Giải đáp thắc mắc: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào? | Medlatec

Giải đáp thắc mắc: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?

Suy giáp bẩm sinh là vấn đề mà nhiều em bé đang gặp phải, bệnh là nguyên nhân gây chậm phát triển thể chất tâm thần của trẻ. Việc phát hiện bệnh ngay từ khi con còn trong bụng mẹ sẽ giảm sự ảnh hưởng đối với sức khỏe. Vậy trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào để đem lại hiệu quả?


21/08/2021 | Hướng dẫn chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh suy giáp
16/04/2021 | Hỏi đáp: Suy giáp bẩm sinh có nguy hiểm hay không?
04/11/2020 | Những thông tin hữu ích cần biết về bệnh suy giáp
25/07/2020 | Xét nghiệm suy giáp bẩm sinh (CH) giúp chẩn đoán bệnh chính xác

1. Bệnh suy giáp bẩm sinh

Trước khi giải đáp thắc mắc trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào, chúng ta cần nắm được những vấn đề cơ bản liên quan đến căn bệnh này. 

trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào

Bệnh suy giáp bẩm sinh ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ

Khi mắc bệnh, tuyến giáp sẽ không có khả năng tiết ra đủ lượng hooc môn cần thiết cho cơ thể của trẻ. Chính vì thế, những em bị bị bệnh suy giáp bẩm sinh thường đối mặt với vấn đề não bộ và khả năng sinh trưởng của cơ thể phát triển kém hơn so với bình thường.

Như vậy, không thể phủ nhận rằng hoóc môn giáp có chức năng vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của con người, đặc biệt là các em bé. Các bậc phụ huynh nên chú trọng, theo dõi khả năng sản sinh hoóc môn giáp để biết được trẻ có phát triển đầy đủ và toàn diện về thể chất và trí tuệ hay không?

Ngày nay, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh dao động trong tỷ lệ 1/4.000, trong đó trẻ giới tính nữ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với trẻ giới tính nam. Để phát hiện và điều trị sớm, mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe, sự phát triển của thai nhi trong thời gian đang mang thai nhé!

Trẻ bị suy giáp bẩm sinh không được cung cấp đủ hooc môn cần thiết

Trẻ bị suy giáp bẩm sinh không được cung cấp đủ hooc môn cần thiết

2. Những nguyên nhân gây bệnh suy giáp bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm đó là: trẻ mắc bệnh suy giáp bẩm sinh do nguyên nhân nào? Trên thực tế, việc nắm được nguyên nhân gây bệnh là rất quan trọng, nếu đó là do tác động chủ quan, mọi người có thể phòng ngừa, hạn chế nguy cơ hình thành bệnh.

Lý do chủ yếu khiến trẻ nhỏ phải đối mặt với tình trạng suy giáp bẩm sinh đó là do di truyền, nếu người thân trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh về tuyến giáp, em bé cũng có nguy cơ mắc bệnh tương đối cao. Mẹ bầu nên chủ động đi khám và sàng lọc trong thai kỳ để sớm phát hiện tình trạng của thai nhi và có cách điều trị phù hợp nhất.

Trong quá trình nghiên cứu trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào, nhiều người bất ngờ khi phát hiện ra rằng thực đơn ăn uống thiếu iot cũng có thể gây bệnh bẩm sinh cho em bé. Đó là lý do vì sao thai phụ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể khi đang mang thai để em bé có cơ hội phát triển toàn diện cả về trí tuệ lẫn thể chất.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu có điều trị phóng xạ hoặc sử dụng các loại thuốc kháng giáp trong khi đang mang bầu thì cũng gây nguy hiểm cho bé. Nhiều trẻ nhỏ bị bệnh suy giáp bẩm sinh do nguyên nhân này.

3. Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh

Trước những tác động nghiêm trọng của bệnh suy giáp bẩm sinh đối với sự phát triển của trẻ, các bậc phụ huynh rất quan tâm tới việc sàng lọc và phát hiện bệnh sớm. Với sự phát triển của y học, rất nhiều phương pháp được áp dụng, ví dụ như: sàng lọc sơ sinh, xét nghiệm hoóc môn tuyến giáp chẩn đoán bệnh hoặc chẩn đoán hình ảnh,…

Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh là cần thiết

Sàng lọc và phát hiện sớm bệnh suy giáp bẩm sinh là cần thiết

Test sàng lọc là phương pháp được áp dụng khá phổ biến hiện nay, trẻ sơ sinh sẽ được xét nghiệm TSH sau khi sinh khoảng 48 giờ. Nếu kết quả cho thấy TSH cao hơn bình thường, khả năng em bé đang bị suy giáp bẩm sinh. Lúc này, cha mẹ nên cho con tiến hành xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác và tìm cách trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?

Kết quả test sàng lọc cho thấy trẻ có nguy cơ bị bệnh thì chúng ta sẽ tiếp tục cho bé thực hiện xét nghiệm hoóc môn tuyến giáp trong huyết thanh hoặc đi siêu âm tuyến giáp để chẩn đoán chính xác. 

Như vậy, ban đầu trẻ chỉ cần thực hiện test sàng lọc, phương pháp này vừa tiết kiệm thời gian, chi phí, vừa an toàn đối với trẻ sơ sinh.

4. Giải đáp thắc mắc: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?

Vấn đề được các bậc phụ huynh quan tâm hàng đầu đó là: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào? Trên thực tế, căn bệnh này sẽ không được điều trị dứt điểm mà phải duy trì chữa trị cho bé cả cuộc đời. Cả cha mẹ và trẻ cần kiên nhẫn và cố gắng trong suốt cả quá trình theo dõi và chữa bệnh suy giáp bẩm sinh. 

Nhiều người thắc mắc: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào

Nhiều người thắc mắc: trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào?

Các bác sĩ cho biết, nếu như phát hiện bệnh sớm và điều trị theo phác đồ phù hợp, em bé sẽ có cơ hội phát triển về trí tuệ và thể chất như bạn bè cùng trang lứa. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tầm soát cũng như duy trì chữa bệnh quan trọng như thế nào.

4.1. Phương pháp điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh

Đối với bệnh suy giáp bẩm sinh, cách điều trị phù hợp và đem lại hiệu quả tốt nhất đó là thay thế hoóc môn. Cụ thể, loại hooc môn được sử dụng để thay thế đó là Thyroxine có tác dụng cải thiện sự phát triển về thể chất và trí não của bệnh nhân. Đồng thời, chúng cũng góp phần ngăn ngừa diễn biến phức tạp và các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hoóc môn Thyroxine điều chế dưới dạng viên uống khá an toàn đối với sức khỏe, đảm bảo hiệu quả đối với người bệnh. Tuy nhiên, bạn phải duy trì sử dụng thuốc điều đặn theo hướng dẫn của các bác sĩ.

4.2. Hiệu quả điều trị

Bên cạnh việc kiên nhẫn điều trị, người bệnh cũng nên chủ động theo dõi hiệu quả trong suốt quá trình và thông báo cho bác sĩ những vấn đề bất thường xảy ra. Để tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt, bạn phải uống thuốc đều và đủ liều. Như vậy, bệnh nhân sẽ phát triển bình thường cả về thể chất lẫn trí tuệ.

Nếu như điều trị không đủ liều lượng cần thiết, bệnh nhân vẫn gặp phải tình trạng phát triển chậm, não bộ kém phát triển hơn so với người bình thường. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc quá liều có thể gây ra một số tác dụng phụ, ví dụ như hiện tượng tiêu chảy, nôn mửa hoặc tim đập nhanh,…

Nếu điều trị quá liều, trẻ có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn

Nếu điều trị quá liều, trẻ có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp mọi người giải đáp phần nào thắc mắc trẻ suy giáp bẩm sinh điều trị như thế nào? Mặc dù căn bệnh này không thể điều trị hoàn toàn, song nếu dùng thuốc đủ liều, theo phác đồ phù hợp, bé vẫn có thể phát triển như bạn bè đồng trang lứa. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trong khi chữa bệnh, phụ huynh nên chủ động cho bé đi kiểm tra.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh - Ba mẹ nên cẩn trọng

Chắc hẳn các bậc phụ huynh đều biết trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt, bởi vì cơ thể của bé rất yếu, dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài. Trong đó, thói quen rung lắc khi vỗ về trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, sự phát triển của bé. Chúng ta cũng tìm hiểu những ảnh hưởng của hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh trong bài viết này nhé!
Ngày 19/12/2022

Trẻ sơ sinh thở mạnh có phải là vấn đề đáng lo ngại không?

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ khá non nớt và dễ bị tổn thương, do đó các bậc phụ huynh cần chăm sóc con thật cẩn thận. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở trẻ sơ sinh, bạn nên cho bé đi kiểm tra kịp thời, nhất là khi gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh thở mạnh. Vậy đây có phải vấn đề đáng lo ngại hay không?
Ngày 01/12/2022

Trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có đáng lo ngại không?

Với các bé sơ sinh, ba mẹ có rất nhiều nỗi lo lắng và 1 trong số đó là trẻ hay bị hắt xì hơi. Vậy trẻ sơ sinh hắt xì nhiều có phải là dấu hiệu cảnh báo có bất ổn về vấn đề sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp cải thiện tình trạng trẻ hay bị hắt xì qua bài viết sau. 
Ngày 30/11/2022

Cha mẹ hãy cẩn trọng với các triệu chứng viêm kết mạc ở trẻ

Trẻ nhỏ là đối tượng cần được chăm sóc đặc biệt bởi vì các bé rất dễ mắc bệnh do những thói quen không tốt. Một trong số đó là thói quen dụi mắt, đây chính là lý do hàng đầu dẫn tới tình trạng viêm kết mạc ở trẻ. Khi đối mặt với tình trạng này, trẻ sẽ gặp phải những triệu chứng như thế nào, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh nắm được và chủ động chăm sóc bé.
Ngày 17/11/2022
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp