Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ - những điều cha mẹ nên biết | Medlatec

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ - những điều cha mẹ nên biết

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của trẻ mà còn có nguy cơ dẫn đến tử vong nếu bị mất nước nặng không được cấp cứu kịp thời. Vì thế cha mẹ nên biết nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh lý này để phát hiện từ sớm, có biện pháp can thiệp hiệu quả để tránh những mối nguy hại cho trẻ.


24/10/2021 | Khi trẻ tiêu chảy nên làm gì để bệnh sớm khỏi?
23/10/2021 | Tiêu chảy rota là gì? Phương pháp điều trị bệnh như thế nào?

1. Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là gì, nguyên nhân do đâu

1.1. Thế nào là tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

Tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ là thuật ngữ được dùng để nói về tình trạng trẻ bị tiêu chảy có nguyên nhân xuất phát từ các tác nhân gây hại như vi khuẩn, vi nấm, virus khiến cho đường tiêu hóa của trẻ bị rối loạn hoạt động và đẩy phân ra ngoài với nhiều nước hơn.

1.2. Nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn là gì

Đa phần các trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn là do:

- Nguyên nhân từ trẻ

Hệ miễn dịch của trẻ còn chưa hoàn thiện và kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang cho trẻ giảm dần theo sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, mắc một số bệnh lý truyền nhiễm như thủy đậu, quai bị, sởi,... hay suy dinh dưỡng cũng làm cho hệ miễn dịch của trẻ suy giảm và tăng nguy cơ bị tiêu chảy. 

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thường xuyên bị đau bụng, mệt mỏi

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn thường xuyên bị đau bụng, mệt mỏi

Thêm một điều không thể bỏ qua nữa là nhu cầu khám phá xung quanh của trẻ ngày càng nhiều, do đó nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh gây tiêu chảy ở trẻ cũng tăng lên.

- Nguyên nhân từ môi trường sống

+ Trẻ bị nhiễm khuẩn từ nước uống, đồ chơi, thức ăn, dụng cụ chế biến thực phẩm hoặc tay người chế biến thực phẩm bị nhiễm bệnh.

+ Khâu xử lý chất thải nhiễm bệnh ở người lớn thực hiện không đúng cách.

+ Gần nơi trẻ sống có ổ dịch hoặc trẻ có đến nơi có ổ dịch.

Nhìn chung, các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ chủ yếu là do các loại vi khuẩn E.Coli, tả, trực khuẩn lỵ, Rotavirus,... xâm nhập vào đường tiêu hóa và sản xuất ra độc tố gây rối loạn điện giải và hấp thụ nước tại ruột non, làm nước xuống nhiều ở đại tràng mà không thể hấp thu trở lại.

2. Nhận biết dấu hiệu cho thấy trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn

Như đã nói đến ở trên, tác nhân gây ra tiêu chảy nhiễm khuẩn của trẻ có rất nhiều. Đây cũng chính là lý do khiến cho triệu chứng lâm sàng ở từng trẻ có sự khác nhau. Căn cứ trên nguyên nhân khởi phát bệnh thì có thể nhận biết trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn trong từng trường hợp cụ thể như sau:

- Tiêu chảy do tả: trẻ đi ngoài rất nhiều nhưng là đi ngoài ra nước có màu đục giống như nước vo gạo, kèm theo nôn nhưng không sốt, không đau bụng và không mót rặn.

- Tiêu chảy do lỵ: trẻ đi ngoài ra nước kèm theo máu và chất nhầy trong phân, tần suất đi ngoài trong ngày rất nhiều, kèm sốt cao, bụng đau thành từng cơn, mót rặn,...

- Tiêu chảy do độc tố tụ cầu: trẻ buồn nôn và nôn, đi ngoài có nhiều nước nhưng không bị sốt.

- Tiêu chảy do E.coli: trẻ đi ngoài phân lỏng nhưng không kèm theo máu và nhầy, bệnh có khả năng tự khỏi.

3. Tính chất nguy hiểm và hướng xử trí tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ

3.1. Tính chất nguy hiểm

Đối với trẻ nhỏ, tiêu chảy nhiễm khuẩn là một bệnh lý không thể chủ quan bởi nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của trẻ. Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ mắc bệnh không được điều trị kịp thời chủ yếu gồm:

Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn cần được thăm khám bác sĩ sớm để kịp thời ngăn chặn biến chứng

Trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn cần được thăm khám bác sĩ sớm để kịp thời ngăn chặn biến chứng

- Bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

- Hậu tiêu chảy xảy ra tình trạng suy dinh dưỡng.

- Bị chảy máu đường ruột nên ảnh hưởng đến chức năng thận.

- Nhiễm trùng huyết.

- Viêm tai giữa.

- Não bộ bị tổn thương.

3.2. Hướng xử trí

Muốn trẻ không phải đứng trước biến chứng nguy hiểm nêu trên, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu tiêu chảy nhiễm khuẩn, cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, làm những kiểm tra cần thiết để chẩn đoán đúng bệnh. Sau khi đã có kết luận về tình trạng của trẻ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả cho trẻ. 

Trong quá trình điều trị cho trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, cha mẹ cần ghi nhớ nguyên tắc:

- Bù nước và điện giải 

Trẻ bị tiêu chảy rất dễ bị mất nước và điện giải, thậm chí còn có nguy cơ tử vong. Vì thế cha mẹ cần bù nước cho trẻ bằng dung dịch điện giải đường uống. Gói điện giải Oresol cần phải được pha theo lượng nước quy định ở hướng dẫn sử dụng để tránh gây nguy hiểm cho trẻ. 

Trường hợp trẻ chưa có dấu hiệu mất nước nặng và dưới 2 tuổi nên uống 50 - 100ml/lần, trẻ từ 2 tuổi trở lên nên uống 100 - 200ml/lần. Khi trẻ bắt đầu có dấu hiệu bị mất nước nặng và việc bù nước bằng đường uống là không thể thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được bù nước bằng đường tĩnh mạch.

- Dùng kháng sinh

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn chỉ được dùng kháng sinh khi có sự chẩn đoán và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Kháng sinh chỉ được dùng trong trường hợp tiêu chảy có lẫn máu trong phân, trẻ bị mất nước nặng hoặc nhiễm ký sinh trùng. Cha mẹ không được tự ý mua và sử dụng thuốc vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy cần được bù nước và điện giải theo liều lượng quy định

Trẻ bị tiêu chảy cần được bù nước và điện giải theo liều lượng quy định

- Thuốc hỗ trợ điều trị

Trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn sẽ bị đau bụng thường xuyên, nhiều trường hợp còn sốt, mệt mỏi, chán ăn,... Vì thế, bên cạnh việc dùng thuốc kháng sinh (do bác sĩ chỉ định), một số thuốc giảm đau đường tiêu hóa thì trẻ còn cần được bổ sung kẽm theo một liều lượng phù hợp. 

Bổ sung kẽm cho trẻ khi bị tiêu chảy sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, sự tăng trưởng và giảm đi ngoài. Tuy nhiên, cha mẹ nên nhớ không vượt quá liều lượng 10mg/ngày với những trẻ dưới 6 tháng tuổi và không quá 20mg/ngày với trẻ trên 6 tháng tuổi, chỉ nên bổ sung trong khoảng 10 - 14 ngày.

- Dùng men vi sinh

Việc dùng thuốc kháng sinh khi bị tiêu chảy rất dễ khiến cho hệ vi sinh đường ruột của trẻ bị mất cân bằng vì trong quá trình tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc có thể tấn công cả lợi khuẩn. Do đó, trong giai đoạn này nếu cha mẹ bổ sung thêm men vi sinh thì hệ vi sinh đường ruột của trẻ cũng sớm cân bằng trở lại hơn.

Một lần nữa chúng tôi xin nhắc lại rằng, bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn của trẻ là một tình trạng khẩn cấp cần được chú ý đặc biệt. Vì thế cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà cần cho trẻ thăm khám bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả tốt nhất, ngăn chặn được những biến chứng xấu cho sức khỏe của trẻ.

Bất kỳ khi nào cần tới sự hỗ trợ y tế đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn, cha mẹ đừng ngần ngại gọi cho tổng đài 1900 56 56 56. Tại đây cha mẹ sẽ được các bác sĩ và chuyên gia y tế của của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đưa ra những hướng dẫn chính xác, nhanh chóng và hiệu quả để giúp trẻ vượt qua bệnh lý này một cách an toàn.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Quá trình tiêu hóa ở ruột non và cấu tạo cơ quan này

Quá trình tiêu hóa ở ruột non diễn ra rất trình tự, bài bản và đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh tồn, phát triển của cơ thể con người. Có thể nói ruột non và các bộ phận khác trong hệ tiêu hóa được thiết kế rất tỉ mỉ và cơ quan nào cũng có nhiệm vụ của riêng mình. Vậy bạn biết gì về ruột non? Hãy để MEDLATEC đồng hành cùng bạn trong chuyến “tham quan nhà máy tiêu hóa” của cơ thể chúng ta trong bài viết dưới đây nhé!
Ngày 16/06/2023

Bỏ túi ngay các loại thuốc chống co thắt dạ dày hiệu quả

Thuốc chống co thắt dạ dày thường được chỉ định trong những trường hợp bị co thắt dạ dày. Loại thuốc này có hiệu quả điều trị cao, ít mang lại tác dụng phụ và để cải thiện được triệu chứng co thắt dạ dày hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày 16/06/2023

Đặc điểm - chức năng và cấu tạo dạ dày con người

Dạ dày còn được gọi là bao tử có vai trò vô cùng quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của con người. Đây là bộ phận phình to nhất của ống tiêu hóa có cấu tạo đặc biệt với 2 nhiệm vụ chính bao gồm nghiền nát thức ăn, chuyển hóa thức ăn bằng cách tiết ra enzyme tiêu hóa trong dịch vị. Để giúp bạn hình dung rõ hơn về các đặc điểm cấu tạo, chức năng của dạ dày, MEDLATEC sẽ giới thiệu sơ lược về cơ quan này trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023

Hậu môn bình thường có cấu tạo như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng hậu môn bình thường sẽ có cấu tạo như thế nào chưa? Đây cũng là một trong những cơ quan quan trọng trong hệ tiêu hóa của con người, nó đảm nhiệm chức năng đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Vậy để tìm hiểu thêm về cơ quan này, MEDLATEC sẽ cung cấp cho bạn những thông tin trong bài viết sau.
Ngày 16/06/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp