Bệnh thoái hóa cột sống và những điều không ai có thể bỏ qua | Medlatec

Bệnh thoái hóa cột sống và những điều không ai có thể bỏ qua

Bệnh thoái hóa cột sống tuy không nguy hiểm ngay lập tức đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh phải chịu cảnh đau đớn, mệt mỏi và gặp nhiều phiền toái trong sinh hoạt. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng thoái hóa sẽ ngày càng nghiêm trọng và dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn cung cấp những thông tin hữu ích về căn bệnh này.


20/10/2020 | Những triệu chứng “cảnh báo” thoái hóa khớp và phương pháp điều trị bệnh
20/04/2020 | Triệu chứng của thoái hóa đốt sống cổ là gì?

1. Bệnh Thoái hóa cột sống là bệnh như thế nào?

Thoái hóa cột sống bệnh học được hiểu là một quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ và thắt lưng. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, khoảng sau tuổi 40 nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng dần. Trong đó: 

1.1. Thoái hóa cột sống thắt lưng 

Tình trạng thoái hóa này thường xảy ra ở các đốt sống thắt lưng L5. Đây là đốt phải chịu áp lực nhiều nhất từ cơ thể. 

Bệnh thoái hóa cột sống thường gặp ở người cao tuổi

Thoái hóa cột sống thắt lưng khiến người bệnh gặp khó khăn khi cúi, gập người

Triệu chứng của bệnh cũng rất đa dạng tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bạn:

Người bệnh thường xuyên bị đau thắt lưng. Những cơn đau có thể âm ỉ khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi. Càng vận động mạnh thì cơn đau càng tăng lên và khi nghỉ ngơi thì sẽ đỡ đau hơn. 

Hầu như những người mắc bệnh đều rất khó khăn khi cúi gập người, hoặc không thể ngửa người ra sau. Nếu ngồi xuống thì khi ngồi dậy cũng rất khó, phải một lúc lâu mới có thể đứng trở lại. 

Đau đầu: Không chỉ đau vùng lưng, người bệnh cũng có thể gặp phải tình trạng đau nhức đầu. 

Tay chân yếu và sự kết hợp giữa tay và chân cũng kém linh hoạt. 

Thậm chí một vài trường hợp có thể bị ảnh hưởng đến bàng quang và ruột non khiến người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, thậm chí khó kiểm soát tiểu tiện. 

1.2. Thoái hóa cột sống cổ

Thoái hóa cột sống cổ là gì và bệnh có nguy hiểm không cũng chính là thắc mắc của nhiều người. Tình trạng thoái hóa diễn ra phổ biến hơn ở các đốt sống cổ số 5, 6 và 7, tuy nhiên nó cũng có thể gặp ở bất kỳ đoạn nào. 

Đau cổ, không thể xoay cổ là biểu hiện nghiêm trọng của thoái hóa cột sống cổ

Đau cổ, không thể xoay cổ là biểu hiện nghiêm trọng của thoái hóa cột sống cổ

Ở giai đoạn đầu, bệnh không có biểu hiện gì đặc biệt. Phần lớn người bệnh chỉ thấy hay nhức mỏi khó chịu ở vùng cổ. Tuy nhiên càng về sau, biểu hiện càng rõ ràng và những cơn đau có thể trở nên dữ dội hơn. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh: 

Đau nhức và đôi khi bị vẹo cổ, khi thực hiện các động tác ở cổ sẽ thấy cảm giác bị vướng. 

Những cơn đau cổ có thể lan ra vùng đầu hoặc lan xuống cánh tay, bả vai. Một vài trường hợp nghiêm trọng có thể khiến cánh tay và bàn tay bị tê, liệt. 

Khi thời tiết lạnh, nếu nằm ở một tư thế không thuận lợi vào ban đêm thì sáng hôm sau có thể bị cứng cổ và khi ho và hắt hơi sẽ vô cùng đau và khó khăn, thậm chí không thể đi lại được. 

Một số trường hợp sẽ phải liên tục chịu các cơn đau, không thể quay đầu sang 2 bên mà phải xoay cả người. 

Đôi khi cảm thấy như có một luồng điện chạy từ cổ đến xương sống, tình trạng này có thể kết thúc nhanh hoặc kéo dài. 

2. Những nguyên nhân nào dẫn tới Bệnh thoái hóa cột sống

Rất nhiều người thắc mắc tại sao bị thoái hóa cột sống, tại sao tôi còn trẻ mà đã bị thoái hóa cột sống. Câu trả lời là không chỉ có người cao tuổi mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải căn bệnh này vì những nguyên nhân sau đây: 

Do tuổi tác: Bệnh thường gặp ở những người cao tuổi vì độ tuổi này cơ thể đã bước sang giai đoạn lão hóa và tình trạng bào mòn khớp xảy ra nhiều hơn nên nguy cơ thoái hóa xương khớp là điều dễ hiểu. 

Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống do ngồi nhiều

Dân văn phòng dễ bị thoái hóa cột sống do ngồi nhiều

Thông thường, nếu có thói quen sinh hoạt lành mạnh thì đến khoảng 50 tuổi trở lên mới thấy các biểu hiện của thoái hóa cột sống nhưng cũng có nhiều trường hợp mới 35 - 40 tuổi đã phát hiện bệnh. Như vậy, có thể thấy rằng, cơ thể mỗi người là khác nhau và quá trình lão hóa, thoái hóa xương khớp của mỗi người cũng khác nhau.

Một số thói quen trong sinh hoạt như ngồi lâu, ngủ sai tư thế cũng có thể tăng nguy cơ bị thoái hóa. 

Đặc thù nghề nghiệp: Những người làm công việc nặng, chẳng hạn như thường xuyên phải bê vác, gánh hay phải cúi người, xoay hoặc ngửa cổ nhiều,… sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh tăng lên. Vì đây là những yếu tố làm gia tăng tình trạng tổn thương sụn khớp, khiến cho dây chằng bị xơ cứng,… và cuối cùng dẫn tới thoái hóa. 

Bê vác nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Bê vác nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh

Chế độ ăn chưa đầy đủ dưỡng chất: Những trường hợp không cung cấp đủ canxi, magie và các loại vitamin cho cơ thể sẽ hạn chế quá trình tái tạo sụn khớp, đồng thời nguy cơ thoái hóa sẽ tăng lên.

Dị tật bẩm sinh: Nếu từ khi sinh ra đã bị những bất thường về cấu trúc cột sống thì nguy cơ bị thoái hóa về sau này sẽ cao mắc bệnh cao hơn những người có cấu trúc cột sống bình thường

Lười vận động: Những người ít vận động sẽ khiến máu lưu thông kém, không đủ để cung cấp đến cột sống dẫn đến cột sống dễ bị co cứng, xương khớp kém linh hoạt và tăng cơ hội mắc bệnh thoái hóa cột sống.

Để điều trị bệnh cần phải phụ thuộc vào mức độ bệnh và thể trạng của bệnh nhân. Có nhiều phương pháp điều trị như điều trị nội khoa, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật. Mục tiêu điều trị là giảm triệu chứng đau nhức cho người bệnh và giúp người bệnh có thể sinh hoạt bình thường đồng thời phòng ngừa những tổn thương cho tủy sống và dây thần kinh. 

Điều trị nội khoa là điều trị bằng các loại thuốc chống viêm giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Vật lý trị liệu: Là các bài tập giúp bệnh nhân kéo giãn cột sống, xoa bóp vùng thoái hóa để giảm đau cho người bệnh. 

Phẫu thuật: Nếu bệnh nghiêm trọng thì có thể tính đến phương pháp phẫu thuật để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất. 

Trên đây là những thông tin cơ bản chúng tôi muốn cung cấp tới bạn đọc về bệnh thoái hóa cột sống. Nếu muốn đặt lịch khám sớm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, mời bạn gọi đến số đường dây nóng 1900 56 56 56, chuyên gia sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Đau cơ uống thuốc gì để giảm thiểu triệu chứng?

Đau cơ với nhiều mức độ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này tuy không gây ảnh hưởng quá nặng nề đến sức khỏe nhưng lại khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống. Thậm chí còn có những trường hợp bị đau cơ vượt ngoài khả năng chịu đựng của bệnh nhân thì cần phải khắc phục bằng thuốc. Vậy đau cơ uống thuốc gì để cải thiện triệu chứng? Mời bạn đọc cùng tham khảo thông tin dưới đây.
Ngày 09/06/2023

Loãng xương uống thuốc gì? Những lưu ý khi dùng thuốc loãng xương

Loãng xương là tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở những người trong độ tuổi trưởng thành, trung niên và phổ biến ở người cao tuổi. Để hạn chế tình trạng này thì thuốc điều trị loãng xương chính là mối quan tâm chung của nhiều người bệnh. Vậy bị loãng xương uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Điều này sẽ được bật mí qua những thông tin dưới đây!
Ngày 05/06/2023

Cột sống lưng và một số bệnh lý thường gặp

Cột sống lưng hay xương cột sống có vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể người. Những thông tin về giải phẫu xương cột sống cũng như chủ động tìm hiểu về các bệnh lý thường gặp trên bộ phận này là một cách hữu hiệu để phòng ngừa và tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. 
Ngày 16/05/2023

Thuốc giảm đau xương khớp có mấy loại?

Thuốc giảm đau xương khớp được ứng dụng phổ biến trong việc kiểm soát các cơn đau và cải thiện các bệnh lý về xương khớp. Có nhiều nhóm thuốc giảm đau xương khớp và mỗi nhóm lại có tác dụng khác nhau. Tuy nhiên nếu không dùng các thuốc này đúng cách và sai liều, rất có thể chúng sẽ gây ra nhiều phản ứng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
Ngày 12/05/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp