Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta có thể gặp phải những tai nạn bất ngờ và gây chấn thương ở mặt. Đó là nguyên nhân vì sao dị vật vùng hàm mặt xuất hiện và gây mất thẩm mỹ cho gương mặt. Trong tình huống này, bệnh nhân cần được xử lý như thế nào để nhanh chóng lấy dị vật ra ngoài, tránh ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe?
10/02/2023 | Gãy sống mũi có phải chấn thương đáng lo ngại không? 19/12/2022 | Chấn thương thể thao thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả 08/11/2022 | Chụp X-quang trong điều trị chấn thương sọ não 16/12/2021 | Các triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ và phương pháp chẩn đoán
1. Dị vật vùng hàm mặt là gì?
Dị vật vùng hàm mặt không phải là vấn đề quá xa lạ đối với chúng ta, đây là một dạng chấn thương thường gặp trên khuôn mặt. Thông thường, dị vật ở vùng hàm mặt sẽ được xếp vào nhóm chấn thương ở phần mềm. Các bác sĩ cho biết, các chấn thương phổ biến thuộc nhóm này bao gồm: vết thương xảy ra vì hỏa khí hoặc vết thương xuyên,…
Dị vật vùng hàm mặt là chấn thương thường gặp trên mặt
Nhìn chung, chấn thương xảy ra đối với vùng hàm mặt tương đối nghiêm trọng, chúng có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi và giới tính nào. Vết thương vừa gây mất thẩm mỹ cho gương mặt, vừa đe dọa nghiêm trọng tới sức khỏe. Chính vì thế, nếu gặp chấn thương hàm mặt, chúng ta cần tới bệnh viện chuyên khoa để theo dõi và điều trị càng sớm càng tốt.
Vết thương phần mềm ở vùng hàm mặt có thể xuất hiện vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là do tai nạn giao thông, tai nạn trong quá trình sinh hoạt hoặc làm việc,… Để giảm thiểu mức độ nghiêm trọng của chấn thương, bạn cần sử dụng thiết bị bảo hộ khi tham gia giao thông hoặc làm việc.
2. Vết thương như thế nào gây dị vật vùng hàm mặt
Một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất là: vết thương như thế nào sẽ để lại dị vật vùng hàm mặt? Như đã phân tích ở trên, vết thương này nằm trong nhóm chấn thương phần mềm ở khu vực hàm mặt. Bệnh nhân có thể đối mặt với những vết thương xuyên hoặc vết thương hình thành do hỏa khí.
Cụ thể, vết thương xuyên xảy ra nếu bạn bị đồ vật sắc nhọn đâm vào da, lúc nào các tổ chức da bị phá hủy và ảnh hưởng tới một số vị trí như: hốc mũi, xoang hàm hoặc khoang miệng. Vết thương xuyên khá nghiêm trọng, đâm sâu vào da và để lại tổn thương nặng nề. Nếu chúng ta không chủ động chăm sóc và điều trị cẩn thận, bệnh nhân có thể gặp nhiều di chứng nguy hiểm hơn.
Vết thương xuyên, vết thương do hỏa khí có thể gây dị vật ở hàm mặt
Bên cạnh đó, vết thương do hỏa khí gây ra cũng là điều đáng lo ngại, bởi vì vết thương khá sâu, tổn thương nặng. Thông thường, loại vết thương này sẽ xuất hiện do súng đạn, mức độ nguy hiểm cao. Ngày nay, an ninh được thắt chặt nên hiếm người dân gặp phải chấn thương do súng đạn gây ra.
Nhìn chung, các vết thương gây dị vật hàm mặt đều nguy hiểm, do đó các bạn không nên chủ quan, bỏ qua việc chăm sóc và điều trị. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như vẻ đẹp, sự lành lặn của gương mặt.
3. Cách xử lý dị vật vùng hàm mặt
Xử lý dị vật vùng hàm mặt là điều vô cùng cần thiết để tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để lấy dị vật ở khu vực hàm mặt ra, bất cứ trường hợp nào có dị vật xâm lấn vào hàm mặt cũng có thể áp dụng phương pháp điều trị kể trên.
Để ca phẫu thuật đạt hiệu quả cao nhất, bệnh nhân cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín, có kinh nghiệm điều trị răng - hàm - mặt để thực hiện. Bởi vì phẫu thuật lấy dị vật vùng hàm mặt phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa, có chuyên môn vững vàng trong lĩnh vực phẫu thuật vùng hàm mặt.
Phẫu thuật là phương án xử lý phổ biến nhất
Ngoài ra, chúng ta cũng cần nắm được quy trình phẫu thuật lấy dị vật vùng hàm mặt để có sự chuẩn bị tốt nhất. Đối với loại phẫu thuật này, bệnh nhân sẽ được gây mê tại chỗ hoặc đặt nội khí quản. Đây là bước rất quan trọng trong mỗi ca phẫu thuật, chính vì thế bác sĩ phải thực hiện cẩn thận và chính xác.
Dị vật có thể nằm trên bề mặt vết thương hoặc nằm sâu bên trong mô, xương hàm mặt. Tùy vào mức độ xâm lấn của dị vật, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật phù hợp nhằm loại bỏ chúng ra khỏi khu vực hàm mặt. Thông thường, các ca phẫu thuật loại bỏ dị vật xâm lấn sâu sẽ phức tạp và mất nhiều thời gian hơn.
Sau khi đã lấy thành công dị vật ra khỏi hàm mặt, bác sĩ sẽ tiến hành sát trùng vết thương thật cẩn thận để tránh tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
4. Một vài lưu ý sau khi phẫu thuật lấy dị vật ở hàm mặt
Kết thúc ca phẫu thuật lấy dị vật vùng hàm mặt, hầu như bệnh nhân đều bình phục và không phải đối mặt với biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, một vài trường hợp có thể sẽ gặp phải tai biến ngoài ý muốn, ví dụ như trường hợp không thể cầm máu cho bệnh nhân, đông máu hoặc vết mổ bị nhiễm trùng.
Chúng ta phải theo dõi vết thương cẩn thận sau khi phẫu thuật để đảm bảo sự hồi phục
Với những tình huống kể trên, bệnh nhân cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và xử lý kịp thời. Nếu để lâu, sức khỏe và tính mạng người bệnh chắc chắn bị đe dọa. Đặc biệt, hiện tượng nhiễm trùng vết mổ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tốt nhất, sau khi kết thúc ca phẫu thuật, người nhà và bệnh nhân nên chú ý chăm sóc vết mổ cẩn thận, tránh vận động mạnh gây ảnh hưởng tới vết mổ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy hỏi các bác sĩ để được tư vấn và giải đáp, tránh tự ý xử lý nếu có bất thường xảy ra.
Hy vọng rằng qua bài viết này các bạn đã hiểu hơn về dị vật vùng hàm mặt và cách xử lý các dị vật. Đây là một trong những tình trạng chấn thương nguy hiểm mà bạn không nên chủ quan. Hãy đến những cơ sở y tế gần nhất nếu nghi ngờ hoặc nhận thấy có dị vật vùng hàm mặt để được thăm khám và điều trị tốt kịp thời.