Với cuộc sống hiện đại, các bệnh liên quan đến dạ dày không hề hiếm gặp. Trong số đó, biểu hiện thường gặp nhất chính là trào ngược dạ dày gây khó thở. Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng đây là tình trạng không quá đáng lo. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin liên quan để xem đây có phải quan niệm đúng không nhé.
17/01/2021 | Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh: Mẹ phải làm sao? 11/01/2021 | Top những thuốc trị trào ngược dạ dày được sử dụng nhiều nhất hiện nay 08/01/2021 | Những dấu hiệu trào ngược dạ dày ai cũng có thể nhận ra
1. Tổng quan về bệnh trào ngược dạ dày
Trước khi đi vào tìm hiểu về tình trạng trào ngược dạ dày gây khó thở thì bạn cần biết một số thông tin tổng quan về hiện tượng trào ngược như sau:
Bệnh trào ngược dạ dày là gì?
Đây là tình trạng dịch vị dạ dày có hiện tượng dâng ngược lên thực quản, xảy ra theo từng đợt hoặc có khi thường xuyên. Khi hiện tượng trào ngược xảy ra với tần suất dày trong ngày và gây nên sự khó chịu hoặc các biến chứng khác thì nó mới được coi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
Minh họa một bên bình thường và một bên bị trào ngược dạ dày thực quản
Tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra do sự rối loạn chức năng của cơ thắt thực quản dưới. Đây là bộ phận góp vai trò vào việc bảo vệ niêm mạc thực quản tránh khỏi axit có trong dịch dạ dày. Thông thường, cơ thắt dưới sẽ chỉ giãn mở ra khi bạn nuốt thức ăn và tiếp tục co thắt, đóng kín lại để ngăn dịch dạ dày trào lên thực quản. Tuy nhiên, có đôi lúc cơ thắt dưới hoạt động không tốt, không thể đóng lại kịp thời làm cho axit dạ dày trào ngược lên thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày có các triệu chứng như thế nào?
Các triệu chứng phổ biến của trào ngược dạ dày là:
-
Nóng rát ở phần sau xương ức, ợ nóng.
-
Khó nuốt, đau buốt khi nuốt.
-
Ho, khàn giọng, viêm thanh quản, viêm họng, hen.
-
Sâu răng.
-
Miệng tiết nhiều nước bọt.
Nguyên nhân gì dẫn đến bệnh trào ngược?
Triệu chứng trào ngược dạ dày không phải là hiếm gặp ở mỗi người, có rất nhiều yếu tố có thể tăng lên nguy cơ dẫn đến triệu chứng này, như:
-
Béo phì.
-
Thói quen hút thuốc.
-
Phụ nữ đang mang thai.
-
Ăn uống không lành mạnh.
-
Uống nhiều bia, rượu.
-
Chức năng của dạ dày suy giảm.
-
Sử dụng nhiều các loại thuốc như kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ,...
Uống nhiều bia rượu là nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày
2. Vì sao cảm thấy khó thở khi bị trào ngược dạ dày
Một trong những triệu chứng khó chịu, nghiêm trọng nhất của trào ngược dạ dày chính là khó thở, đây cũng là một triệu chứng phổ biến đối với những người mắc phải căn bệnh này. Đa số những người mắc phải trào ngược dạ dày, khi được hỏi đều cho biết rằng họ có cảm thấy khó thở.
Đối với hiện tượng này, các bác sĩ chuyên khoa đã giải thích như sau:
Ở người khỏe mạnh, khi axit dạ dày tăng lên đến mức cần thiết cho hoạt động tiêu hóa thì có một lượng bazo sẽ tiết ra để trung hòa lại độ ph trong dạ dày.
Tuy nhiên, ở những người bị trào ngược dạ dày, thì dịch nhầy chứa nhiều chất bazơ không đủ hoặc không kịp để tiết ra để có thể trung hòa lại lượng axit trong dạ dày. Khi đó, lượng axit dạ dày tạo áp lực thúc đẩy cơ thắt thực quản mở ra, khiến cho thức ăn bị đẩy lên và bị chèn tại vòm họng gây nên tình trạng khó thở.
Trào ngược dạ dày gây khó thở
Các cơ chế trào ngược dạ dày gây khó thở bao gồm:
-
Axit dạ dày trào lên thực quản và tràn đến các đường dẫn khí nhỏ khiến đường dẫn khí co lại gây nên tình trạng khó thở.
-
Axit trong dịch vị kích thích các đầu dây thần kinh nằm ở đầu cuối thực quản khiến các cơ trơn tại thực quản co lại. Từ đó, đường dẫn khí bị co lại dẫn đến việc khó thở ở người bị trào ngược dạ dày.
-
Thức ăn bị trào ngược lên gây ra áp lực tại vòm họng, chèn ép đường khí quản khiến cho hơi thở bị đứt quãng từ đó dẫn đến tình trạng khó thở ở người bệnh sau ăn.
3. Tình trạng trào ngược dạ dày có nguy hiểm không gì không?
Khi người bệnh gặp phải triệu chứng khó thở chính là lúc bệnh tình đã trở nặng và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể phát sinh như:
Vấn đề về đường hô hấp
Axit dạ dày bị trào ngược có thể xâm lấn vào phổi, và làm kích thích các triệu chứng diễn ra phổi và cổ họng như: ho khan, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm họng, khàn giọng và thở khò khè. Ở một số trường hợp nặng hơn, tình trạng khó thở do trào ngược dạ dày còn có thể gây ra hoặc khiến bệnh hen suyễn trở nặng.
Barrett thực quản
Đây là chứng bệnh về đường tiêu hóa gây ra bởi sự bất thường của các tế bào lót có trong thực quản. Khả năng người bệnh Barrett thực quản có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao gấp 30 đến 125 lần so với người bình thường.
Viêm thực quản
Viêm thực quản là một trong những biến chứng thường gặp gây ra bởi trào ngược dạ dày hoặc có thể là do người bệnh bị nhiễm trùng thực quản. Các triệu chứng của bệnh bao gồm thực quản có cảm giác đau khi nốt và tình trạng nóng rát cổ họng diễn ra thường xuyên.
Viêm thực quản là một trong những biến chứng thường gặp
Hẹp thực quản
Bệnh lý này xuất hiện do axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản khiến cho niêm mạc bị ăn mòn dẫn đến viêm thực quản. Quá trình này diễn ra lặp đi lặp lại gây ra những tổn thương không thể phục hồi tại thực quản hình thành các mô sẹo nhấp nhô gây hẹp thực quản.
Ung thư thực quản
Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất khi gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày. Khi khối u ung thư thực quản được hình thành và phát triển phá vỡ thành thực quản, sau đó có thể xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể nhờ hệ thống bạch huyết. Bạn cần phải chú ý để đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa khi có các triệu chứng như: khàn tiếng, giảm cân bất thường, khó nuốt và đau buốt khi nuốt.
4. Cách điều trị trào ngược dạ dày gây khó thở
Khi bạn có các triệu chứng của trào ngược dạ dày, việc đầu tiên bạn cần làm là tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám kịp thời. Nó sẽ giúp bạn biết được chính xác tình trạng bệnh tình của mình để có hướng điều trị phù hợp.
Dựa vào tình trạng bệnh, chứng trào ngược dạ dày gây khó thở có thể được bác sĩ chỉ định dùng các loại thuốc sau:
Điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây
-
Nhóm thuốc giúp giảm tiết, trung hòa axit dạ dày gồm thuốc ức chế thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton.
-
Nhóm thuốc có tác dụng tăng trương lực cơ thắt ở dưới thực quản.
-
Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Bên cạnh kiên trì điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây, người bệnh cũng cần cải thiện để có lối sống lành mạnh để ngăn ngừa biến chứng và cải thiện tình trạng bệnh:
-
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đúng bữa.
-
Giảm cân, tránh tình trạng béo phì.
-
Mặc quần áo thoải mái.
-
Từ bỏ các thói quen xấu như thức khuya, uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá,...
-
Nâng cao đầu giường dốc lên khoảng 15 - 17 độ.
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần biết về trào ngược dạ dày gây khó thở. Tuy nó là một tình trạng nghiêm trọng của chứng trào ngược nhưng bạn hoàn toàn có thể thoát khỏi được nếu như điều trị kết hợp những phương pháp trên.
Hãy đến với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chẩn đoán và nhận phác đồ điều trị thích hợp nhất với tình trạng sức khỏe của bản thân. Hoặc bạn có thể liên hệ hotline 1900 56 56 56 để đặt trước lịch khám cũng như nhận tư vấn sức khỏe đến từ nhân viên y tế của chúng tôi.