Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của bệnh xơ gan gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe khi chức năng gan suy giảm. Người bệnh không thể điều trị xơ gan mất bù hoàn toàn, tuy nhiên điều trị tích cực vẫn có thể hạn chế được tổn thương, duy trì sức khỏe, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài thời gian sống.
13/10/2021 | Xơ gan có mấy giai đoạn? Xơ gan F4 còn chữa được không? 19/07/2021 | Phát hiện bệnh sớm nhờ ghi nhớ dấu hiệu các giai đoạn của xơ gan 06/07/2021 | Giải đáp băn khoăn: viêm gan B có gây ra xơ gan
1. Xơ gan mất bù là gì?
Xơ gan mất bù là bệnh xơ gan ở giai đoạn cuối, khi lượng tế bào và mô gan đã bị xơ hóa nhiều hơn phần mô bình thường khiến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng. Xơ gan mất bù thường phát hiện ở những bệnh nhân xơ gan đi khám muộn hoặc điều trị xơ gan giai đoạn đầu không tốt.
Xơ gan mất bù là giai đoạn cuối của xơ gan
Do đã gây giảm chức năng gan nên các triệu chứng của xơ gan mất bù rõ ràng và nghiêm trọng hơn giai đoạn đầu của bệnh, cụ thể như:
-
Xuất huyết tiêu hoá: gặp ở 40% bệnh nhân xơ gan mất bù.
-
Cổ trướng: Khi dịch tích tụ khiến phần bụng của bệnh nhân phình to ra, các mạch máu nổi rõ dưới da bụng gây đau đớn, mệt mỏi, nặng nề cho người bệnh.
-
Vàng mắt vàng da: Do sự tích tụ tăng quá mức của Bilirubin trong máu khiến da và mắt của bệnh nhân chuyển sang màu vàng nghệ thấy rõ.
-
Triệu chứng toàn thân do chức năng gan suy giảm: Thiếu máu, tiêu chảy, cơ thể gầy sút, xanh xao, sốt về chiều, buồn nôn, phù nề chân tay,…
Xơ gan mất bù gây triệu chứng bệnh rõ ràng và nghiêm trọng
Điều trị xơ gan mất bù là một quá trình lâu dài và khó khăn, chức năng gan và các triệu chứng bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể giảm nhẹ để kéo dài sự sống mà thôi.
2. Bác sĩ trả lời: điều trị xơ gan mất bù như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị kết hợp với chăm sóc cho bệnh nhân xơ gan mất bù, nguyên tắc là:
-
Dự phòng tiến triển của bệnh: ung thư hóa, nâng độ xơ gan.
-
Kết hợp hồi phục chức năng gan.
-
Dự phòng biến chứng xơ gan: xuất huyết tiêu hóa, tiền hôn mê gan, nhiễm trùng dịch cổ trướng.
Với các nguyên tắc trên, phương pháp điều trị xơ gan mất bù bao gồm:
2.1. Điều trị nguyên nhân
Xử trí loại bỏ nguyên nhân là điều đầu tiên cần thực hiện để giảm tiến triển và ngăn ngừa biến chứng của xơ gan mất bù. Cần chẩn đoán tìm ra nguyên nhân và khắc phục như sau:
-
Xơ gan do rượu bia và thuốc lá: Cần kiêng rượu bia và các chất kích thích, gây hại cho gan hoàn toàn trong quá trình điều trị xơ gan mất bù đến sau này.
-
Xơ gan do suy dinh dưỡng: Điều chỉnh chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học, đủ chất, đặc biệt là đủ chất đạm trong các bữa ăn hàng ngày.
Xơ gan do virus cần điều trị ức chế virus phát triển
2.2. Điều trị xơ gan mất bù bằng thuốc
Các loại thuốc điều trị xơ gan mất bù bao gồm:
-
Thuốc chống rối loạn đông máu: dùng Vitamin K trong 3 ngày, truyền huyết tương nếu có nguy cơ chảy máu.
-
Thuốc tăng đào thải mật: Ursolvan, Cholestyramine.
