/11/2019 | Vai trò của Troponin I độ nhạy cao (hsTnI) trong chẩn đoán, theo dõi nhồi máu cơ tim cấp (AMI) và phân tầng nguy cơ các sự kiện tim mạch trong tương lai 28/10/2019 | Năm loại nhồi máu cơ tim và tiêu chuẩn chẩn đoán 03/08/2019 | Xét nghiệm Troponin T - công cụ đánh giá bệnh nhồi máu cơ tim 11/12/2017 | MEDLATEC xử trí thành công bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp
1. Các hiểu biết chung về nhồi máu cơ tim
nhồi máu cơ tim hiện nay được ghi nhận như một bệnh lý tim mạch phổ biến và có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là ở nước ta. Bệnh lý này có tỷ lệ tử vong cao, nếu chưa dẫn đến tử vong thì các hậu quả và biến chứng cũng rất nghiêm trọng.
Cụ thể hơn, nhồi máu cơ tim là hiện tượng tắc mạch bơm máu nuôi tim đột ngột. Các mạch máu được ghi nhận có khả năng gây ra nhồi máu cơ tim là hai nhánh mạch máu chính: động mạch vành trái và động mạch vành phải. Tùy theo từng trường hợp mà có thể bị tắc một phần của mạch nhánh, cả mạch nhánh hoặc nguy hiểm hơn là tắc hoàn toàn cả hai mạch.
Tim cũng như các cơ quan khác luôn cần được bơm máu đều đặn, một khi điều này không được đáp ứng thì sẽ xuất hiện một vùng cơ tim bị thiếu máu, nếu không cung cấp máu kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử cơ tim. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chức năng bơm máu đi nuôi cơ thể của tim. Như vậy người bệnh sẽ không nhận được lượng máu cần thiết và dẫn đến các tình huống nguy hiểm như suy tim, sốc tim hoặc thậm chí là đột tử.
Nhồi máu cơ tim là hiện tượng các động mạch vành bị tắc nghẽn
Có nhiều nguyên nhân đã từng được ghi nhận gây ra hiện tượng nhồi máu cơ tim ở các bệnh nhân. Tuy nhiên nguyên nhân phổ biến nhất là xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này được hình thành tự nhiên trong cơ thể con người khi các cơ quan bị lão hóa dần, thường là ở tuổi sau 35. Chúng vẫn tiếp tục phát triển trong các năm tiếp theo. Điều này có nghĩa là xơ vữa có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim sau vài năm hoặc vài chục năm.
Tuy nhiên, thường thì có thêm các nguyên nhân phụ trợ đi kèm tác động vào để gia tăng sự tổn thương cho mạch máu ở tim. Các nguyên nhân này có thể kể đến như tổn thương mạch máu từ trước do các bệnh lý đái tháo đường, huyết áp cao, rối loạn lipid trong máu,... Kết quả sau khi các nguyên nhân này hợp nhất sẽ là cholesterol (thành phần chủ yếu có trong các mảng xơ vữa) lắng lại gần thành mạch, gây viêm và rối loạn. Cuối cùng là hình thành các cục máu đông sau khi xơ vữa bong tróc khỏi thành mạch hoặc nứt vỡ gây tắc mạch hay chính là nhồi máu cơ tim.
2. Hiện nay có những xét nghiệm nhồi máu cơ tim nào?
Để có thể đi đến kết luận bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim hoặc tiền nhồi máu cơ tim (tức là đã xuất hiện bệnh lý liên quan đến động mạch vành) thì bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng rồi mới chuyển sang các xét nghiệm chuyên sâu.
Tùy vào tình trạng cụ thể của người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định một trong những xét nghiệm nhồi máu cơ tim dưới đây:
Đo điện tâm đồ là bước xét nghiệm nhồi máu cơ tim rất cơ bản hiện nay
-
Siêu âm tim. Siêu âm có thể ở dạng 4D hoặc gắng sức (tương tự như đo điện tim gắng sức).
