Nhận diện triệu chứng tăng đường huyết và cách xử lý | Medlatec

Nhận diện triệu chứng tăng đường huyết và cách xử lý

Tăng đường huyết là tình trạng cần thận trọng bởi nó tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm cho hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Nhận biết sớm triệu chứng tăng đường huyết sẽ giúp kiểm soát, ngăn ngừa tốt những hệ lụy này.


28/10/2022 | 7 loại quả có chỉ số đường huyết của thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường
17/09/2022 | Chỉ số đường huyết bình thường ở mức bao nhiêu?
30/05/2022 | Lưu ý các biểu hiện khi bị rối loạn đường huyết để kịp thời xử lý

1. Như thế nào là tăng đường huyết

Tăng đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên so với mức bình thường. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể sản xuất thiếu insulin hoặc có kháng thể kháng insulin.

Tăng đường huyết thường xuyên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tăng đường huyết thường xuyên có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Một người được xem là bị tăng đường huyết khi lượng đường trong máu trên 5,6 mmol/l. Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng ~ 5.6 - ~ 7 mmol /l  thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.

2. Nhận diện triệu chứng tăng đường huyết

2.1. Triệu chứng tăng đường huyết phổ biến

Hầu như các trường hợp bị tăng đường huyết không xuất hiện triệu chứng cho tới khi nồng độ glucose huyết vượt quá 180 - 200 mg/dL hoặc 10 - 11.1 mmol/L. Chỉ số đường máu càng cao thì các triệu chứng càng trầm trọng. 

Các triệu chứng tăng đường huyết hay gặp nhất gồm: 

- Ăn nhiều.

- Uống nhiều.

- Gầy nhiều.

- Tiểu nhiều.

- Đau nhức đầu.

- Khả năng tập trung kém.

- Mắt mờ.

- Mệt mỏi, yếu cơ.

Một số triệu chứng tăng đường huyết thường gặp

Một số triệu chứng tăng đường huyết thường gặp

2.2. Triệu chứng tăng đường huyết ít gặp

Có một số triệu chứng tăng đường huyết hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra như:

- Tay chân bị tê, ngứa râm ran hoặc đau do dây thần kinh bị tổn thương.

- Có các biểu hiện rối loạn da: vết thương lâu bình phục, ngứa, khô da, có nếp nhăn thâm đen ở vùng da cổ.

- Rối loạn cương dương và hay bị nhiễm nấm.

- Tăng áp lực thẩm thấu do lượng đường huyết tăng không nhiễm ceton

Đây là một loại triệu chứng tăng đường huyết do biến chứng ở tiểu đường type 1 hoặc 2. Tình trạng này thường xảy ra khi lượng đường của bệnh nhân tăng cao > 33 mmol/l.

Sự thiếu hụt insulin gây tăng phân hủy glucogen tại gan, tăng cân, tạo glucose, giảm sử dụng glucose của tổ chức, dẫn tới tăng nồng độ đường huyết. Kết quả là người bệnh sẽ có dấu hiệu khát nước nặng, mệt mỏi, khô miệng, tiểu tiện quá mức, buồn nôn, nôn, đau vùng bụng, thở nhanh,... Nếu không phát hiện để điều trị ngay thì người bệnh có thể bị tử vong.

- Nhiễm toan ceton

Nhiễm toan ceton do tiểu đường (DKA) xảy ra với bệnh nhân bị tiểu đường type 1, ít phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường type 2. Triệu chứng này phát triển khi mức insulin không đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất cơ bản của cơ thể.

Sự thiếu hụt insulin có thể là tuyệt đối (như quá trình dùng insulin ngoại sinh bị mất hiệu lực) hoặc là tương đối (như khi liều lượng insulin thông thường không đáp ứng được nhu cầu trao đổi chất khi cơ thể bị căng thẳng sinh lý).

Nhiễm toan ceton ở bệnh nhân tiểu đường là một trong các biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, người bệnh cần chú ý đến các dấu hiệu nhiễm toan ceton để phát hiện kịp thời và xử lý, tránh nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm.

2.3. Các triệu chứng tăng đường huyết nặng

Nếu tăng đường huyết ở mức độ quá cao hoặc trong một thời gian dài thì người bệnh sẽ có những triệu chứng tăng đường huyết nặng cần được cấp cứu:

- Đau bụng: đường huyết cao làm tổn thương dây thần kinh dạ dày.

- Sụt cân nhanh chóng: do các tế bào phải đốt cháy các phân tử protein và mỡ để tạo ra năng lượng nên người bệnh sẽ có hiện tượng này.

- Bị rối loạn hệ hô hấp và tiêu hóa: thở nhanh và sâu, buồn nôn, hay bị nôn, mất ý thức. Nếu có những triệu chứng này thì cần can thiệp y tế ngay để tránh tử vong.

