Trước mỗi bên tai có một khớp bản lề để nối khớp hàm với hộp sọ. Khi khớp hàm bị lệch khỏi khớp bản lề thì được gọi là tình trạng trật khớp hàm. Dưới đây là một số thông tin tham khảo về phương pháp điều trị bệnh.
28/10/2022 | Dấu hiệu nhận biết và phương hướng điều trị bệnh ung thư xương hàm 16/08/2022 | Cách phòng bệnh viêm khớp thái dương hàm hiệu quả và dễ thực hiện 13/02/2022 | Hỏi đáp: Bị trật khớp thái dương làm thế nào để chữa trị?
1. Trật khớp hàm là gì?
Những người bị rối loạn khớp thái dương hàm khiến lỏng dây chằng và xương cơ hàm có thể dẫn đến tình trạng trật khớp hàm. Bên cạnh đó những trường hợp có tiền sử mắc phải căn bệnh này trong quá khứ cũng rất dễ bị tái phát bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến trật khớp hàm là do một số chấn thương hoặc cũng có thể là do miệng của người bệnh bị mở rộng quá mức. Trong một số trường hợp, khi đi khám nha khoa, người bệnh bị nôn hoặc mở miệng trong một thời gian dài cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng trật khớp hàm.
Trật khớp hàm có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
- Dấu hiệu cho thấy bạn đã bị trật khớp hàm:
+ Khi hai hàm cắn vào răng, không có cảm giác khớp hai hàm với nhau.
+ Khi nói chuyện với người khác, bệnh nhân gặp rất nhiều khó khăn.
+ Người bệnh không thể đóng, gập miệng dẫn đến tình trạng bị chảy nước dãi.
+ Hàm bị nhô ra phía trước.
+ Xuất hiện những cơn đau ở vùng hàm, mặt hay trước tai và những cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi bạn cử động.
+ Có thể xuất hiện những dấu hiệu khác. Do đó ngay cả khi không xuất hiện những dấu hiệu bất thường nhưng không nằm trong số đã đề cập phía trên, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
2. Phương pháp điều trị trật khớp hàm
Để điều trị trật khớp hàm, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Trước hết, để giảm đau, giảm sưng, bạn nên chườm một túi đá (có thể dùng khăn để quấn vào các viên đá) vào vùng bị trật khớp hàm. Thời gian chườm là khoảng 20 phút. Có thể chườm từ 3 đến 4 lần trong một ngày cho đến khi hết đau và sưng. Hoặc có thể sử dụng thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau, hoặc dùng theo đơn thuốc giảm đau của bác sĩ.
Người bệnh đau khi bị trật khớp hàm
- Trong những tuần đầu bị trật khớp hàm, bạn chỉ nên ăn những loại thức ăn mềm.
- Trong vòng 6 tuần kể từ khi bị trật khớp hàm, bạn không nên mở miệng quá rộng. Nên cẩn thận khi ngáp hoặc cắn thức ăn, không nên nói to hoặc hát. Khi ngáp bạn nên đặt nắm đấm dưới cằm để tránh khiến làm cho miệng mở quá rộng.
- Nếu cơn đau vẫn không thuyên giảm và tình trạng này tái phát nhiều lần, bạn nên nhờ đến các bác sĩ chuyên khoa. Nếu bị khó thở hay chảy máu, cần đến các cơ sở y tế để được kịp thời chăm sóc đúng cách.
- Trong trường hợp tình trạng trật khớp hàm tái phát nhiều lần và những phương pháp điều trị trên không đạt hiệu quả thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật để điều chỉnh lại vị trí khớp. Trong quá trình thực hiện phẫu thuật, các bác sĩ cũng tiến hành thắt chặt lại các dây chằng quanh khớp hàm để cố định khớp. Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần cắt mỏm khớp vì khi hạ thấp mỏm khớp thì các khớp sẽ nối liền đúng vị trí với nhau.
Sau khi điều trị, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề trong sinh hoạt để tránh bệnh tái phát, chẳng hạn như ăn những món ăn dạng mềm, lỏng, không há miệng to, không nói quá to. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài tập mát xa nhẹ nhàng xương hàm cũng như cơ mặt để hỗ trợ các khớp hoạt động dẻo dai và trơn tru hơn.
3. Phòng ngừa trật khớp hàm bằng những phương pháp nào?
Để hạn chế nguy cơ bị trật khớp hàm, bạn cần thực hiện theo những biện pháp sau đây:
- Một số công việc, trò chơi, môn thể thao,… có thể gây nguy hiểm đến khớp hàm của bạn. Vì thế, khi làm việc hoặc tham gia các hoạt động này, bạn cần tuân thủ theo đúng những quy định mà chủ doanh nghiệp hay ban tổ chức đề ra, chẳng hạn như đội mũ bảo hiểm hoặc dùng miếng bảo hiểm. Đây là những yếu tố quan trọng và cần thiết giúp bạn có thể bảo vệ mình, hạn chế nguy cơ chấn thương, trong đó bao gồm trật khớp hàm.
Không nên ngáp quá to để phòng tránh trật khớp hàm
- Trong sinh hoạt, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề như sau: Không nên mở miệng quá rộng khi ăn các loại món ăn có kích thước lớn, không ngáp quá to. Những lưu ý này rất cơ bản và bạn hãy cố gắng thực hiện tốt để có thể phòng ngừa bệnh hiệu quả. Với những người có thói quen ngáp quá rộng, bạn có thể khắc phục bằng cách nhớ đặt tay ở dưới cằm khi ngáp. Đây là cách rất hiệu quả để phòng ngừa tình trạng há miệng quá rộng khi ngáp.
- Tốt nhất cần hạn chế những cử động quá mạnh ở khớp hàm.
Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng trật khớp hàm và một số phương pháp khắc phục bệnh. Trong trường hợp có bất thường xảy ra, bạn không nên chủ quan mà cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị.
Hiện nay, Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chính là địa chỉ uy tín trong lĩnh vực khám và điều trị các bệnh lý về Răng Hàm Mặt. Đội ngũ bác sĩ chuyên gia của bệnh viện đều có chuyên môn cao và có nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh. Không những vậy, đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC còn thường xuyên tham gia những khóa đào tạo để cập nhật các phương pháp điều trị mới, học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn.
Nên đi khám sớm nếu có dấu hiệu trật khớp hàm
Hệ thống máy móc của MEDLATEC rất hiện đại, được nhập khẩu từ các hãng uy tín trên thế giới. Đây là yếu tố quan trọng để giúp các bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác hơn, đồng thời có thể đảm bảo đáp ứng được các kỹ thuật y khoa không đau, đạt tiêu chuẩn. Chuyên khoa Răng Hàm Mặt của MEDLATEC luôn nỗ lực để mang đến những dịch vụ chăm sóc răng miệng hiệu quả và dịch vụ thẩm mỹ răng chất lượng, giúp khách hàng có hàm răng chắc khỏe và nụ cười tỏa sáng.
Để được tìm hiểu chi tiết về các dịch vụ chăm sóc răng miệng tại MEDLATEC hoặc có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, nhân viên tư vấn của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.