-
Xét nghiệm Troponin I hoặc Troponin T. Đây là xét nghiệm sẽ sử dụng máu của bệnh nhân để kiểm tra xem cơ tim có đang có dấu hiệu hoại tử vì thiếu máu, tắc mạch hay không.
-
Chụp CT động mạch vành.
-
Chụp DSA động mạch vành.
3. Khi nào nên đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm nhồi máu cơ tim?
Bạn hoàn toàn có thể chủ động liên hệ với bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để làm xét nghiệm nhồi máu cơ tim khi có các triệu chứng như sau:
-
Thường xuyên có cảm giác khó thở tương tự như khi bị lo lắng, hồi hộp kéo dài. Cảm thấy tim đập nhanh bất thường.
-
Bị đau vùng ngực. Các bệnh nhân đã có tiền sử bị nhồi máu cơ tim thường gặp tình trạng thở nặng nề như ngực bị đè nặng, có thể thấy nóng vùng dưới da tại ngực trái, lan xuống tay trái,... Theo thời gian cảm giác này có thể chuyển thành đau tức dữ dội cực kỳ khó chịu. Cảm giác đau cũng có thể sẽ lan đến cổ hoặc vai và khu vực lưng trên. Các cơn đau sẽ đến dồn dập, mỗi lần đau sẽ kéo dài khoảng 25 phút.
Nếu bạn thường xuyên gặp tình trạng đau tức ngực thì bạn nên làm xét nghiệm nhồi máu cơ tim
-
Cảm thấy cơ thể yếu hoặc kiệt sức, đi không vững do chóng mặt, hoa mắt, choáng váng. Đôi khi đổ mồ hôi trộm, chân tay lạnh và buồn nôn nhưng không nôn được.
-
Huyết áp tăng giảm bất thường.
-
Đêm ngủ không ngon, dễ bị kích thích, lo lắng, hoảng sợ.
-
Thường xuyên bị ngất khi cảm xúc lên cao.
4. Các đối tượng nào được khuyến khích chủ động xét nghiệm nhồi máu cơ tim?
Ai cũng có thể gặp chứng nhồi máu cơ tim sau tuổi 40. Bạn có thể chủ động thực hiện các xét nghiệm tim mạch để phòng tránh hiện tượng này. Tuy nhiên vẫn có những nhóm bệnh nhân có tỷ lệ bị nhồi máu cơ tim cao hơn hẳn người bình, theo đó việc thực hiện các xét nghiệm chuyên khoa là cực kỳ cần thiết. Có thể kể đến các đối tượng sau:
-
Người bị thừa cân, béo phì và ít vận động.
-
Người hút thuốc lá trên 15 năm.
-
Người bị bệnh cao huyết áp.
-
Nữ giới đã có tiền sử bị đái tháo đường sau hoặc khi mang thai. Nam giới đã mắc bệnh đái tháo đường nhiều năm.
-
Người bị tai biến mạch máu não.
-
Bệnh nhân đang mắc bệnh thận hoặc các căn bệnh tự miễn khác.
-
Bệnh nhân mắc các bệnh khiến rối loạn lipid trong máu.
-
Bệnh nhân thuộc gia đình có tiền sử bị nhồi máu cơ tim hoặc các bệnh mạch vành. Nếu là nam giới thì nên thực hiện xét nghiệm trước 55 tuổi, nữ giới thì xét nghiệm trước 65 tuổi.
Nếu bạn đến từ gia đình có tiền sử bị bệnh lý tim mạch thì nên thực hiện xét nghiệm nhồi máu cơ tim sớm để có một trái tim khỏe mạnh
Vậy là MEDLATEC vừa chia sẻ những thông tin liên quan đến phương pháp xét nghiệm nhồi máu cơ tim hiện nay. Hy vọng bạn đọc đã cập nhật thêm những kiến thức bổ ích và chủ động hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, gia đình. Nếu vẫn còn băn khoăn, lo lắng về bệnh tim mạch, đừng quên liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.