Tình trạng trẻ hay ốm khi mới đến trường diễn ra khá phổ biến. Điều này vô tình khiến cho các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng hơn cho sức khỏe của con mình. Vậy nguyên nhân nào khiến cho con dễ bị ốm hơn trong thời gian đầu đến trường? Một vài thông tin sắp cung cấp sau đây sẽ giúp bố mẹ hiểu được vấn đề này.
12/10/2022 | Hỏi đáp: Trẻ sơ sinh mút tay có hại gì không? 12/10/2022 | Những lưu ý khi mua và sử dụng sữa công thức cho trẻ sơ sinh 12/10/2022 | Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ bị rôm sảy ở cổ 12/10/2022 | Trẻ bị lẹo mắt: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
1. Thời gian khai trường nằm trong giai đoạn giao mùa, làm tăng nguy cơ khởi phát của nhiều mầm bệnh
Mùa thu chính là mùa khai trường và đây cũng là khoảng thời gian thời tiết có nhiều sự thay đổi nhất. Vô tình, sự thay đổi của thời tiết chính là điều kiện tốt nhất để các loại dịch bệnh như cảm cúm hay viêm nhiễm đường hô hấp xuất hiện. Chúng có thể gây nên những đợt cấp của một vài chứng bệnh mạn tính điển hình như chứng hen, chứng viêm đa khớp ở thanh thiếu niên, bị viêm mũi dị ứng hoặc bị nổi mề đay.
Trẻ hay ốm khi mới đến trường vì nhiều nguyên nhân
Vậy nên, các bậc phụ huynh cần phải lưu ý về chế độ vệ sinh, bổ sung thêm dưỡng chất để tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho con vào mùa này. Nhất là với những bạn nhỏ lần đầu đến trường thì bố mẹ cần phải đặc biệt lưu tâm hơn. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên cho con đi thăm khám định kỳ để có thể theo dõi sức khỏe và có những chế độ phòng tránh tốt nhất trong giai đoạn chuyển giao giữa các mùa.
2. Những rối loạn về tâm lý khiến trẻ hay ốm khi mới đến trường
Tình trạng trẻ hay ốm khi mới đến trường do thay đổi môi trường sinh hoạt từ đó có xáo trộn tạm thời trong nhận thức, tâm lí và tình cảm. Vì con chưa được chuẩn bị một tâm lý tốt, bé sợ môi trường mới, sợ phải xa bố mẹ và sợ người lạ,... nên rất nhiều bé có nhiều biểu hiện ví dụ như khóc, la, phản kháng và không chịu đi học.
Một số trường hợp, các bé có thể biểu hiện ra thành những triệu chứng như một dạng bệnh lý như bị rối loạn ăn uống hoặc giấc ngủ. Nhiều bạn nhỏ khi quá lo lắng còn thay đổi cả tính tình, thường xuyên cáu gắt hơn và đôi khi còn bị rối loạn tiểu tiện. Nhằm giúp trẻ vượt qua những cơn khủng hoảng này tốt hơn, bố mẹ nên dành ra nhiều thời gian hơn để chuẩn bị trước tâm lý cho con.
Bố mẹ cần phải giải thích cho con biết được những lợi ích khi đến trường và tầm quan trọng của nó. Bố mẹ nên khuyến khích con tự tin, độc lập và giao tiếp nhiều hơn với bạn bè để bé cảm thấy thoải mái. Như vậy, bé sẽ thấy an tâm hơn trước khi đến trường. Điều này sẽ hạn chế được tối đa những rối loạn về tâm lý để bé nhanh chóng hòa hợp với bạn bè và cả trường học.
Con bị rối loạn tâm lý cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh
3. Trường học có thể là nơi tồn tại của những căn bệnh nhiễm trùng khác
Bên cạnh những lý do trên thì trẻ hay ốm khi mới đến trường đôi khi còn do môi trường tại trường học tồn tại 1 số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Cụ thể:
3.1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Căn bệnh này sẽ phổ biến hơn ở những bạn nhỏ lần đầu đến trường, số lượng nhiều hơn ở các bé gái. Nguyên nhân thường là do các con chưa làm quen được với các khu vệ sinh công cộng. Một số bạn nhỏ thường nhịn tiểu, uống nước ít hơn và không được vệ sinh sạch sẽ ngay khi đi vệ sinh.
Những triệu chứng nhận biết của bệnh này thường không quá rõ ràng và chúng thường bị bỏ qua. Trong số đó có thể kể đến như những cơn sốt kéo dài, chứng biếng ăn ở trẻ hoặc đơn giản chỉ là bé ăn nhiều mà không tăng cân. Nếu bố mẹ để ý kĩ hơn có thể thấy rằng con đi tiểu ít hơn và màu sắc của nước tiểu có thể thay đổi. Đôi khi bé còn có biểu hiện tiểu ngắt quãng, đi tiểu lắt nhắt hoặc tình trạng tiểu són kéo dài. Khi nhận thấy những dấu hiệu này thì bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để được xét nghiệm và chẩn đoán chính xác hơn.
Bệnh lý dễ gặp ở các bé gái mới đến trường
3.2. Nhiễm khuẩn đường hô hấp
Trẻ hay ốm khi mới đến trường đôi khi còn là nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp bởi môi trường trường học là nơi thích hợp cho việc phát tán virus đặc biệt các virus đường hô hấp như virus cúm , COVID-19,.... Bé có thể bị viêm họng do sốt siêu vi hoặc kết hợp cùng với chứng bệnh viêm kết mạc khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh có thể khởi phát một cách đột ngột với những biểu hiện như bị sốt trong vài ngày kèm theo đó là chảy nước mắt, nước mũi hoặc bị ho nhẹ. Một số trường hợp còn bị đau họng, bị khó nuốt hoặc khi nuốt sẽ cảm thấy đau họng.
Trẻ vẫn sẽ hoạt động vui chơi như bình thường và hầu hết các trường hợp trẻ bị viêm họng vì siêu vi thì sẽ tự khỏi trong 4 - 5 ngày (với trường hợp không bị bội nhiễm vi khuẩn). Những biến chứng của bệnh hô hấp trên thường là viêm phổi. Bé sẽ bị sốt cao thường là trên 38.5 độ C cùng những cơn ho có đờm, bị thở nhanh và bị khó thở.
Những bạn nhỏ bị viêm phổi thường có những dấu hiệu như bị mệt mỏi và không còn thích vui chơi như trước. Bé bị sốt cao kèm theo thở nhanh, rút lõm lồng ngực, thở gắng sức. Những trường hợp như vậy thì bố mẹ nên cho bé đi khám và được điều trị tại các cơ sở y tế đồng thời theo dõi và chăm sóc ở nhà thật sát sao. Khi bé bị sốt cao, mệt nhiều hơn hoặc bị thở mệt, những lần thở bất thường thì bố mẹ cần đứa bé đến viện ngay lập tức.
Đôi khi bé còn bị nhiễm khuẩn đường hô hấp
Nếu bé bị sốt nhẹ thì bố mẹ nên cho con mặc những bộ quần áo mỏng và thoáng. Khi con bị ho, thở khò khè thì mẹ nên cho bé uống nhiều nước và tập vỗ rung để giúp trẻ long đờm. Đồng thời, bố mẹ cũng cần vệ sinh và làm thông mũi cho con thường xuyên để con dễ thở hơn. Bé nên hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi, môi trường lạnh để tránh làm cho bệnh trở nặng hơn. Ngoài ra, bé cần được uống nhiều nước và bổ sung thêm dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho trẻ.
3.3. Nhiễm siêu vi
Đây cũng là một trong những căn bệnh dễ gặp khi trẻ đi học. Căn bệnh này có dấu hiệu nổi bật là bị sốt đột ngột. Khi sốt, nhiệt độ cơ thể của con có thể đạt mức 39 độ C thậm chí là cao hơn. Những cơn sốt kéo dài liên tục. Khi uống thuốc hạ sốt thì thân nhiệt cũng sẽ chỉ hạ xuống một thời gian ngắn và tăng trở lại sau đó.
Đi kèm những cơn sốt thì các bạn nhỏ đôi khi còn bị phát ban, bị đau bụng, nôn hoặc bị tiêu chảy. Trẻ hay ốm khi mới đến trường với những triệu chứng bị nhiễm siêu vi cấp tính. Tầm khoảng từ 3 đến 5 ngày sau bé sẽ hết sốt và dần khỏe trở lại.
Bố mẹ có thể phòng ngừa bệnh cho con bằng cách giữ ấm cơ thể trong những ngày thời tiết thay đổi. Khi trời mưa bố mẹ không nên để con bị ngâm mưa hoặc chơi ngoài nắng quá lâu. Đồng thời, bố mẹ cũng cần đảm bảo việc vệ sinh ăn uống cho bé và luôn giữ cho một môi trường sinh hoạt thật thoáng mát, sạch sẽ.
3.4. Những căn bệnh về đường tiêu hóa
Nhiều em nhỏ khi đi học còn rất dễ bị mắc phải các căn bệnh về đường tiêu hóa như bệnh tiêu chảy. Những căn bệnh này có thể là do virus hoặc vi khuẩn, bị ngộ độc thức ăn gây nên. Nếu bé ăn phải các loại thức ăn bị ô nhiễm hoặc bị dị ứng thì sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt đến đường tiêu hóa của con.
Bé có thể bị bệnh về tiêu hóa vì không quen môi trường vệ sinh ở trường học
Nhìn chung, vấn đề trẻ hay ốm khi mới đến trường rất phổ biến. Vấn đề con bị ốm có thể vì nhiều lý do khác nhau. Để biết được chính xác nguyên nhân, bố mẹ có thể đưa con đến chuyên khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ khám và điều trị kịp thời. Hoặc bố mẹ có thể đặt lịch thăm khám cho con tại Tổng đài 1900 56 56 56 của bệnh viện.