Tiêu chảy cấp tính ở người lớn là tình trạng tiêu chảy xảy ra đột ngột, kéo dài gây mất nước. Nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng. Để biết cách phòng ngừa và điều trị bệnh, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây nhé!.
30/04/2022 | Tổng hợp những cách trị tiêu chảy tại nhà hiệu quả 24/04/2022 | Mách bạn những cách dùng cây cỏ sữa trị tiêu chảy cực nhạy 19/04/2022 | Đau bụng tiêu chảy - nguyên nhân và cách xử lý an toàn
1. Nguyên nhân gây tiêu chảy cấp ở người lớn
Tiêu chảy cấp là tình trạng đi ngoài phân lỏng, ít nhất 3 lần trong một ngày và kéo dài không quá 2 tuần. Nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn viêm ruột, đồng thời một số tác nhân dưới đây cũng làm tăng nguy cơ tiêu chảy cấp tính ở người lớn:
-
Nhiễm virus: Bạn có thể bị mắc bệnh khi ăn phải thức ăn có chứa các loại vi trùng như: Rotavirus, Norovirus, Norwalk virus,…
-
Nhiễm vi khuẩn: Ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn đường ruột họ Escherichia gồm: E.coli, Shigella, Vibrio Cholera,… Tiêu chảy do nhiễm khuẩn có thể tiến triển nặng, người bệnh bị mất nước nghiêm trọng, nhiễm trùng đường ruột, nhiễm trùng huyết, thậm chí là tử vong.
-
Nhiễm ký sinh trùng: Bạn có thể bị tiêu chảy cấp khi nhiễm các loại ký sinh trùng: Entamoeba histolytica, Giardia Lamblia,…
Nếu ăn phải thức ăn nhiễm vi khuẩn đường ruột thì bạn sẽ bị tiêu chảy cấp tính
Ngoài ra tiêu chảy cấp tính ở người lớn còn do thói quen uống nhiều bia rượu, người bệnh quá lo lắng hoặc gặp phải tác dụng phụ từ khi sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc điều trị gút.
Không chỉ vậy ở giai đoạn đầu của một số bệnh lý tiêu hóa như: viêm loét đại tràng, poly, ung thư,… cũng gây tiêu chảy. Khiến nhiều người dễ nhầm lẫn với hiện tượng tiêu chảy cấp.
2. Triệu chứng tiêu chảy cấp tính ở người lớn
Nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây thì chứng tỏ bạn đã bị tiêu chảy cấp:
Tiêu chảy:
Khi bị tiêu chảy do độc tố, vi khuẩn người bệnh sẽ bị tiêu chảy sau 2 - 7 giờ khi ăn phải thức ăn nhiễm khuẩn. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện đi ngoài phân nát lỏng, nhiều nước, không thành khuôn. Phân có lẫn máu, nhầy hoặc nhiễm một số ký sinh trùng.
Đồng thời xuất hiện triệu chứng đau quặn bụng, cơn đau sẽ giảm xuống sau khi đại tiện. Mỗi ngày người bệnh sẽ bị tiêu chảy ít nhất 3 lần, tần suất này có thể tăng lên.
Đi ngoài nhiều lần không kiểm soát là triệu chứng điển hình của tiêu chảy cấp tính ở người lớn
Nôn mửa thường đi kèm với tiêu chảy. Khi bị tiêu chảy cấp thì buồn nôn là triệu chứng chính, tiêu chảy sẽ không tiến triển nặng. Thông thường người bệnh sẽ nôn ra thức ăn, dịch dạ dày, dịch mật,… triệu chứng này chỉ kéo dài trong vòng 1 ngày.
Ngoài tiêu chảy, người bệnh còn có biểu hiện nôn ói
Mất nước:
Nước chiếm 70% trọng lượng cơ thể và phân bố đều khắp bộ phận, nếu không được cung cấp đủ thì mọi hoạt động sống sẽ bị ảnh hưởng. Khi bị tiêu chảy và nôn mửa kéo dài, người bệnh sẽ rơi vào tình trạng mất nước, mệt mỏi, chóng mặt,…
Đồng thời cơ thể cũng có biểu hiện khát nước, mắt trũng, tinh thần kém minh mẫn, chậm chạp thậm chí là hôn mê. Lúc này bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được cấp cứu ngay lập tức.
3. Cách điều trị tiêu chảy cấp người lớn
Tiêu chảy cấp người lớn là tình trạng thường gặp, bạn nên điều trị đúng cách để tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là các biện pháp mà bạn nên nắm và áp dụng khi bị tiêu chảy cấp:
Bổ sung nước cho cơ thể:
Bổ sung nước và điện giải bằng truyền dịch, oresol là việc đầu tiên mà bạn nên làm để bù lại lượng dịch đã mất do tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra bạn nên uống nhiều nước, nhất là các loại nước trái cây, nước uống thể thao giàu điện giải. Đồng thời không nên chọn các thức uống chứa Caffeine, đồ uống có cồn,… vì sẽ khiến bạn mất nước hơn.
Người bệnh nên uống nhiều nước ép trái cây, nước giàu điện giải để bù lại lượng dịch đã mất
Sử dụng men vi sinh:
Tiêu chảy cấp khiến hệ vi sinh trong đường ruột bị rối loạn, do đó bạn nên bổ sung men tiêu hóa, tăng cường vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ niêm mạc ruột khỏi sự nhiễm trùng.
Một số thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn mà bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày như: sữa chua, yến mạch, trà thủy sâm,… Ngoài ra bạn có thể sử dụng men vi sinh dạng gói hoặc thuốc viên bán ở các cửa hàng thuốc tây.
Ăn sữa chua mỗi ngày để bổ sung lợi khuẩn giúp người bệnh cân bằng vi sinh đường ruột
Chế độ sinh hoạt hợp lý:
Khi bị tiêu chảy cấp người lớn nên có chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để cơ thể nhanh chóng hồi phục:
-
Dành thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng hay làm việc quá sức. Người bệnh nên thư giãn và giữ cho mình một tinh thần thoải mái.
-
Khi bị đau bụng quặn có thể dùng khăn hoặc chai nước ấm để chườm bụng giúp giảm bớt cơn đau.
-
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
-
Làm sạch và nấu chín thức ăn, không ăn đồ sống.
-
Chia bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, nên ăn những món thanh đạm như: cháo yến mạch, khoai tây luộc, súp gà,… Đồng thời hạn chế đồ dầu mỡ, tránh những thực phẩm giàu xơ vì chúng có thể khiến bạn bị đầy hơi.
-
Không dùng chung vật dụng cá nhân, cọ rửa nhà vệ sinh để tránh lây lan tiêu chảy cấp cho người khác.
Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để loại bỏ tác nhân gây bệnh bám dính vào thức ăn
Sử dụng thuốc:
Để giảm số lần đi ngoài do tiêu chảy cấp bạn có thể sử dụng các loại thuốc cầm tiêu chảy không kê đơn, phổ biến như: Loperamid,… Thuốc có tác dụng giảm nhu động ruột, làm tăng sự hấp thụ của nước và điện giải, đồng thời giúp tăng độ đặc của phân.
Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng. Những người có triệu chứng đi ngoài ra máu, sốt cao, phụ nữ mang thai thì không được dùng thuốc.
Với những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ về tiêu chảy cấp tính ở người lớn hy vọng sẽ giúp bạn biết cách chăm sóc và chữa trị bệnh hiệu quả. Nếu số lần đi ngoài vẫn không kiểm soát, xuất hiện các cơn đau quặn dữ dội, phân có lẫn máu,… thì bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Chuyên khoa Nội - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ khám chữa các bệnh lý đường tiêu hóa uy tín, được nhiều khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, khi đến đây bạn sẽ được thăm khám và hướng dẫn tận tình. Đồng thời để phục vụ tốt công tác khám chữa bệnh, chuyên khoa nội còn đầu tư nhiều trang thiết bị máy móc điển hình như: Dàn máy nội soi CV 170 olympus với công nghệ từ Nhật Bản, có khả năng phát hiện những tổn thương trong hệ tiêu hóa.
Đồng thời để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây tiêu chảy cấp tính ở người lớn bạn cũng nên thực hiện một vài xét nghiệm cần thiết. Kết quả trả về sẽ khiến bạn hoàn toàn yên tâm. Bởi MEDLATEC là cơ sở đầu tiên trên cả nước được công nhận đạt chuẩn năng lực và chất lượng xét nghiệm với hai chứng chỉ đáng tin cậy là: CAP và ISO 15189:2012.
Để được giải đáp thắc mắc liên quan, quý khách hàng vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ nhanh chóng kết nối và hỗ trợ.