Tuyến giáp là một cơ quan có kích thước không lớn ăn nằm ở phía trước cổ và đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chức năng của tuyến giáp sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng ảnh nếu cơ quan này gặp tình trạng nhiễm độc. Bài viết sau của MEDLATEC sẽ giúp bạn tìm hiểu về tình trạng nhiễm độc tuyến giáp cũng như phương án điều trị khi gặp phải hiện tượng này.
21/04/2022 | Chuyên gia giải đáp: mổ tuyến giáp sau bao lâu thì lành? 04/04/2022 | Đốt tuyến giáp bằng sóng cao tần và những điều cần biết 11/03/2022 | Đốt nhân tuyến giáp bằng sóng cao tần
1. Nhiễm độc tuyến giáp sẽ gây nên những triệu chứng gì?
Nhiễm độc tuyến giáp xảy ra khi cơ quan này tiết ra quá nhiều hormone tuyến giáp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bao gồm cả chứng cường giáp. Cường giáp được coi một là một trong những bệnh lý thuộc nhiễm độc tuyến giáp, nhưng đa phần bệnh nhân lại nhầm lẫn giữa cường giáp và nhiễm độc tuyến giáp.
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của từng người, nhiễm độc tuyến giáp có thể gây ra những triệu chứng bất thường như sau:
-
Bệnh nhân dễ bị bồn chồn, kích thích;
-
Có cảm giác sợ nóng, đổ nhiều mồ hôi;
-
Yếu, mệt mỏi, chuột rút;
-
Có sự thay đổi về khối lượng cơ thể (thường sẽ bị sụt cân);
-
Sôi bụng;
-
Đánh trống ngực hoặc lên cơn đau thắt ngực;
-
Bệnh cường giáp còn có các triệu chứng của bướu giáp, gây nên các bệnh về mắt (viêm kết mạc, phù kết mạc, lồi mắt nhẹ);
-
Ở phụ nữ xuất hiện tình trạng kinh nguyệt không đều;
-
Nhiễm độc tuyến giáp mạn tính còn khiến cho bệnh nhân bị loãng xương;
-
Ngón tay có thể bị sưng và hình chùy (hay còn gọi là ngón tay dùi trống).
Nhiễm độc tuyến giáp gây nên nhiều biểu hiện rất khó chịu cho người mắc phải
Bên cạnh những dấu hiệu trên, nhiễm độc tuyến giáp còn gây ra các biểu hiện như run đầu chi, nhìn chằm chằm, rung nhĩ hoặc nhịp tim nhanh, da nóng ẩm, tóc mềm, tăng phản xạ gân xương, suy tim, móng dễ gãy.
2. Chẩn đoán nhiễm độc tuyến giáp bằng phương pháp nào?
Để kiểm tra tình hình sức khỏe và tình trạng nhiễm độc tuyến giáp của bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng những phương pháp như sau:
Chẩn đoán hình ảnh:
Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh nếu trên thường được áp dụng đối với những người bị nhiễm độc tuyến giáp thể nặng hoặc bị mắt lồi nhưng bình giáp. Tuy nhiên vẫn cần phải phân biệt với hiện tượng mắt lồi do có khối u chèn ép hoặc do mắc phải bệnh lý khác.
Xét nghiệm:
Phương pháp xét nghiệm được coi là tối ưu nhất dành cho những bệnh nhân bị nhiễm độc tuyến giáp là xét nghiệm TSH nhạy cảm. Đây là loại xét nghiệm có khả năng xác định được các chỉ số T3, T4 của tuyến giáp. Nếu cả T3 và T4 huyết thanh đều tăng, hoặc T4 tăng hay T4 bình thường nhưng T3 lại tăng cao thì đều được chẩn đoán là bệnh nhân đã bị nhiễm độc tuyến giáp.
Bên cạnh xét nghiệm trên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện thêm những xét nghiệm khác như tăng phosphatase kiềm, tăng canxi máu, giảm bạch cầu hạt, thiếu máu.
Siêu âm có thể giúp chẩn đoán nhiễm độc tuyến giáp
Chẩn đoán phân biệt:
Cần phân biệt nhiễm độc tuyến giáp với các bệnh lý khác trong các trường hợp như:
-
Thyroxin huyết thanh tăng. Tuy nhiên điều này lại không gây ra các triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân;
-
Loạn thần tuyến giáp không to, khi xét nghiệm vẫn thấy chức năng tuyến giáp bình thường.
Có khoảng 30% các bệnh nhân rối loạn tâm thần cấp gặp tình trạng tăng thyroxin máu nhưng không có nhiễm độc tuyến giáp. Do vậy người bệnh cần thực hiện chẩn đoán phân biệt giữa cường giáp thực sự và rối loạn tâm thần bằng xét nghiệm TSH.
3. Nhiễm độc tuyến giáp có thể dẫn đến những biến chứng gì?
Nhiễm độc tuyến giáp là một bệnh lý có độ nguy hiểm cao, có khả năng dẫn đến những biến chứng nặng nề nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Biến chứng phổ biến nhất là rung nhĩ kèm theo khó kiểm soát phản ứng của thất trái.
Không chỉ có vậy, một số biến chứng nguy hiểm khác khi bệnh nhân bị nhiễm độc tuyến giáp đó là:
-
Loãng xương;
-
Nhiễm canxi thận;
-
Tăng kali máu;
-
Nam giới khi bị nhiễm độc tuyến giáp còn có thể bị liệt dương, giảm ham muốn tình dục, vú to, số lượng tinh trùng giảm.
4. Điều trị nhiễm độc tuyến giáp bằng phương pháp nào?
Đối với các trường hợp bị nhiễm độc tuyến giáp cận lâm sàng, tức TSH thấp, T4 tự do ở mức bình thường và trên lâm sàng là bình giáp thì chưa cần phải can thiệp điều trị. Nguyên nhân là vì ở những trường hợp này không có triệu chứng của sự tăng mất xương.
Dựa trên các nguyên nhân gây bệnh như bệnh cảnh lâm sàng, tuổi tác, mức độ bệnh sẽ quyết định lựa chọn một trong các phương pháp điều trị như sau:
Trong số các phương pháp điều trị nêu trên, điều trị iod phóng xạ thường được phổ biến rộng rãi nhất. Bác sĩ thường chỉ định biện pháp phẫu thuật tuyến giáp đối với những trường hợp phụ nữ đang mang thai.
Mặc dù vậy, phẫu thuật tuyến giáp cũng có nguy cơ gây ra các biến chứng như làm liệt dây thanh âm do tổn thương thần kinh thành quản. Vì vậy sau khi thực hiện phẫu thuật tuyến giáp thì bệnh nhân cần phải dành ra một đêm tại viện để theo dõi.
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh sẽ có những cách điều trị khác nhau
Nhìn chung, nhiễm độc tuyến giáp là một bệnh lý phức tạp có nguy cơ biến chứng cao nếu không được tiếp nhận điều trị kịp thời. Trong trường hợp bạn cần chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp hoặc vấn đề khác về sức khỏe, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám kỹ lưỡng hơn.
Cụ thể, hiện nay tại MEDLATEC vẫn đang triển khai sàng lọc, tầm soát bệnh lý tuyến giáp hỗ trợ khách hàng sớm phát hiện bệnh để việc điều trị trở nên dễ dàng, hiệu quả hơn. Khi đăng ký khám tại đây, khách hàng sẽ trải qua quy trình như sau:
Hỗ trợ hiệu quả cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh đó là trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh hiện đại, năng lực xét nghiệm của MEDLATEC đạt chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP sẽ giúp người bệnh có được kết quả chẩn đoán chính xác hơn.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các dịch vụ thăm khám, sàng lọc, xét nghiệm tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn hãy bấm số 1900 56 56 56, tổng đài viên sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về dịch vụ của Bệnh viện, đồng thời đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.