Khi bị thoái hóa cột sống, bạn sẽ phải chịu những cơn đau nhức vai gáy, cổ, lưng thường xuyên. Vậy, làm cách nào để điều trị thoái hóa cột sống? Mọi phương pháp chữa trị sẽ được chúng tôi bất bí thông qua bài viết dưới đây.
21/07/2021 | Thoái hóa cột sống nên ăn gì để tốt cho việc chữa bệnh 04/11/2020 | Bệnh thoái hóa cột sống và những điều không ai có thể bỏ qua 04/11/2020 | Bác sĩ giải đáp thắc mắc: Bị thoái hóa cột sống nên làm gì?
1. Tìm hiểu về thoái hóa cột sống
Thoái hóa cột sống là tình trạng viêm xương khớp mạn tính xảy ra ở các đốt sống cổ, ngực hoặc thắt lưng. Bệnh thường gặp ở những người trung niên trên 35 tuổi. Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống có xu hướng trẻ hóa và để lại nhiều biến chứng.
Hiện nay, thoái hóa đốt sống cổ và thoái hoá cột sống lưng là tình trạng bệnh phổ biến. Nếu không chữa trị kịp thời bệnh có thể chuyển biến thành gai cột sống, thoát vị đĩa đệm. Đồng thời dẫn đến một số biến chứng như rối loạn tiền đình, mất ngủ, tăng giảm huyết áp bất thường, suy giảm thị lực,…
Bệnh thường gặp ở những người trung niên trên 35 tuổi, tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ người bị thoái hóa cột sống có xu hướng trẻ hóa
Vì vậy trước khi tìm hiểu các cách điều trị thoái hóa cột sống, bạn nên nắm được nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết bệnh dưới đây:
Triệu chứng:
Bệnh thường phát triển âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn nặng hoặc thực hiện khám sức khỏe tổng quát thì bạn mới phát hiện mình bị thoái hóa cột sống.
Khi mắc bệnh, bạn sẽ gặp phải các cơn đau nhức cột sống gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc và các hoạt động sinh hoạt. Ngoài ra tình trạng tê bì tay chân, đau đầu, chóng mặt, cứng cơ cũng là triệu chứng xuất hiện ở nhiều người bệnh.
Khi mắc bệnh, bạn sẽ gặp phải các cơn đau nhức cột sống gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc và các hoạt động sinh hoạt
Nguyên nhân:
Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả:
-
Theo thời gian, cơ thể sẽ bước vào quá trình lão hóa tự nhiên. Lúc này, hệ thống xương khớp bắt đầu yếu dần và thoái hóa.
-
Ngồi sai tư thế, nằm kê gối quá cao sẽ khiến bạn nhanh bị thoái hóa cột sống.
-
Đặc tính công việc thường xuyên mang vác đồ nặng, hoặc ngồi một chỗ không vận động, đi giày cao gót nhiều.
-
Bị chấn thương cột sống, đĩa đệm trong quá trình làm việc, vận động.
-
Mắc các bệnh lý di truyền như vẹo cột sống, hẹp đốt sống,…
-
Ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, sử dụng chất kích thích.
2. Cách điều trị thoái hóa cột sống
Khi xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời tránh xảy ra biến chứng. Vậy, làm cách nào để điều trị thoái hóa cột sống? Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về các biện pháp giảm thiểu triệu chứng dưới đây:
Tập luyện:
Luyện tập các động tác điều chỉnh, kéo dãn giãn cột sống là cách hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống. Thông qua bài tập này, sự tổn thương ở đốt sống sẽ tự phục hồi, nhờ đó hệ thống khớp cũng trở nên dẻo dai và linh hoạt hơn.
Ngoài ra việc luyện tập còn giúp bạn có một tinh thần thoải mái và kích thích quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
Trường hợp, luyện tập các động tác không phù hợp với cột sống thì sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn. Cột sống sẽ càng chịu áp lực và tổn thương, nên bạn sẽ thường xuyên cảm thấy đau nhức. Vì vậy, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn về các bài luyện tập cột sống phù hợp.