3. Tăng đường huyết thường xuyên là do đâu, cần làm gì?

3.1. Tăng đường huyết thường xuyên là do đâu?

Như đã nói ở trên, triệu chứng tăng đường huyết xuất hiện khi tuyến tụy sản xuất insulin không đủ hoặc cơ thể sinh ra kháng thể kháng insulin. Các nguyên nhân gây nên tình trạng này gồm:

Xét nghiệm đường huyết HbA1c chẩn đoán tiểu đường

Xét nghiệm đường huyết HbA1c chẩn đoán tiểu đường

- Thường xuyên ăn uống đồ ngọt và tinh bột mức độ nhiều trong thời gian quá dài.

- Lười vận động thể chất, béo phì.

- Bệnh lý tuyến tụy: tiền sử viêm tụy cấp, mạn tính, suy tuyến tụy, tổn thương tế bào Langerhans,... 

- Dùng thuốc trị bệnh tiểu đường không đủ liều.

- Tác dụng phụ của một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng.

- Mắc một số bệnh nhiễm trùng.

- Cơ thể có sự thay đổi nồng độ hormone.

- Thường xuyên bị căng thẳng.

3.2. Nên làm gì khi bị tăng đường huyết?

Nếu mới phát hiện triệu chứng tăng đường huyết bạn có thể tạm thời theo dõi tại nhà bằng máy đo đường huyết để ghi lại số lần tăng, lượng đường huyết đo được. Trường hợp phát hiện các triệu chứng tăng đường huyết nghiêm trọng, tốt nhất nên đến cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị.

Ngoài việc chỉ định xét nghiệm đường huyết, bác sĩ cũng có thể sẽ đưa ra một số khuyến nghị hỗ trợ như:

- Tăng lượng nước nạp vào cơ thể mỗi ngày để loại bỏ lượng đường huyết dư thừa qua nước tiểu, nhờ đó mà cơ thể tránh được tình trạng mất nước.
- Thể dục đều đặn cũng giúp kiểm soát đường huyết rất tốt. Lưu ý, người có ceton trong nước tiểu không nên tập thể dục để tránh tạo điều kiện cho đường huyết tăng cao hơn.

- Tạo lập thói quen ăn uống khoa học bằng cách nhờ chuyên gia dinh dưỡng tư vấn về chế độ ăn cho người bị tăng đường huyết để điều chỉnh lại loại thực phẩm và lượng thực phẩm nạp vào cơ thể 

- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ từ thời gian cho đến liều lượng sử dụng.

- Kiểm tra đường huyết định kỳ để theo dõi, kiểm soát đường huyết. Những người đang lo lắng về triệu chứng tăng đường huyết, đang bị ốm càng cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên.

Chuyên khoa Nội tiết - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ uy tín trong tầm soát, điều trị các bệnh lý liên quan đến đường huyết. Nếu đang nghi ngờ triệu chứng tăng đường huyết, quý khách có thể gọi đến Tổng đài 1900 56 56 56 để tìm hiểu về dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm đường huyết tận nơi và đặt lịch xét nghiệm để biết được chính xác tình trạng của mình.

Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc tự động tiên tiến, được cấp song hành 2 chứng chỉ quốc tế: CAP và ISO 15189:2012 nên quý khách có thể hoàn toàn yên tâm về quy trình và tính chính xác của xét nghiệm chẩn đoán bệnh liên quan đến đường huyết.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiểu đường có uống được C sủi không?

Uống C sủi là một trong những cách được nhiều người áp dụng để bổ sung vitamin C cho cơ thể. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường có uống được C sủi không? Đây cũng là thắc mắc chung của rất nhiều bệnh nhân bị tiểu đường cũng như người thân của họ. Thực tế, C sủi nếu không sử dụng đúng cách, đúng liều lượng đôi khi còn khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngày 20/06/2023

Bệnh đái tháo đường và những kiến thức cơ bản ai cũng nên biết

Số ca mắc bệnh đái tháo đường ngày càng tăng và có dấu hiệu “trẻ hóa”. Đáng lo ngại hơn khi bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là tổng hợp những thông tin về căn bệnh này giúp bạn có những kiến thức cơ bản nhất để phòng tránh, phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh để kịp thời thăm khám và điều trị. 
Ngày 16/06/2023

Cường giáp dưới lâm sàng là gì?

Bệnh cường giáp dưới lâm sàng rất hiếm gặp. Người bệnh thường không có hoặc có rất ít biểu hiện bệnh nhưng vẫn gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh. Việc chẩn đoán bệnh hoàn toàn dựa vào các xét nghiệm sinh hóa. 
Ngày 16/06/2023

Hội chứng kháng phospholipid là gì? Nguy hiểm như thế nào?

Chứng kháng phospholipid có thể gây ra những cục máu đông ở các động mạnh và tĩnh mạch dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ kháng phospholipid là gì và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. 
Ngày 15/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp