Trẻ táo bón nặng phải làm sao? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện | Medlatec

Trẻ táo bón nặng phải làm sao? Nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Trẻ bị táo bón nặng là nỗi lo lắng của không ít bà mẹ nuôi con đặc biệt là đối với trẻ từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi. Vậy nguyên nhân của tình trạng táo bón này do đâu? Có thể cải thiện bằng cách nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.


06/01/2022 | Bỏ túi ngay cách xử trí trẻ bị đầy hơi táo bón hiệu quả
05/12/2021 | Giải đáp mọi băn khoăn về thuốc điều trị táo bón
03/12/2021 | Táo bón thực thể là gì, nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
23/11/2021 | Phụ huynh cần lưu ý: Vì sao trẻ đi học hay bị táo bón?

1. Tình trạng trẻ bị táo bón nặng là gì?

Táo bón là tình trạng thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi. Đây là tình trạng phân di chuyển chậm hoặc thiếu nước nên bị khô, cứng và hình dáng thường thấy như viên bi tròn và nhỏ. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ đang gặp tình trạng táo bón là khi trẻ sơ sinh đi tiêu ít hơn 2 lần/ ngày và đối với trẻ đang bú mẹ hoặc trẻ lớn thì ít hơn 3 lần/ tuần. 

Tình trạng trẻ bị táo bón nặng mà bố mẹ cần phát hiện sớm

Tình trạng trẻ bị táo bón nặng mà bố mẹ cần phát hiện sớm

Dấu hiệu khác dễ nhận thấy khi trẻ bị táo là khi trẻ đi đại tiện thường phải dùng lực mạnh để rặn đến đau rát hoặc có một số trẻ bị táo bón nặng có thể bị nứt hậu môn, chảy máu. Sa trực tràng là biểu hiện nghiêm trọng của tình trạng trẻ bị táo bón nặng và cần đưa đến bác sĩ để được điều trị sớm tránh nhiễm trùng.

2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Đối với nguyên nhân trẻ bị táo bón nặng hoặc nhẹ thì có thể chia thành nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau như dưới đây.

2.1. Do chế độ dinh dưỡng hàng ngày

Chế độ ăn uống thiếu cân bằng về chất dinh dưỡng trong các bữa ăn hàng ngày là yếu tố phổ biến khiến cho trẻ bị táo bón nặng. Ăn quá nhiều chất đạm như thịt, trứng, thiếu chất xơ do ăn ít rau xanh và đặc biệt là uống ít nước. 

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố khiến trẻ bị táo bón

Chế độ dinh dưỡng là yếu tố khiến trẻ bị táo bón

Đối với những trẻ sử dụng sữa tươi thì đây cũng là nguyên nhân chủ yếu khiến cho trẻ bị táo bón. Ngoài ra các loại thực phẩm chứa nhiều phụ gia, đường bột cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.

Khi các chất dinh dưỡng không được cân bằng trong bữa ăn sẽ khiến cho phân đặc, rắn hơn nên lưu lại ở đại tràng lâu hơn. 

2.2. Do di chứng từ các bệnh lý

  • Loạn khuẩn đường ruột khiến cho trẻ bị tiêu chảy và viêm nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Trong quá trình điều trị cần sử dụng các loại kháng sinh mạnh để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều này dẫn đến các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột của trẻ cũng bị phá hủy. Chính vì thế khiến cho việc tiêu hóa cũng như khả năng thúc đẩy co bóp của đại tràng dẫn đến táo bón.

Trẻ bị táo bón nặng có thể xuất phát do di chứng bệnh lý đường ruột

Trẻ bị táo bón nặng có thể xuất phát do di chứng bệnh lý đường ruột

  • Phình đại tràng bẩm sinh cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh bị táo bón nặng. Đoạn đại tràng bị phình không thể co bóp để dẫn phân ra ngoài nên xảy ra tình trạng ứ đọng, khó đại tiện.

  • Yếu cơ hoặc bị liệt sẽ làm giảm chức năng nhu động ruột ở trẻ và từ đó làm mất phản xạ tống phân ra ngoài. Tình trạng phân ứ đọng lâu ngày khiến trẻ bị táo bón nặng dần.

  • Tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh, thuốc ho, thuốc giảm đau,… chứa các thành phần chất diệt khuẩn làm mất cân bằng hệ vi sinh có lợi của cơ thể nên sẽ dễ bị táo bón.

2.3. Do yếu tố tâm lý 

Đây là yếu tố mà các bố mẹ cần quan tâm khi trẻ bị mắc táo bón mặc dù có chế độ dinh dưỡng đủ chất và không mắc các bệnh về tiêu hóa. Một số trẻ thường có thói quen nhịn đại tiện khi đi học hoặc khi đến những nơi có nhà vệ sinh không sạch sẽ. 

Ngoài ra, đối với những trẻ có tiền sử táo bón sẽ có tâm lý sợ hãi khi rặn đau nứt hoặc chảy máu cũng dễ khiến hệ thần kinh căng thẳng và không thể thúc đẩy phân ra ngoài. Giải pháp giúp cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón nặng

3. Cách cải thiện tình trạng trẻ bị táo bón nặng

Tùy thuộc vào nguyên nhân của tình trạng trẻ bị táo bón nặng hay nhẹ sẽ có các giải pháp cải thiện khác nhau. Bố mẹ có thể tham khảo nguyên nhân và áp dụng các nhóm giải pháp cải thiện dưới đây nhé.

3.1. Thay đổi chế độ ăn uống 

  • Tạo thói quen uống đủ nước hàng cho trẻ bằng cách chia nhỏ nhiều lần uống nước trong ngày. Nên uống một ly nước ấm mỗi ngày sau khi thức dậy. Lưu ý nên cho trẻ sử dụng nước lọc và hạn chế uống các loại nước ga, nước ngọt,… Uống đủ nước sẽ giúp làm mềm phân và từ đó hạn chế tình trạng trẻ bị táo bón nặng. 

Tăng cường chất xơ, uống nhiều nước giúp hạn chế trẻ bị táo bón nặng

Tăng cường chất xơ, uống nhiều nước giúp hạn chế trẻ bị táo bón nặng

  • Bổ sung thêm nhóm chất xơ bằng rau xanh hoặc trái cây: đối với các trẻ bị táo bón nặng thì việc bổ sung này là cần thiết để giúp nhuận tràng. Nếu các trẻ kén ăn thì có thể thay thế bằng cách ép nước từ rau củ hoặc trái cây để uống hàng ngày. Một số loại trái cây nhuận tràng thường được sử dụng như mồng tơi, khoai lang, rau đay hay các loại trái cây như đu đủ, bưởi,…

  • Đối với những trẻ sơ sinh sử dụng sữa bột dễ bị táo bón thì bố mẹ cần tham khảo ý kiến về công thức pha sữa hoặc lựa chọn các loại sữa không chứa thành phần gây táo bón.

  • Bổ sung các loại men vi sinh thường xuyên bằng cốm vi sinh hoặc các loại sữa chua trong bữa ăn hàng ngày của trẻ. 

3.2. Tập luyện thói quen hàng ngày 

Tập luyện thói quen đại tiện vào khung giờ cố định trong ngày sẽ giúp hình thành thói quen đi đại tiện và kích thích nhu động ruột trong quá trình sinh hoạt. 

Đối với trẻ nhỏ thì bố mẹ nên dành thời gian để giúp trẻ thư giãn cũng như hỗ trợ trong quá trình đại tiện. Nếu trẻ hình thành tốt thói quen đi đại tiện đúng giờ thì có tránh được tình trạng các bé sợ đi vệ sinh ở trường học hoặc những nơi công cộng.

Ngoài ra phụ huynh cũng cần tập luyện cho trẻ thói quen vận động thường xuyên để giúp tăng cường kích thích nhu động ruột. Đồng thời cũng giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn từ đó khả năng hấp thụ dinh dưỡng và phát triển của trẻ cũng được cải thiện hiệu quả hơn.

3.3. Sử dụng các biện pháp hỗ trợ

  • Massage bụng là phương pháp giúp tăng kích thích nhu động ruột cho trẻ bị táo bón nặng. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu táo bón thì bố mẹ có thể sử dụng lòng bàn tay và đặt vào vị rốn xoa nhẹ theo chiều từ trong ra ngoài từ trên xuống dưới. Đây là cách massage theo khung đại tràng sẽ giúp ruột vận động cho phân ra ngoài dễ dàng hơn. 

Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ bị táo bón nặng bằng cách massage bụng hoặc thụt bón

Bố mẹ có thể hỗ trợ trẻ bị táo bón nặng bằng cách massage bụng hoặc thụt bón

  • Thụt bón là phương pháp sử dụng ống bơm có chứa thành phần chất làm mềm phân và bố mẹ bơm trực tiếp từ hậu môn khi sử dụng. Lưu ý chỉ áp dụng phương pháp này khi đã thực hiện các phương pháp trị táo bón khác mà không hiệu quả. Trước khi thực hiện thì bố mẹ nên cần hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia, y bác sĩ nhi khoa để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Mặc dù tình trạng táo bón ở trẻ nhỏ thường rất phổ biến nhưng nếu trường hợp trẻ bị táo bón nặng và phụ huynh đã áp dụng nhiều cách vẫn không cải thiện thì cần đến bác sĩ để điều trị. Nếu táo bón kéo dài sẽ làm ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của trẻ. 

Nếu bạn có thêm thắc mắc hoặc mong muốn chia sẻ thêm kinh nghiệm thì đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC với 26 năm kinh nghiệm y khoa, chúng tôi hy vọng có thể giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp