Xơ gan hóa có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Tình trạng này cần được phát hiện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời. Để biết được chẩn đoán tình trạng xơ gan hóa bằng những phương pháp nào, độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau.
19/11/2021 | Xơ gan mất bù là gì và phương pháp điều trị xơ gan mất bù 13/10/2021 | Xơ gan có mấy giai đoạn? Xơ gan F4 còn chữa được không? 29/09/2021 | Điểm danh những cách chữa xơ gan do rượu
1. Tìm hiểu về tình trạng xơ gan hóa
Xơ gan hóa là tình trạng xảy ra khi gan chịu phải những tổn thương làm hình thành nên các mô sẹo không thể hồi phục lại được. Đây là một bệnh lý có tiến triển chậm qua từng giai đoạn với những biểu hiện sau:
-
Giai đoạn F1: Đây là thời điểm gan bắt đầu hình thành các mô sẹo. Lúc này, người bệnh sẽ có các biểu hiện như chán ăn, cơ thể mệt mỏi, sụt cân bất thường, rối loạn tiêu hoá,…
-
Giai đoạn F2: Đây là giai đoạn các mô sẹo bắt đầu tiến triển thành mô xơ hoá, khiến cho chức năng gan bị suy giảm. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất lúc này là tình trạng vàng da, vàng mắt và nước tiểu bị sẫm màu. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy khó tiêu, đầy bụng, thường sốt nhẹ vào buổi chiều và bị đau ở vùng bụng hạ sườn bên phải.
Đau vùng bụng hạ sườn bên phải có thể là dấu hiệu của tình trạng xơ hoá gan
-
Giai đoạn F3: Ở giai đoạn này, gan đã mất đi hầu hết các chức năng và ảnh hưởng sang các bộ phận khác. Cơ thể của người bệnh sẽ có biểu hiện luôn mệt mỏi, chóng mặt, dễ ngất xỉu, rối loạn tiêu hoá, tay chân phù nề và phình trướng bụng,…
-
Giai đoạn F4: Đây là giai đoạn gan đã hầu như mất hết tất cả các chức năng. Điều này sẽ khiến cho sức khoẻ của người bệnh phải đối mặt với rất nhiều biến chứng nghiêm trọng.
Tình trạng này nếu để lâu có thể gây ra suy gan hoặc làm tăng nguy cơ bị ung thư gan. Chính vì vậy, việc chẩn đoán tình trạng xơ gan hóa nhằm xác định chính xác tình trạng bệnh để có thể điều trị kịp thời là điều vô cùng cần thiết.
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ gan hóa
Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng xơ gan hóa, đó là:
Nghiện bia rượu nặng cũng có thể làm tăng nguy cơ bị xơ hoá gan
3. Phương pháp chẩn đoán tình trạng xơ gan hóa
Để có thể chẩn đoán tình trạng xơ gan hóa đang ở cấp độ nào, các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp sau:
3.1. Xét nghiệm máu
Bệnh nhân bị xơ gan hóa sẽ có số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu ít hơn so với những người bình thường. Chính vì vậy, khi bị nghi ngờ xơ gan hóa, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu.
Phương pháp xét nghiệm này giúp phân tích công thức máu, lượng albumin, protein, men gan hoặc xác định sự tích tụ của Bilirubin ở trong máu,… Nhờ đó, bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng hoạt động của gan.
3.2. Siêu âm đàn hồi mô gan
Đây là phương pháp xét nghiệm giúp kiểm tra kích thước cũng như cấu trúc của gan mà không cần áp dụng kỹ thuật xâm lấn và rất an toàn. Thông qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ sẽ phát hiện được các tình trạng bất thường như xuất hiện khối u, áp xe, gan bị nhiễm mỡ và đặc biệt là đánh giá chính xác mức độ xơ hoá gan.
Siêu âm đàn hồi mô gan giúp đánh giá chính xác mức độ xơ gan hóa
3.3. Sinh thiết gan
Sinh thiết gan chỉ được áp dụng đối với những trường hợp nhất định khi được bác sĩ yêu cầu. Bởi vì, phương pháp chẩn đoán này sẽ tiến hành phân tích mức độ xơ hoá dựa trên mẫu mô được lấy từ gan. Chính vì vậy, người bệnh rất dễ gặp phải một số biến chứng gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh đó, mức độ chính xác của kết quả sinh thiết gan còn chịu ảnh hưởng bởi kích thước, vị trí của mẫu mô và kỹ thuật viên thực hiện. Lưu ý, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể tiến hành sinh thiết gan. Người bệnh cần đến những bệnh viện uy tín để thực hiện phương pháp chẩn đoán này.
4. Cách điều trị tình trạng xơ gan hóa
Thông qua kết quả chẩn đoán tình trạng xơ gan hóa, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, khi gan bị tổn thương thì khả năng điều trị để hồi phục hoàn toàn là điều rất khó mà chỉ có thể ngăn chặn và hạn chế các biến chứng xấu có thể xảy ra.
Để điều trị khỏi hoàn toàn xơ gan hóa, chỉ có duy nhất một cách là phẫu thuật thay gan mới. Tuy nhiên, phương pháp này rất khó để thực hiện. Bởi vì, tìm được gan tương thích với người bệnh không phải là điều đơn giản. Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật ghép gan khá cao.
Phẫu thuật ghép gan là một phương pháp điều trị rất khó để áp dụng
Sử dụng thuốc điều trị là phương pháp đang được áp dụng phổ biến nhằm tăng sức đề kháng, hỗ trợ và bảo vệ chức năng của gan. Một số loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định đối với bệnh nhân bị xơ gan hóa, đó là:
-
Thuốc uống có tác dụng hỗ trợ cải thiện tế bào gan và hormon glucocorticoid: Vitamin C, B12, Legalon, Cyanidanol,…
-
Thuốc được sử dụng qua đường tiêm: Plasma đậm đặc, dung dịch Albumin 20%, Moriamin và Alverin,… Trong trường hợp người bệnh bị xuất huyết nhiều, cần phải tiến hành truyền máu ngay.
Lưu ý rằng, tất cả những loại thuốc điều trị xơ hoá gan trên cần phải sử dụng theo đúng chỉ định của bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như nghỉ ngơi của mình sao cho phù hợp. Việc bổ sung thêm các loại thức ăn nhiều đạm, chất xơ, vitamin, Beta-carotene và Omega-3,… vào bữa ăn hàng ngày có vai trò rất quan trọng đối với việc hỗ trợ chức năng gan.
Hy vọng với những kiến thức trong bài viết trên, các bạn đã biết được chẩn đoán tình trạng xơ gan hóa bằng những phương pháp nào. Để được kiểm tra và xác định chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân, bạn có thể đến khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Mặt khác, trong trường hợp cần hỗ trợ thêm về thông tin bệnh lý, hãy liên hệ ngay qua Hotline của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được tư vấn một cách tận tâm và nhanh chóng nhất có thể.