Trẻ bị lẹo mắt khiến không ít bố mẹ cảm thấy lo lắng do không biết cách xử lý. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ bị lên lẹo ở mắt. Có những cách nào để khắc phục tình trạng lên lẹo mắt với trẻ. Tất cả sẽ được bật mí ngay trong bài viết dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
07/10/2022 | Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý bố mẹ cần biết! 26/09/2022 | Trẻ bị hen suyễn có nguy hiểm không, đâu là giải pháp điều trị hiệu quả? 15/09/2022 | Trẻ bị gù lưng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
1. Trẻ bị lẹo mắt là tình trạng như thế nào?
Trẻ bị lẹo mắt là tình trạng viêm mi mắt cấp tính và rất phổ biến đối với trẻ em. Bệnh thường được gây ra bởi virus, nấm, ký sinh trùng hoặc sự xuất hiện của các tụ cầu khuẩn tại tuyến chân của lông mi. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị lên lẹo ở mắt khi bị nhiễm trùng tuyến đầu trong mi mắt.
Khi các vi khuẩn, tụ cầu khuẩn xâm nhập và hoạt động sẽ khiến nhiễm khuẩn cục bộ, sưng đổ tại rìa bờ mi, đồng thời hình thành mụn lẹo. Các cục mụn lẹo này có kích thước không cố định, thường có màu đỏ và nhân vàng ở giữa.
Trẻ nhỏ bị lên lẹo ở mắt
Lẹo mắt gây ra các cảm giác đau, khó chịu, khó khăn trong việc nhìn xung quanh, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.
Trẻ bị lên lẹo ở mắt thường gặp phổ biến với hai kiểu là:
-
Lẹo mọc trong bờ mi.
-
Lẹo mọc ngoài bờ mi.
2. Triệu chứng bệnh lý khi trẻ bị lẹo mắt
Khi trẻ bị lẹo ở mắt, bố mẹ có thể nhận thấy các dấu hiệu điển hình như sau:
-
Trẻ có cảm giác đau, ngứa rát và liên tục có hành động dụi hoặc dùng tay gãi tại vị trí xung quanh mi mắt.
-
Xuất hiện 1 hoặc nhiều mụn lẹo màu đỏ ở xung quanh mi mắt. Bên trong mụn lẹo có thể có chứa mủ màu vàng hoặc chảy nước trắng.
-
Có mụn lẹo có xu hướng đỏ và sưng to hơn sau khi xuất hiện.
3. Cách chữa lẹo mắt ở trẻ nhỏ
Thông thường, trẻ bị lẹo mắt trẻ khỏi sau 1 tuần tính từ thời điểm bệnh khởi phát. Lúc này, mụn lẹo sẽ tự vỡ ra và dần lành lại mà không cần can thiệp hay sử dụng quá nhiều các biện pháp điều trị.
Tuy nhiên, bố mẹ vẫn cần lưu ý và thực hiện một số phương pháp chăm sóc như sau:
-
Vệ sinh mắt của bé bằng nước muối sinh lý và bông gòn sạch. Điều này sẽ giúp làm sạch và loại bỏ các vi khuẩn, tụ khuẩn tại mi mắt, ngăn ngừa khả năng tái phát ngay sau đó của bệnh hoặc khiến bệnh biến chứng nặng hơn.
-
Có thể sử dụng khăn sạch để nhúng vào nước ấm và đắp lên phần bị sưng để giảm nhẹ các cảm giác đau nhức.
-
Sử dụng thuốc để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng thứ phát xảy ra. Tốt nhất là bạn nên cho bé thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được sử dụng như thuốc mỡ kháng sinh, thuốc nhỏ mắt sát khuẩn,...
-
Tuyệt đối không thực hiện nặn hay bóp mụn lẹo. Việc này có thể khiến trẻ cảm thấy đau hơn, thậm chí gây nhiễm trùng và ảnh hưởng tới thị lực của trẻ sau này.
-
Bố mẹ nên bổ sung các thực phẩm có chứa các dưỡng chất cần thiết, vitamin, chất khoáng và hạn chế việc cho bé ăn các thực phẩm có chứa quá nhiều dầu mỡ, có tính cay nóng cao. Bởi việc này khiến vết mụn lẹo sưng to và gây mủ nhiều hơn.
Nhỏ nước mắt sát khuẩn cho bé khi lên lẹo mắt
Mặc dù tình trạng lẹo mắt ở trẻ có thể tự khỏi nhưng trong các trường hợp sau đây, bố mẹ cần ưu tiên việc đưa trẻ tới các cơ sở y tế để chẩn đoán, đặc biệt là với các trường hợp sau:
-
Trẻ nhỏ từ 3 – 4 tháng tuổi bị lên lẹo ở mắt.
-
Trẻ có tình trạng sốt cao kéo dài trên 38.5 độ. Cơ thể mệt mỏi, không ăn được.
-
Trẻ không nhìn rõ, thị lực có xu hướng có vấn đề.
-
Phần mí mắt sưng tấy liên tục trong 2 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm tình trạng.
-
Mắt hoặc bên dưới mi bị đỏ và chảy máu, đau nặng tại vùng mi mắt.
-
Má và mắt đều bị sưng to.
-
Mí mắt và toàn bộ mắt sưng to theo thời gian.
-
Sau một tuần lẹo mắt không có dấu hiệu bị vỡ hoặc tiếp tục xuất hiện theo mụn lẹo mới.
Bố mẹ nên đưa trẻ sốt cao trên 37 độ tới bệnh viện khi bị lẹo mắt
4. Các phòng ngừa tình trạng lẹo mắt ở trẻ nhỏ
Để tránh tình trạng trẻ bị lẹo mắt, bố mẹ cần lưu ý và thực hiện các giải pháp sau:
-
Giữa vệ sinh cho vùng mắt và bờ mi của trẻ. Có thể cho bé kính râm khi phải di chuyển ngoài đường, đặc biệt là với các môi trường nhiều bụi bẩn.
-
Cho bé sử dụng riêng khăn mặt khi ở nhà hoặc trên lớp học.
-
Giữ vệ sinh cho môi trường sống của bé. Tốt nhất nên hạn chế tối đa việc bé phải tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi.
-
Xây dựng thói quen rửa tay sạch sẽ bé như rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, vui chơi hay đi ra ngoài,...
-
Hạn chế việc để bé đưa tay dịu hoặc gãi mắt, đặc biệt là khi tay bé đang bẩn.
5. Trẻ bị lẹo mắt nên ăn gì?
Khi bị lẹo mắt, bố mẹ cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống của trẻ nhỏ với các vấn đề sau:
Trẻ không nên ăn gì?
-
Các món ăn hoặc thực phẩm có tính chất cay nóng. Ví dụ như đồ chiên xào, hoa quả nhiệt đới (xoài, vải, nhãn, mận), thịt dê, hải sản,...
-
Nước ngọt hoặc đồ uống có gas.
-
Đồ đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn với hàm lượng natri cao như xúc xích, thịt hun khói,...
Trẻ nên ăn gì?
-
Các loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, rau ngót, cải bó xôi.
-
Các loại thực phẩm giàu vitamin C như việt quất, cam, quýt, bưởi, dâu tây,...
-
Thực phẩm giàu kẽm như nấm, chuối, lựu, bơ.
-
Thực phẩm giàu vitamin E như hạnh nhân, đu đủ, cà chua,...
Bố mẹ nên cho trẻ ăn nhiều hoa quả, rau xanh
Trên đây là tổng hợp các thông tin mà bố mẹ nên biết khi trẻ bị lẹo mắt để có cách xử lý và chăm sóc tốt nhất. Lẹo mắt tuy không phải là khó điều trị, nhưng nếu không có biện pháp chăm sóc đúng cách và khoa học, bệnh có thể chuyển biến nặng và gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ.
Chính vì vậy, để tránh các biến chứng tiêu cực có thể xảy ra, bố mẹ vẫn nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu đang cần tìm một địa chỉ trong kiểm tra, đánh giá sức khỏe thị lực hay sức khỏe tổng quát cho trẻ, bố mẹ có thể tham khảo các dịch vụ tại MEDLATEC.
Tại chuyên khoa Nhi của MEDLATEC với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, liên tục được nâng cấp giúp đáp ứng được toàn bộ các nhu cầu kiểm tra - chẩn đoán của khách hàng. Vui lòng liên hệ ngay 1900 56 56 56 khi cần được tư vấn hoặc đặt lịch thăm khám mà không phải chờ đợi.