Luyện tập các động tác điều chỉnh, kéo dãn giãn cột sống là cách hỗ trợ chữa trị bệnh thoái hóa cột sống
Sử dụng thuốc:
Để giảm thiểu những cơn đau nhức vai gáy, cổ, lưng,… bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc như:
-
Thuốc chống viêm NSAID: Mobic, Celebrex,…
-
Thuốc giãn cơ: Mydocalm, Myonal,…
-
Thuốc dùng tại chỗ, kem bôi: Golden, Profenid gel,…
Nếu có biểu hiện đau thần kinh, đĩa đệm chèn ép dây thần kinh thì bạn có thể áp dụng phương pháp tiêm ngoài màng cứng.
Những loại thuốc trên chỉ có tác dụng kiểm soát cơn đau tạm thời nên không thể làm phục hồi những tổn thương ở đốt sống. Do đó, sau khi dừng sử dụng thuốc thì các cơn đau sẽ trở lại, thậm chí là nghiêm trọng hơn. Đồng thời, trong quá trình dùng thuốc cơ thể bạn có thể xuất hiện một số tác dụng phụ không mong muốn như: viêm loét dạ dày,… Vì vậy, bạn nên tuân thủ liều lượng và sử dụng đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ.
Để giảm thiểu những cơn đau nhức vai gáy, cổ, lưng,… bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng các loại thuốc giảm đau
Châm cứu:
Châm cứu là phương pháp sử dụng kim châm cứu tác động vào cột sống để khai thông khí huyết. Phương pháp này có tác dụng hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống, kích thích cơ thể sản sinh hormon Endorphin giúp giảm đau và chống viêm hiệu quả.
Vì vậy, những người thường xuyên bị đau nhức vai gáy, thắt lưng có thể áp dụng châm cứu để nhanh chóng xoa dịu cơn đau. Tuy niên, phương pháp chỉ có tác dụng tạm thời mà không chữa trị triệt để nguyên nhân. Đồng thời, nếu thực hiện ở những nơi không uy tín bạn còn có nguy cơ bị nhiễm trùng, liệt, teo cơ,…
Phẫu thuật:
Khi đã thực hiện các cách điều trị thoái hóa cột sống mà chúng tôi vừa chia sẻ nhưng vẫn không hiệu quả thì phẫu thuật là lựa chọn sau cùng. Phương pháp này thường được bác sĩ chỉ định trong trường hợp thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống,… gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Tuy nhiên trong quá trình phẫu thuật cột sống tiềm ẩn nhiều rủi ro, điển hình như đột quỵ tổn thương não,… do gây mê toàn thân. Vì vậy, bạn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định thực hiện phương pháp này.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh:
Để các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả tốt, bạn nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh. Đồng thời bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp như các loại rau có màu xanh đậm, cá béo, trái cây họ cam quýt,… Ngoài ra, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày và nên hạn chế uống các loại nước có gas, rượu bia, cà phê hay các chất kích thích khác.
Bên cạnh chế độ ăn uống, bạn cũng nên thay đổi những thói quen không tốt cho cột sống bằng cách:
-
Ngồi đúng tư thế, sau khi ngồi một chỗ quá lâu bạn nên đứng lên ngồi xuống hoặc đi lại để giảm áp lực lên cột sống.
-
Dành thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc.
-
Hạn chế mang vác vật nặng, tập luyện thường xuyên và đúng cách.
-
Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh thừa cân béo phì khiến cột sống phải gánh chịu trọng lượng của cơ thể.
Để các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống mang lại hiệu quả, bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất tốt cho xương khớp như trái cây họ cam quýt,…
Với những cách điều trị thoái hóa cột sống mà chúng tôi vừa chia sẻ ở bài viết, chắc hẳn bạn đã lựa chọn được cho mình những phương pháp phù hợp. Nếu xuất hiện các cơn đau nhức lưng, cổ, tê bì tay chân,… thì bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng. Khi đến đây, bạn sẽ được chẩn đoán bệnh bằng các thiết bị máy móc hiện đại như: máy chụp cắt lớp vi tính, máy chụp cộng hưởng từ,... Đặc biệt, được trực tiếp khám bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, có nhiều năm kinh nghiệm trong chẩn đoán, điều trị các bệnh về xương khớp nói chung.
Sau khi có kể quả khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về phương pháp điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả. Để biết thêm thông tin và đặt lịch thăm khám, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900 56 56 56.