Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa hè. Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Cùng với việc chữa trị, một vấn đề cũng được nhiều người bệnh quan tâm là bị tiêu chảy cấp nên ăn gì cho nhanh hồi phục.
06/05/2022 | Tìm hiểu tiêu chảy cấp tính ở người lớn và cách điều trị hiệu quả 08/12/2021 | Tiêu chảy cấp uống thuốc gì để bệnh nhanh khỏi? 04/12/2021 | Bác sĩ hướng dẫn phương pháp điều trị tiêu chảy cấp tại nhà
1. Thế nào là tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài tóe nước hoặc ra phân lỏng ít nhất 3 lần trong vòng 24 giờ, kéo dài không quá 14 ngày, cùng với một số triệu chứng kèm theo như: nôn, rối loạn điện giải, mất nước.
Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong, đặc biệt đối với người cao tuổi và trẻ em.
Tiêu chảy cấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em
2. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh lý này thường xuất hiện đột ngột và có nguyên nhân do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra. Việc ăn các loại thực phẩm không phù hợp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Các loại vi khuẩn thường gây ra bệnh lý này có thể kể đến đó là trực khuẩn E.coli, lỵ, tả hoặc thương hàn. Virus Rota là nguyên nhân gây bệnh phổ biến, do loại virus này có khả năng tồn tại lâu trong môi trường, có thể sống ở phân trong 1 tuần và sống hàng giờ trên tay người hoặc trên các bề mặt rắn.
Virus Rota – thủ phạm hàng đầu gây tiêu chảy cấp
Đối với trẻ em, trong một số trường hợp, khi người mẹ thiếu sữa, trẻ phải cai sữa sớm và ăn một số loại thức ăn không phù hợp với lứa tuổi như bột đặc hoặc thức ăn có chứa các thành phần: cacbonhydrat, lipit…cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Đối với người lớn, việc mắc một số bệnh lý về tiêu hóa như: hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng cấp cũng có thể gây ra tiêu chảy cấp.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến bệnh lý này là do hệ đường ruột phản ứng với một số loại thuốc điều trị như kháng sinh, nhuận tràng, hoặc do bị thiếu Vitamin.
Trong các điều kiện khí hậu nóng ẩm hoặc môi trường bị ô nhiễm, vi sinh vật gây bệnh càng có khả năng phát triển mạnh mẽ.
3. Những triệu chứng phổ biến của bệnh
Bệnh tiêu chảy cấp thường gây ra một số triệu chứng giống nhau ở cả người lớn và trẻ em:
Tiêu chảy
- Số lần đi tiêu tăng lên bất thường, có thể đến hàng chục lần trong một ngày.
- Phân lỏng, thậm chí có thể toàn nước.
- Nếu phân lỏng, không kèm theo sốt và đau bụng, có thể là do nhiễm phải khuẩn tả.
- Nếu phân có máu, thường kèm theo sốt là biểu hiện của viêm đại tràng do vi khuẩn xâm nhập.
Mất nước
Đây là dấu hiệu đặc trưng, khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, vật vã, khô môi, trũng mắt, thậm chí là tụt huyết áp. Tình trạng mất nước ở người lớn thường khó phát hiện hơn ở trẻ em.
Buồn nôn
Nếu người bệnh nhiễm độc tố hoặc vi khuẩn, thường có biểu hiện nôn nhiều và đôi khi không kèm đau bụng, không sốt.
Nếu người bệnh bị nhiễm virus, thường nôn kèm đau quặn bụng và sốt nhẹ.
Nôn là một trong những triệu chứng phổ biến của bệnh tiêu chảy cấp
4. Bị tiêu chảy cấp nên ăn gì?
Tiêu chảy cấp gây mất nước và điện giải, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến tử vong. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đóng vai trò quan trọng, giúp rút ngắn quá trình điều trị.
- Người bệnh nên chú ý bù nước và điện giải bằng cách tăng cường uống nước lọc, oresol, nước rau quả; tránh sử dụng đồ uống có ga, chất kích thích hoặc các loại nước trái cây công nghiệp.
- Nên dùng các loại thực phẩm như: khoai tây, cà rốt, thịt lợn nạc, thịt gà, bột gạo, gạo. Nên ăn thêm các loại trái cây như: cam, chuối, xoài, hồng xiêm, ổi.
Khoai tây là loại thực phẩm tốt cho người bị tiêu chảy cấp
- Tránh các loại thực phẩm khó tiêu như: măng, ngô hay đỗ nguyên hạt, rau có nhiều chất xơ, các loại thức ăn chế biến sẵn như giò, xúc xích, patê và thức ăn khó hấp thu như trứng, thịt mỡ, chất béo.
- Đối với trẻ em: khi bị tiêu chảy cấp, trẻ thường mệt mỏi, chán ăn. Vì thế, cha mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ với các loại thức ăn mềm, lỏng, nấu chín kỹ và đủ chất.
- Với những trẻ còn bú mẹ: vẫn tiếp tục cho bú bình thường. Với những trẻ bú bình bị nhiễm virus Rota, nên ngừng sử dụng các loại sữa chứa đường lactose trong thời gian trị bệnh.
Cha mẹ nên cho trẻ uống vắc xin ngừa virus Rota đúng lịch theo khuyến cáo của Bộ y tế để chủ động phòng bệnh trong những năm tháng đầu đời.
Bên cạnh đó, người bệnh tuyệt đối không tự ý uống kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ.
5. Khi nào thì cần đi gặp bác sĩ
Tiêu chảy cấp ở mức độ nhẹ có thể xử lý tại nhà nhưng những trường hợp bệnh nặng, cần đi gặp bác sĩ sớm
Đối với trẻ em
Khi trẻ bị đau bụng hoặc quấy khóc nhiều hoặc sốt cao liên tục hơn 38,5 độ C hoặc phân có lẫn máu hay xuất hiện các triệu chứng mất nước như choáng váng, khô miệng, cần đưa đi khám ngay.
Đối với người lớn
Người bị mắc các bệnh nền như: thận, đái tháo đường, động kinh hoặc phụ nữ đang mang thai, người đang điều trị hóa chất, khi có dấu hiệu nghi ngờ, nên đi khám sớm.
Bên cạnh đó, những người xuất hiện triệu chứng đi ngoài hoặc nôn ra máu, sốt cao liên tục hay đau bụng dữ dội cũng cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
Nếu có nhu cầu khám bệnh tiêu chảy cấp, quý khách nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn, điều trị kịp thời và tránh làm dịch bệnh lây lan ra ngoài cộng đồng.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ y khoa uy tín hàng đầu
Với 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã trở thành địa chỉ tin cậy của khách hàng. Đặc biệt, chuyên khoa Tiêu hóa là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc khám, chữa các bệnh lý về đường tiêu hóa.
Không chỉ có đội ngũ chuyên gia đầu ngành, chuyên khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn được đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị tiên tiến như dàn máy siêu âm CV 170, hệ thống xét nghiệm tầm soát các bệnh lý có nguy cơ ung thư,… đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng.
Cùng với Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC đã được ghi nhận về mặt năng lực khi nhận được hai loại chứng chỉ hàng đầu về chất lượng phòng xét nghiệm là chứng chỉ ISO 15189:2012 do Bộ Khoa học và Công nghệ cấp và chứng chỉ CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Nhờ đó, khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về tính chính xác và nhanh chóng của kết quả khi cần làm các xét nghiệm chẩn đoán tiêu chảy cấp tại MEDLATEC.
Hy vọng những bài viết trên đã giúp quý khách tìm được câu trả lời cho câu hỏi: bị tiêu chảy cấp nên ăn gì cho nhanh hồi phục. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách có thể gọi điện tới số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.