Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh: Mẹ phải làm sao? | Medlatec

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh: Mẹ phải làm sao?

Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh là nỗi lo lắng của tất cả các mẹ bỉm sữa. Tình trạng này khiến con thường xuyên bị nôn, trớ sau ăn, quấy khóc và chậm tăng cân. Tuy nhiên các bà mẹ cần bình tĩnh trong trường hợp này và áp dụng ngay các biện pháp xử lý sau đây do các chuyên gia đến từ MEDLATEC chia sẻ.


21/12/2020 | Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản Bộ Y tế
17/12/2020 | Dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ em và người lớn
16/12/2020 | Bác sĩ trả lời: trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

1. Chia nhỏ các cữ ăn

Khác với các bé trên 1 tuổi, trẻ sơ sinh luôn cần được ăn nhiều cữ sữa mỗi ngày. Lý do dẫn đến tình trạng này là vì dạ dày của bé có dung tích và tư thế nằm ngang, nên không thể giữ được 1 lượng thức ăn lớn. Chúng ta sẽ phải chia nhỏ các bữa ăn và cho bé dùng nhiều lần trong ngày. 

Hãy chia nhỏ khẩu phần bú của trẻ sơ sinh

Hãy chia nhỏ khẩu phần bú của trẻ sơ sinh

Tuy nhiên hiện nay có khá nhiều gia đình đang cố gắng cho bé ăn no nhất có thể để kéo dài thời gian giữa hai lần bú và điều này là rất không nên. Chúng ta càng ép bé bú nhiều hoặc ăn nhiều thì khả năng bé nôn trớ, trào ngược càng cao. Cách tốt nhất là cho bé ăn no vừa đủ, đáp ứng đúng lượng sữa hoặc thức ăn cần thiết cho một ngày. Tuyệt đối không ép hoặc dỗ bú thêm khi bé không muốn hoặc quấy khóc.

Ngoài ra, để tránh tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh, mẹ bỉm cần lưu ý không để bé quá đói rồi mới cho ăn. Việc bé được bú tại thời điểm quá đói sẽ khiến động tác bú, nuốt trở nên vội vàng, không nhịp nhàng, gia tăng khả năng bị sặc và trào ngược. Thời gian chờ tối thiểu giữa hai cữ bú là 2 giờ và không nên để bé phải đợi bú từ 4 - 5 giờ đồng hồ liên tục.

2. Chọn tư thế nằm nghiêng chuẩn nếu trẻ bú mẹ

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh vẫn xảy ra ngay cả khi trẻ bú mẹ trực tiếp. Mẹ bỉm cần thực hiện một số lưu ý dưới đây nếu muốn hạn chế tối đa tình trạng không mong muốn này nhé:

  • Nên bế bé và thực hiện cho bé theo đúng tư thế chuẩn được khuyến cáo bởi bác sĩ chuyên khoa. Tránh tình trạng vừa nằm vừa cho con bú, đây là tư thế dễ khiến bé bị trào ngược nhất.

  • Cần bế bé hoặc giúp bé nằm nghiêng để bú sao cho chiều sữa đi xuống dạ dày được thuận lợi.

  • Tại thời điểm bé mới bú, lượng sữa trong dạ dày còn ít nên bé có thể nằm nghiêng nhiều sang một bên tùy ý. Thế nhưng khi bé đã bú gần no cần bế bé hoặc di chuyển bé thật nhẹ nhàng, luôn đảm bảo giữ đầu bé cao vừa đủ.

  • Không ép bé bú thêm nếu bé có biểu hiện khó chịu, quấy khóc.

Mẹ bỉm nên bế bé đúng tư thế tiêu chuẩn rồi mới tiến hành cho bú

Mẹ bỉm nên bế bé đúng tư thế tiêu chuẩn rồi mới tiến hành cho bú

3. Cho bé bú bình đúng cách nếu trẻ không bú mẹ

Các bé bú bình thường dễ có khả năng bị trào ngược dạ dày hơn bình thường nếu cha mẹ không thực hiện cho bé bú đúng cách. Hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây để hạn chế tình trạng này:

  • Chọn bình sữa cũng như núm bú có kích thước tương ứng với độ tuổi và nhu cầu bú của trẻ, không nên chọn các loại bình có núm quá to, tia sữa mạnh khi sức bú của bé còn yếu.

  • Tuyệt đối không cho bé nằm bú, thay vào đó hãy nhẹ nhàng bế bé tại tư thế tương tự như bú mẹ rồi mới tiến hành cho ăn.

Không nên để bé vừa nằm vừa bú bình

Không nên để bé vừa nằm vừa bú bình

  • Khi cho bé ăn, cha mẹ nên nghiêng bình sữa vừa đủ sao cho núm bú luôn đầy sữa để bé dễ bú và nuốt hơn. Tuyệt đối không dốc ngược bình vì tình trạng này dễ khiến con bị sặc sữa.

  • Sau khi cho bé bú xong không nên để bé nằm ngay hay nô đùa, đưa bé lên xuống, hãy bế bé nhẹ nhàng để dạ dày kịp có thời gian tiêu hóa.

4. Hỗ trợ bé ợ hơi để tránh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Thường thì các bé sơ sinh không kiểm soát được việc bú nuốt trong lúc quấy khóc, phản xạ bú lúc này dễ khiến bé nuốt nhiều hơi hơn, gây căng dạ dày, tức bụng và gây nôn trớ. Để hạn chế tình trạng này mẹ bỉm nên hỗ trợ bé ợ hơi sau ăn để bé cảm thấy thoải mái hơn khi tiêu hóa thức ăn về sau. 

Khi giúp trẻ ợ hơi, cha mẹ hãy bế bé theo tư thế thẳng đứng nhẹ nhàng trong khoảng 10 - 15 phút. Kế đó áp ngực trẻ vào ngực mình, kê đầu bé lên một bên vài và vỗ nhẹ sau lưng cho đến khi bé tự hình thành phản xạ ợ.

Tư thế vỗ ợ hơi tránh trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh

Tư thế vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Sau khi bé đã ợ hơi thành công, cha mẹ có thể đặt bé xuống giường để bé tự chơi. Tuy nhiên hãy ưu tiên sử dụng các loại gối hạn chế trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh theo lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa nhé!

5. Sơ cứu kịp thời nếu bé trào ngược dẫn dến sặc sữa

Đã có nhiều trường hợp các bé sơ sinh bị trào ngược ngay trong lúc ăn và dẫn đến sặc sữa. Nếu mẹ bỉm không có phản ứng kịp thời thì bé dễ bị khó thở, tím tái và thậm chí là ngưng thở đột ngột. Ngay tại thời điểm phát hiện bé đang sặc sữa do trào ngược, hãy giúp bé nằm nghiêng, kích thích bé thở bằng cách vỗ nhẹ lưng để sữa tự chảy ra ngoài, không làm nghẽn đường thở. 

Sau khi sơ cứu bé thành công, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra đường hô hấp cũng như vệ sinh hệ cơ quan này nếu cần thiết. Nếu mẹ muốn cho bé sử dụng thuốc điều trị thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ vào thời điểm này thay vì tự cho bé uống thuốc và theo dõi tại nhà. Việc cho trẻ sơ sinh uống thuốc quá sớm dễ gây ảnh hưởng tiêu cực đến gan, thận và cả hệ miễn dịch về sau.

Trên đây là các phương pháp hỗ trợ giảm thiểu tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh mà các mẹ bỉm có thể tham khảo thực hiện. Ngoài ra, nếu bé đang phải đối mặt với tình trạng này kéo dài thì cha mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chúng tôi tiếp nhận các trường hợp bệnh nhi tại tất cả cơ sở khám, chữa bệnh và thông qua hotline 1900 56 56 56.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp