Vitamin B12 là một trong những chất thiết đối với cơ thể người, đặc biệt là não bộ. Tuy nhiên, với sự quan tâm chưa đúng cách, chủ quan của nhiều người khiến cho tình trạng thiếu hụt vitamin này ngày càng trở nên phổ biến. Bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ đề cập đến một số thông tin về vitamin này để bạn đọc cùng tham khảo.
29/05/2020 | Bạn đã biết những thực phẩm bổ sung vitamin D cho cơ thể? 27/05/2020 | Vai trò của Vitamin B12 đối với sự phát triển của cơ thể 27/05/2020 | Vitamin A có vai trò gì trong cơ thể?
1. Công dụng của vitamin B12 đối với cơ thể
B12 là một trong số vitamin thuộc nhóm B tan trong nước, có chứa khoáng chất Coban nên thuộc nhóm Cobalamin, có nhiều dạng khác nhau. B12 ở dạng cyanocobalamin được dùng trong thực phẩm và chế phẩm bổ sung dinh dưỡng.
B12 có công thức cấu tạo khá phức tạp C63H90O14PCo, ở dạng tinh thể màu đỏ, không mùi, không vị, bền trong bóng tối, nhiệt độ thường và acid, dễ bị phân hủy bởi ánh sáng.
Các công dụng chính của vitamin B12 trong cơ thể gồm:
Tăng cường sức khỏe cho các tế bào não
B12 là vitamin có vai trò cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của não bộ. Quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh ở não bộ được đảm bảo là nhờ sự góp sức của B12. Vitamin này là thành phần tham gia vào cấu tạo của bao myelin, bảo vệ tế bào thần kinh. Chính vì vậy mà thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến hoạt động của tế bào não gặp vấn đề, đẩy nhanh các quá trình thoái hóa thần kinh, nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer và hội chứng mất trí nhớ ở người lớn tuổi.
B12 có vai trò quan trọng đối với quá trình dẫn truyền tín hiệu thần kinh ở não bộ
Duy trì năng lượng cho các hoạt động của cơ thể
B12 tham gia vào các quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là quá trình chuyển hóa carbohydrate trong thức ăn thành đường glucose, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của tế bào.
Do đó, khi thiếu hụt vitamin này sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi, uể oải, chậm chạp, hoa mắt, chóng mặt do thiếu năng lượng.
Duy trì sức khỏe của hệ thống tim mạch
Theo nhiều nghiên cứu y khoa đã chứng minh rằng, B12 có tác dụng làm giảm lượng homocysteine, yếu tố dẫn đến các vấn đề tim mạch hàng đầu hiện nay. Hầu hết các vitamin nhóm B trong đó có B12 đều có tác dụng hạ thấp lượng homocysteine trong máu, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ,...
Ngoài ra, B12 còn có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu và hạn chế nguy cơ dẫn đến chứng huyết áp cao, kiểm soát tốt quá trình xơ vữa động mạch ở những người có tiền sử bệnh này.
Tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng của cơ thể
Vitamin B12 tham gia vào quá trình tạo ra hồng cầu của cơ thể, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
B12 là vitamin tham gia vào quá trình sản sinh ra hồng cầu
B12 là một trong những chất không thể thiếu cho quá trình nhân đôi, tổng hợp AND, ARN, sản sinh ra tế bào của cơ thể.
Bên cạnh đó, quá trình chuyển hóa của lipid và acid folic cũng cần đến B12.
Cải thiện tình trạng của da, tóc, móng
Với các chị em thường xuyên làm đẹp thì hầu hết đều biết đến vai trò của B12 đối với da, tóc và móng. Vitamin này tham gia vào quá trình tái tạo tế bào, do đó cải thiện làn da khô, viêm nhiễm hay mụn trứng cá rất hiệu quả. Ngoài ra chúng còn có tác dụng trong việc hạn chế bệnh vảy nến, chàm da.
Vitamin B12 còn cải thiện được tình trạng xơ, khô, hư tổn và gãy rụng của tóc, giúp móng tay, móng chân chắc khỏe.
Nhiều nghiên cứu mới đây đã cho thấy B12 có tác dụng tích cực trong việc điều trị và giảm thiểu các biểu hiện trầm cảm. Với khả năng điều hòa hoạt động của hệ thần kinh, vitamin B12 giúp cơ thể giảm trạng thái lo âu, căng thẳng.
B12 cùng với Folate tham gia chuyển hóa và tổng hợp chất S - adenosyl methionine, giúp cơ thể đối phó với trạng thái căng thẳng thần kinh và điều chỉnh tâm trạng hiệu quả.
Hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày
Quá trình sản xuất enzym của dạ dày cần đến sự góp sức của B12, do đó đóng vai trò quan trọng đối với sự phân hủy và trao đổi chất diễn ra trong dạ dày. Không chỉ vậy, chúng còn giúp nuôi dưỡng hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Loại bỏ những chủng vi khuẩn có hại đối với có thể. Hỗ trợ đặt lực cho quá trình tiêu hóa thức ăn và hạn chế hội chứng rối loạn tiêu hóa.
Vitamin B12 còn đóng vai trò hạn chế các dị tật bẩm sinh ở thai nhi và đảm bảo quá trình sinh trưởng và phát triển của thai kỳ. Chính vì vậy mà các mẹ khi mang thai cần phải cung cấp đủ vitamin này để đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, B12 còn có vai trò hiệu quả trong việc tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa được một số bệnh ung thư như ung thư tiền liệt tuyến, cổ tử cung,...
2. Các tác hại khi thiếu hoặc thừa vitamin B12
Thừa B12 sẽ dẫn đến hậu quả gì?
B12 là vitamin tan trong nước do đó rất dễ dàng để đào thải ra ngoài thông qua nước tiểu. Tuy nhiên, một số trường hợp vẫn có thể thừa B12 dẫn đến các biểu hiện sau:
-
Thừa B12 dẫn đến việc glucose được sản sinh ra nhiều, cơ thể thừa năng lượng nên có cảm giác chán ăn, buồn nôn.
-
Hệ tiêu hóa có vấn đề có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, chướng bụng,...
-
Thừa B12 có thể khiến não bộ bị kích thích gây ra chứng đau đầu, phát ban, ngứa ngáy. Tay, chân và cơ mặt có thể yếu, tê thậm chí là liệt.
-
Một số biến chứng tại tim dẫn đến khó thở, đau, tức ngực, huyết áp tăng đột ngột, suy tim, trụy tim mạch. Tăng nguy cơ đông máu dẫn đến tắc mạch.
-
Ngoài ra, thừa B12 có thể gây ra hội chứng thoái hóa sắc tố võng mạc mắt, có thể dẫn đến mù lòa ở trẻ em.
Thừa B12 có thể khiến tay bị tê, liệt
Tác hại của thiếu hụt B12
Hiện nay, vấn đề thiếu hụt vitamin B trong đó có B12 đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm nhất. Nguyên nhân gây thiếu hụt B12 thường do lượng cung cấp trong thực phẩm không đủ hoặc cơ thể gặp trục trặc trong quá trình hấp thu vitamin này.
Các biểu hiện thường gặp khi thiếu hụt vitamin B12 gồm:
-
Biểu hiện của hội chứng rối loạn thần kinh như ảo giác, các phản xạ tự nhiên thay đổi, chức năng hoạt động của cơ kém. Hoạt động của các tế bào não kém có thể dẫn đến trí nhớ giảm, khả năng tập trung kém, tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí ở người già.
-
Người thiếu B12 có thể gặp chứng rối loạn cảm xúc, dễ mắc bệnh trầm cảm.
-
Đối với trẻ nhỏ có thể dẫn đến quá trình tăng trưởng, phát triển chậm, cơ thể phát triển không hoàn thiện, vận động khó khăn.
-
Sự hấp thụ B12 kém do thiếu yếu tố nội tại có thể dẫn đến bệnh thiếu máu ác tính.
Rối loạn thần kinh là biểu hiện thường gặp khi thiếu vitamin B12
Để cơ thể làm việc hiệu quả, bạn cần phải cung cấp đủ các vitamin cần thiết cho cơ thể, trong đó không thể bỏ qua vitamin B12. Thông qua các loại thực phẩm hằng ngày như cá hồi, thịt bò, trứng, sữa, phô mát, thịt dăm bông, ức gà,... để đảm bảo cơ thể không thiếu hụt loại vitamin này. Ngoài ra, các loại thực phẩm chức năng sẽ giúp cơ thể bổ sung và tổng hợp B12 hiệu quả.
Nếu bạn cần được tư vấn kỹ hơn, hãy nhanh chóng gọi đến hotline của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC: 1900 565656 để được hỗ trợ kịp thời.