-
Truyền dung dịch acid amin phân nhanh.
-
Albumin human: truyền albumin human nếu albumin trong máu giảm nhỏ hơn 25 g/l hoặc có phù, tràn dịch các màng.
-
Tiêm hoặc uống Vitamin nhóm B.
-
Sử dụng thuốc lợi tiểu nếu bị phù hoặc cổ trướng.
-
Với bệnh nhân xơ gan mất bù bị cổ trướng, cần điều trị bằng: theo dõi điện giải đồ, giảm muối và giảm nước uống, theo dõi nước tiểu và cân nặng kết hợp với dùng thuốc lợi tiểu.
-
Thuốc dự phòng xuất huyết tiêu hóa nếu có giãn tĩnh mạch dạ dày hoặc thực quản.
2.3. Điều trị hỗ trợ
Bệnh nhân bị xơ gan mất bù ngoài điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi, ăn uống cũng rất quan trọng để kiểm soát triệu chứng, phòng ngừa biến chứng, bao gồm:
-
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ ăn chiên xào, rán,… bằng các món ăn luộc, hấp.
-
Hạn chế ăn muối, ăn nhạt.
Chế độ ăn rất quan trọng trong kiểm soát biến chứng xơ gan mất bù
-
Ăn thực phẩm sạch, tránh thực phẩm chứa các chất bảo quản độc hại làm tăng gánh nặng cho gan.
-
Giảm bớt đạm trong khẩu phần ăn, ưu tiên đạm thực vật nếu người bệnh có dấu hiệu bị phù.
-
Hạn chế ăn quá no, nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.
-
Hạn chế chất lỏng và các thực phẩm cung cấp nhiều chất lỏng.
-
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả bổ sung chất xơ, vitamin cho cơ thể.
-
Kiêng rượu bia, thuốc lá và các thực phẩm chứa chất có hại cho gan.
-
Không thức khuya, tăng thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc quá sức.
-
Tập thể dục nhẹ nhàng.
Tùy từng trường hợp bệnh mà bệnh nhân xơ gan mất bù điều trị sẽ cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh và thay đổi điều trị nếu cần thiết. Khi điều trị tích cực và hiệu quả, xơ gan vào giai đoạn ổn định thì sức khỏe của người bệnh cũng tốt hơn, cần duy trì điều trị và tái khám 3 - 6 tháng/lần.
3. Bệnh nhân xơ gan mất bù sống được bao lâu?
Điều trị xơ gan mất bù là một quá trình khó khăn và cũng không thể điều trị khỏi bệnh triệt để mà chỉ có thể giảm triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Nếu không điều trị tốt, biến chứng của xơ gan mất bù có thể gây nguy hiểm cho tính mạng người bệnh.
Tùy vào thời điểm phát hiện bệnh và điều trị mà bệnh nhân xơ gan mất bù có thể sống được từ 1 - 3 năm hoặc lâu hơn. Có khoảng 50% bệnh nhân xơ gan mất bù do phát hiện muộn mà thời gian sống kéo dài không quá 1 năm. Ngoài ra, hiệu quả điều trị và tính mạng người bệnh còn phụ thuộc vào khả năng đáp ứng điều trị, tình trạng sức khỏe chung.
Ghép gan là phương pháp đem lại nhiều hi vọng cho bệnh nhân xơ gan mất bù
Ghép gan là phương pháp điều trị xơ gan mất bù mang đến nhiều hi vọng cho người bệnh song nguồn nội tạng ở nước ta còn hạn chế, cơ hội được ghép gan là không cao. Nếu phẫu thuật ghép gan thành công, có đến 70% bệnh nhân kéo dài thời gian sống trên 5 năm.
Như vậy, điều trị xơ gan mất bù theo phương pháp nào cần dựa trên mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị. Ghép gan là phương pháp điều trị đem lại hy vọng sống tốt nhất cho người bệnh song đây là phương pháp khó, tốn kém do khó nhận được nguồn gan hiến tặng.
Để được tư vấn trực tiếp về điều trị xơ gan mất bù, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.